Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi con cái là... 'thời tiết xấu' của hôn nhân

Thứ tư, 14:00 05/04/2023 | Nuôi dạy con

Rất nhiều lần, trong những cuộc trò chuyện của tôi về hôn nhân, việc bất đồng trong cách giáo dục con cái khiến cuộc hôn nhân đó xấu đi, thậm chí đi đến ly dị. Lý do đưa ra là: 'Có một người bố (hoặc mẹ) như thế, con tôi sẽ hỏng mất. Tôi ly dị là để bảo vệ con cái của mình'.

Mệt vì phải vào vai mẹ ác

Rất nhiều phụ nữ nói với tôi về việc họ phải vào vai mẹ ác chỉ vì họ có một ông chồng vô tâm, vô lo, vô nghĩ, thậm chí vô cảm với con cái. "Nào ai muốn làm mẹ ác kia chứ? Nhưng con cái đang tuổi lớn, quá nhiều bẫy rình rập ngoài kia. Bố lại chả lo lắng gì, mặc kệ việc nuôi dạy con cho vợ nên mẹ phải vào vai mẹ ác".

Nhiều phụ nữ ghen tỵ với những người mẹ thảnh thơi vì có chồng thay họ vào vai bố dữ, bố nghiêm. Con cái không nghe lời chỉ cần lôi bố ra hù là con cái răm rắp. Nên ngược lại, khi vợ phải vào vai mẹ ác, đa phần đều lỗi vì lấy phải ông chồng không ra gì.

Tôi đồng ý! Chẳng mẹ nào muốn thành mẹ ác cả. Nhưng khi tôi nghe những ông bố tâm sự thì nó lại là một nỗi niềm rất khác.

Nhiều ông bố nói với tôi rằng: "Bọn trẻ nhà em khổ lắm. Mẹ nó lúc nào cũng gào thét chúng nó. Nào là học hành tại sao điểm kém? Nào là suốt ngày dán mắt vào điện thoại. Nào là không phụ giúp đỡ đần cho mẹ… Nhiều khi em cũng thấy vợ em vô lý quá. Nói ra lần nào hai vợ chồng cũng cãi nhau. Em chán chả buồn nói nữa thì lại bảo em thờ ơ, bỏ mặc con cái. Đến khổ!".

Tôi biết chứ! Mẹ nào mà chẳng yêu con. Càng yêu nên càng hay kỳ vọng. Chẳng phải thế sao khi viên kim cương (là con) phải lấp lánh và vừa vặn với chiếc nhẫn (là cha mẹ). Nên nhiều mẹ ra sức chà xát, đẽo gọt. Càng yêu con thì càng kỳ vọng vào con. Kỳ vọng khi không đạt được sẽ thành thất vọng.

Khi con cái là... "thời tiết xấu" của hôn nhân - Ảnh 1.

Nhà văn Hoàng Anh Tú

Và đương nhiên đến lúc đó lại là điệp khúc: Nuôi dạy con nên người cần cả hai vợ chồng. Đổ lỗi cho chồng không cùng mình nuôi dạy con nhưng lại không chấp nhận được những quan điểm giáo dục khác mình của chồng. Cái vòng luẩn quẩn đó khiến hôn nhân rơi vào trạng thái "thời tiết xấu" rất nhanh.

Bất đồng trong cách giáo dục con cái khiến nhiều cặp vợ chồng "cơm không lành canh không ngọt". Từ bất đồng thành bất động, ôm hết về mình, không cần chồng nữa, thành bất bình nên cãi nhau liên miên trong việc dạy con.

Bi kịch mẹ ác là vậy, biến "thời tiết" của hôn nhân xấu đi mỗi ngày. Biến người vợ tinh tươm hôm cưới thành người mẹ nhăn nhó hôm nay. "Con mèo bé nhỏ của anh" hôm nào thành "con sư tử dữ dằn" của cả bố lẫn con hôm nay.

Anh ta là cha đứa trẻ dù vẫn là một đứa trẻ

Hôm trước, một người mẹ rất bức xúc nói với tôi: "Em không chịu nổi nữa rồi! Chồng em không giúp em dạy con học thì thôi lại suốt ngày chơi game với con. Một đứa trẻ thôi đã đủ mệt, giờ em đang phải trông coi 2 đứa trẻ. Con em có bố chơi game cùng nên giờ nó chả chịu học hành luôn.

Em nói rát cổ họng rồi mà anh ta vẫn cãi rằng phải cho con trải nghiệm, phải cho con giải trí. Điểm số của con ngày một thụt lùi và mắt đã có triệu chứng vì chơi game. Suốt ngày 2 bố con ôm máy hò hét chơi game với nhau khiến em tức điên lên".

Hôm đó là trong khuôn khổ một cuộc trò chuyện làm sao để cải thiện điểm số, giúp con tập trung và chủ động trong việc học hành. Nên tôi không tiện nói về việc cải thiện hôn nhân, giúp vợ chồng hạnh phúc. Nhưng tình huống, câu chuyện như người mẹ ấy, tôi quả thực gặp rất nhiều rồi.

Nhiều người vợ nói với tôi về ông chồng trẻ con của họ. Trong khi vợ thì lo lắng chuyện con cái chơi game, bỏ bê học hành thì chồng lại tiếp tay với con, thậm chí mua máy tính cấu hình mạnh hơn để chơi game mượt hơn. Con thì đương nhiên "Bố là nhất" mà bất tuân lệnh của mẹ.

Người phụ nữ ấy đối diện với nỗi lo con cái lại chồng thêm nỗi bức xúc vì chồng trẻ con, ham chơi. Đau lòng khi con nói: "Bố là nhất! Yêu bố nhất nhà" trong khi mình dốc lòng dứt ruột thế kia mà?

Nhiều phụ nữ tôi biết còn đau khổ hơn nữa mỗi khi cơ quan trao thưởng cho con cái của cán bộ, công nhân viên đạt thành tích tốt trong học tập mỗi dịp 1/6. Nhiều phụ nữ bảo họ thấy xấu hổ khi cơ quan đòi bằng khen học sinh giỏi.

Thậm chí số tiền thưởng cho học sinh giỏi cao hơn rất nhiều học sinh tiên tiến và nếu con không có thành tích gì thì lại xấu hổ vô cùng. Hay những lần ngồi "buôn" chuyện giữa phụ nữ với nhau, nghe chị này khoe con IELTS 7.0, tự hào vì con đã tự lập thế nào, người lớn ra sao thì lại lo sốt vó con mình.

Mai sau nó có thành công hay không, người ta đều chỉ trích người mẹ. Mẹ tốt là con phải giỏi giang, thành đạt. "Con hư tại mẹ" đấy thôi. Có ai nói con hư tại bố đâu?

Chị em ạ, chồng có thể giống như là đứa trẻ nhưng anh ta vẫn là cha đứa trẻ. Việc giáo dục con vốn không phải mình bạn một tay che trời được đâu. Đứa trẻ vẫn học từ bố và học từ mẹ.

Thế nên, một người bố nghiện hút, bạo lực, tội phạm thì đương nhiên là sẽ làm hỏng con mình. Còn khi anh ta vẫn là một ông bố tốt với con, vẫn dành nhiều thời gian cho con thì hãy ghi nhận và khuyến khích điều đó.

Mỗi người đều có một cách giáo dục con nhưng đừng chỉ thấy cách của mình tốt hơn cách của chồng. Như câu chuyện người mẹ có chồng con mê game, tôi đã nói với cô ấy rằng: Game của bố hấp dẫn thì game của mẹ càng phải hấp dẫn hơn.

Thay vì loại bỏ đối thủ, sao không bắt tay cùng đối thủ để cùng win-win. Con mê game thì mẹ cũng có thể tạo game, rủ chồng tạo game cùng mình, hỗ trợ mình cách hiểu thứ con thích. Kiểu bố là gián điệp giúp mẹ hiểu con hơn qua game con thích. Là giáo dục của bố và giáo dục của mẹ hỗ trợ cho nhau thành giáo dục con tốt hơn, đa nhiệm hơn, nhiều năng lượng hơn.

Đừng gạt phăng đi người bố. "Dụng nhân như dụng mộc" mà, nhớ không, cong, thẳng, ngắn, dài, giòn, mềm, dai tùy tay thợ khéo. Chồng trẻ con thì dễ đi vào lòng con hơn, dễ uốn con theo mình hơn. Sợ nhất là chồng trẻ con nhưng không thích chơi với trẻ con thôi.

Đôi khi, tương tác trong việc giáo dục con cũng lại thành "hâm nóng" hôn nhân, giúp vợ hiểu chồng, giúp chồng yêu vợ hơn đấy.

Cùng nhau hạnh phúc

Tôi vẫn nói với các cha mẹ về việc chúng ta, các bậc làm cha làm mẹ đều sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình chỉ để con cái được hạnh phúc. Nhưng như thế vẫn chưa đúng đâu các mẹ ạ! Hạnh phúc phải được tạo dựng từ cả hai phía. Ta làm sao hạnh phúc nổi nếu con không hạnh phúc. Và ngược lại, con sẽ không hạnh phúc đâu nếu cha mẹ chúng không hạnh phúc.

Thế nên cách đúng phải là cùng nhau hạnh phúc. Là cha mẹ phải hạnh phúc trước đã. Và sau đó, hãy giúp con tạo ra hạnh phúc cho cả cha mẹ. Là con góp phần vào hạnh phúc của cha mẹ, của cuộc hôn nhân này. Là trao quyền tạo ra hạnh phúc cho con. Là hai vợ chồng nắm lấy tay nhau để đón nhận hạnh phúc từ con. Hầu hết mọi đứa trẻ hạnh phúc là bởi chúng thấy cha mẹ yêu thương nhau thế nào mà.

Những bất đồng trong giáo dục con cái sẽ dần dần được hóa giải khi chúng ta ngồi lại bên nhau, tôn trọng nhau và lắng nghe nhau nhiều hơn. Là "chồng ơi, cảm ơn anh đã cùng em tạo ra một đứa trẻ hạnh phúc".

Là "con ạ, cảm ơn con đã là niềm hạnh phúc của bố mẹ". Là "cả nhà mình hãy cùng nhau hạnh phúc được không? Bằng những giải pháp thế này, mọi người cùng góp vào nhé". Là mẹ sẽ làm thế này. Là bố sẽ phụ trách thứ kia. Là con sẽ tham gia làm cái nọ. Chúng ta là một gia đình mà, đúng không?

Cách quên đi nỗi đau chia tay bạn trai phản bội kì lạ của một cô gáiCách quên đi nỗi đau chia tay bạn trai phản bội kì lạ của một cô gái

GĐXH - "Khi trái tim bạn trở nên mạnh mẽ, bạn có thể tự cứu mình ngay cả khi bị thương", cô nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

Bi kịch cuộc đời của cậu bé Hạ Triều Dũng bắt nguồn từ sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người bố và mẹ kế.

Chỉ vì muốn con trai sống tự lập, biết phấn đấu trong cuộc sống, người cha giàu đã làm một điều khó tin

Chỉ vì muốn con trai sống tự lập, biết phấn đấu trong cuộc sống, người cha giàu đã làm một điều khó tin

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Người con trai 24 tuổi cho biết đã bị người cha triệu phú của mình nói dối về gia cảnh suốt 20 năm.

Muốn biết con lớn lên thành công hay không hãy xem trẻ bắt đầu làm việc nhà từ tuổi nào?

Muốn biết con lớn lên thành công hay không hãy xem trẻ bắt đầu làm việc nhà từ tuổi nào?

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tuổi được làm việc nhà là một yếu tố rất quan trọng để dự đoán thành công của một đứa trẻ khi trưởng thành.

Đừng quên nói với con gái 14 điều quan trọng này trước khi chúng trưởng thành

Đừng quên nói với con gái 14 điều quan trọng này trước khi chúng trưởng thành

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Sự quan tâm, định hướng từ bố mẹ có vai trò to lớn, đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của các con, đặc biệt là với các bé gái.

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói

Con trai Thanh Thúy - Đức Thịnh 5 tuổi chưa nói được, nam đạo diễn vỡ òa khi lần đầu tiên được gọi 'Ba' và cách cha mẹ can thiệp khi con chậm nói

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Trong một chương trình truyền hình, đạo diễn Đức Thịnh đã có những chia sẻ về tình trạng chậm nói của con trai út của mình, mặc dù con lớn lên hoạt động nhanh nhẹn, khôi ngô.

Trẻ IQ cao có 6 biểu hiện 'bất thường' khiến cha mẹ đau đầu

Trẻ IQ cao có 6 biểu hiện 'bất thường' khiến cha mẹ đau đầu

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Chỉ số IQ do di truyền chỉ chiếm 40% trong tổng số chỉ số IQ, 60% còn lại là kết quả của sự trau dồi mỗi ngày. Do đó, muốn nâng cao chỉ số IQ của con mình, cha mẹ cần phải bỏ công bỏ sức.

Làm bảo mẫu cho con người giàu, hưởng ké đặc quyền có 1-0-2, lương tới 30 triệu đồng/giờ: Tôi ngẫm ra giá trị họ thực sự quan tâm

Làm bảo mẫu cho con người giàu, hưởng ké đặc quyền có 1-0-2, lương tới 30 triệu đồng/giờ: Tôi ngẫm ra giá trị họ thực sự quan tâm

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

Với mức lương "không tầm thường", được nhận thưởng thường xuyên cùng nhiều phúc lợi hấp dẫn khác, nghề gia sư dạy kèm con nhà giàu đang trở thành công việc mơ ước của nhiều người.

Trẻ lớn lên dễ bị hãm công danh, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách từ nhỏ

Trẻ lớn lên dễ bị hãm công danh, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách từ nhỏ

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

GĐXH - Cách nuôi dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tiền bạc của con dẫn đến những hành vi gây cản trở thành công của con trong tương lai.

Nghiên cứu hành vi 200 trẻ em, chuyên gia phát hiện 4 dấu hiệu của trẻ EQ cao, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng

Nghiên cứu hành vi 200 trẻ em, chuyên gia phát hiện 4 dấu hiệu của trẻ EQ cao, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

EQ hay trí tuệ cảm xúc là một trong những khía cạnh quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tư duy. Khi trẻ có EQ cao sẽ tăng khả năng kết nối các mối quan hệ xung quanh và tốt cho tương lai sau này.

Xin vào công ty của con trai làm việc, tôi phạm lỗi, bị phạt tiền và khiển trách trước 200 nhân viên: Đang tính nghỉ việc thì phải 'quay xe' vì câu nói của vợ

Xin vào công ty của con trai làm việc, tôi phạm lỗi, bị phạt tiền và khiển trách trước 200 nhân viên: Đang tính nghỉ việc thì phải 'quay xe' vì câu nói của vợ

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Ông cụ 62 tuổi ấm ức khi bị con trai phạt vì làm việc không tốt. Quyết định sau đó của ông gây bất ngờ.

Top