“Không chồng mà chửa thì cũng không ai chê trách…”
GiadinhNet - Đó là chia sẻ của một cựu thanh niên xung phong, một người đàn bà chưa bao giờ biết đến hai chữ “tình ái” trong cuộc đời mình.
Ngày 8/3, ngày của "một nửa thế giới", chúng tôi tìm đến con con hẻm 358/25/3 Bùi Xương Trạch (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), PV Báo Gia đình & Xã hội có cuộc trò chuyện với bà Đặng Thị Thu - người đàn bà của thế hệ “thanh phong” trong kháng chiến chống Mỹ.
Trong căn nhà nhỏ, người đàn bà 66 tuổi với làn da nâu sạm, gầy guộc và đôi mắt lõm sâu như in khắc bao nỗi khổ, mệt nhọc…
Đời thiếu nữ chôn vùi cùng bom đạn
Sinh năm 1950 ở Hải Phú (Hải Hậu, Nam Định), đến năm 18 tuổi thì bà tham gia thanh niên xung phong. Đó là năm 1968, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
Thời đó, nhiều người cũng như bà, những cô gái chưa đầy đôi mươi, chưa hề biết đến tình yêu thế nào thì đã cùng đơn vị đi phá đá, mở đường.
Bà Đặng Thi Thu. Ảnh: N.Thuyết
Bà Thu kể: “Hồi ấy đi thanh phong (gọi tắt của “Thanh niên xung phong) chủ yếu toàn đàn bà, con gái thôi. Thế mà chúng tôi mang trọng trách đi phá đá, mở đường hết các tỉnh miền núi phía Bắc. Như đoàn tôi thì hết Lạng Sơn, bắc Thái rồi sang Vĩnh Phú… Chiến tranh tuy ác liệt nhưng cũng vui vì các chị em rất thân thiết, yêu thương nhau”.
Nhưng, khi nói về kỷ niệm không thể nào quên trong những năm tháng “thanh phong”, những gì vẫn còn lại trong ký ức bà đến nay không gì khác ngoài hình ảnh về bom đạn, là xác thịt đồng đội không vẹn toàn, là máu và nước mắt…
“Chúng tôi tuy không phải trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng vẫn hằng ngày phải đối mặt với bom đạn và sự sống có thể bị cướp bất cứ lúc nào. Nhiều lần, trước mặt tôi là cánh tay, bàn chân… rỉ máu của đồng đội bị đứt lìa, vương lại trên cành cây, bụi rậm…", bà nói.
Liệu bà có sợ? Không hề, bởi “điều đó đã quá quen rồi”. Đến năm 1972, đoàn của bà được phân công sang làm công nhân quốc phòng mở đường giúp nước bạn Lào. Những cái tên như Sầm Nưa, Pắc – Xế, Phong – Sa – Lì… đều in dấu chân của đoàn thiếu nữ tuổi đôi mươi..
“Quá lứa, lỡ thì” mới bắt đầu làm mẹ
Năm 1990, bà và đồng đội trong đoàn được nghỉ hưu. Hầu hết, họ trở lại với đời thường trong sự cô đơn khi tuổi đã không còn trẻ mà vẫn chưa có mảnh tình nào “vắt vai”, không một người đàn ông để nương tựa. Mỗi người được cấp mỗi người một căn nhà cấp 4 nhỏ (14m2).
Con hẻm nơi bà Thu sống cùng gia đình con trai. Ảnh: N.Thuyết.
Số phận đã may mắn cho bà một đứa con do chính mình mang nặng, đẻ đau. 40 tuổi – không ai ngờ được rằng bà lại còn có thể kiên cường để bắt đầu sinh nở... Mọi người đều ngỡ ngàng khi biết tin. Nhưng đó cũng là tủi hổ và đau đớn vì đứa con này là do bà tự nguyện, chấp nhận “không chồng mà chửa”.
Gần đến ngày sinh, bà vẫn vật lộn với công việc làm thuê ở công trường xây dựng. "May sao là con cũng khỏe, mình làm việc nặng nhưng nó vẫn bình an ra đời” – bà bảo. Cậu con trai trào đời trong niềm vui khôn siết được mang họ mẹ: Đặng Trung Đông.
Thiên hạ dèm pha về một người làm mẹ nhưng lại không hề có người đàn ông để được gọi là “chồng”, còn đứa con – dù biết rõ nhưng lại không thể gọi người đó một tiếng “cha”.
Vì nhà quá nghèo nên Đông chỉ học xong cấp 2 thì phải nghỉ học để đi làm thuê đỡ đần mẹ. Đến năm 2012, bà đau đớn tột cùng khi đứa con duy nhất, chỗ dựa duy nhất của cuộc đời mình bỗng đổ bệnh lao phổi nặng. Gần một năm trời lo chạy chữa cho con, “hai mẹ con chỉ còn da bọc xương” như bà mô tả.
May mắn là bệnh tình của con trai cũng thuyên giảm và hiện tại thì anh đã có một gia đình nhỏ. Hiện tại, cả gia đình cùng quây quần trong căn phòng nhỏ chỉ khoảng 20m2 với đồng lương hưu ít ỏi của bà và tiền lương bảo vệ của anh Đông, cuộc sống cũng chỉ tạm ổn.
Vậy mà cuộc đời còn cho bà một người con nữa là anh Trần Châu Thanh, ở tận Quảng Nam – lúc còn là sinh viên đã ủng hộ cho bà một khoản tiền chữa bệnh cho Đông vào năm 2012.
“Con vô tình biết được hoàn cảnh của bác, con không có nhiều tiền, con là sinh viên, nhưng con thật sự muốn giúp đỡ những người như bác, đấy là tiền ăn sáng của con thôi…”, Trần Châu Thanh nói với bà.
Những cuộc điện thoại xưng “mẹ - con” một cách tự nhiên giữa hai người xa lạ, rồi họ được gặp nhau và thế là bà có thêm một người con trai.
Từ đó, mỗi dịp năm mới hay các ngày 8/3, 20/10, bà lại nhận được thêm những lời chúc, hỏi thăm chân thành từ người con ở nơi xa này.
Và người phụ nữ “không chồng mà chửa” này bảo rằng: “Tuy không chồng mà chửa nhưng sẽ không ai có quyền để chê trách chúng tôi cả…”
N. Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội

Mẹ ốm nặng, gọi điện nhưng không con nào nhấc máy, đến khi các con gọi lại, chỉ nói được một câu khiến mẹ đau trào nước mắt
Gia đình - 6 giờ trướcTôi biết mình không còn nhiều thời gian nữa nhưng tôi không trách các con.

11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Vô tình mắc những lỗi giao tiếp này sẽ khiến chỉ số EQ của bạn giảm nghiêm trọng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 11 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ
Gia đình - 12 giờ trướcỞ tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu
Gia đình - 14 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 1 ngày trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy conGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.