Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa ra uống nước trong khi ăn lại không quá tồi tệ như chúng ta vẫn tưởng

Thứ ba, 19:00 24/04/2018 | Sống khỏe

Một số người thậm chí còn nghĩ rằng uống nước trong khi ăn sẽ đẩy thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi dạ dày! Vậy uống nước có thực sự gây hại cho chúng ta như thế không?

Trên các chương trình truyền hình về thực phẩm sức khỏe, họ thường nói rằng không nên ăn và uống cùng một lúc. Một số chuyên gia y tế giải thích rằng nước làm loãng axit dạ dày. Những người khác nghĩ rằng ăn uống như vậy làm cho chúng ta béo lên. Và một số người thậm chí còn nghĩ rằng nước đẩy thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi dạ dày! Vậy uống nước trong khi ăn có thực sự gây hại cho chúng ta như thế không?

Trang Brightside đã thống kê vấn đề này như sau:

Điều gì xảy ra với thức ăn và nước trong dạ dày?


Trung bình, dạ dày cần 4 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi biến nó thành chất lỏng, hoặc dịch sữa (trong dạ dày) trong khi chỉ cần 10-15 phút để đẩy nước ra ngoài.

Trung bình, dạ dày cần 4 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi biến nó thành chất lỏng, hoặc dịch sữa (trong dạ dày) trong khi chỉ cần 10-15 phút để đẩy nước ra ngoài.

Quá trình tiêu hóa bắt đầu chính xác là từ khi chúng ta nghĩ về bữa ăn của mình, khi đó, nước bọt được tạo ra trong miệng. Khi chúng ta nhai thức ăn, nó được trộn với nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa. Sau đó, thức ăn mềm ra và đi vào dạ dày của chúng ta, tại đây nó được trộn với axit dạ dày. Trung bình, dạ dày cần 4 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi biến nó thành chất lỏng, hoặc dịch sữa (trong dạ dày). Dịch sữa đi sâu hơn vào ruột và cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước không ở lâu trong dạ dày. Dạ dày chỉ mất khoảng 10 phút để di chuyển 295ml nước ra ngoài. Nếu bạn uống trong khi ăn, nước không hình thành các "hồ" trong dạ dày của bạn. Nó đi qua thức ăn (đã được nhai nát) rất nhanh, giữ ẩm và rời khỏi dạ dày một cách nhanh chóng.

Nước không làm giảm axit dạ dày


Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày nhưng nó trở lại bình thường rất nhanh.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày nhưng nó trở lại bình thường rất nhanh.

Cơ thể của chúng ta là một hệ thống phức tạp nhưng lại được điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày "cảm thấy" không thể tiêu hóa một cái gì đó, nó tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của chất lỏng bên trong. Ngay cả khi bạn uống nửa lít nước, nó sẽ không ảnh hưởng đến mức độ axit trong dạ dày. Không những thế, thức ăn cũng có nước nên khi ăn, dù không uống nước thì vẫn có nước trong dạ dày. Ví dụ, trung bình, một quả cam bao gồm 86% nước.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày nhưng nó trở lại bình thường rất nhanh.

Chất lỏng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa

Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng chất lỏng đẩy thức ăn rắn vào ruột trước khi nó được tiêu hóa hoàn toàn. Các nhà khoa học cho rằng chất lỏng rời khỏi cơ thể nhanh hơn thức ăn rắn nhưng nó không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa.

Vì vậy, chúng ta có thể uống trong khi ăn?

Nếu bạn uống trong khi ăn thì cũng không gây hại gì nhiều. Ngược lại, nước giúp làm mềm thức ăn rắn. Nhưng nói như thế không có nghĩa là bạn nên uống trong khi ăn. Trong quá trình ăn, nước bọt có chứa các enzyme cần thiết đã được tiết ra đủ để xử lý và nuốt thức ăn, vậy nên uống nước trong khi ăn là không cần thiết.


Không uống nước khi ăn sẽ làm chậm quá trình ăn uống và mọi người ăn ít hơn và điều này là tốt nếu như bạn đang có kế hoạch ăn uống giảm cân.

Không uống nước khi ăn sẽ làm chậm quá trình ăn uống và mọi người ăn ít hơn và điều này là tốt nếu như bạn đang có kế hoạch ăn uống giảm cân.

Cũng có một số lợi thế nhất định của việc không uống nước trong khi ăn. Theo kết quả của một nghiên cứu đăng trên trang Sciencedaily, không uống nước khi ăn sẽ làm chậm quá trình ăn uống. Kết quả là, mọi người ăn ít hơn và điều này là tốt nếu như bạn đang có kế hoạch ăn uống giảm cân.

Nếu bạn quen uống trà với thức ăn thay vì nước, thì cũng chẳng có gì sai cả. Nghiên cứu của bệnh viện Foothills, Đại học Calgary, Alta, cho thấy rằng không có sự khác biệt về mức axit trong dạ dày sau khi uống trà hoặc nước.

Nhiệt độ của nước bạn uống không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Dạ dày có thể làm nóng hoặc làm nguội thức ăn đến mức cần thiết. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên bạn nên uống nước ấm để tốt hơn cho sức khỏe.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top