Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV: Đại biểu bức xúc chuyện điều chỉnh quy hoạch kiểu “tư lợi”
GiadinhNet - Việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại đã được hình thành, làm thay đổi bộ mặt đô thị, từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, góp phần bảo đảm an ninh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị vẫn còn tồn tại hạn chế...

Việc quy hoạch đô thị hiện nay đang còn nhiều bất cập. Ảnh: Lê Bảo
Bất cập từ việc phá vỡ quy hoạch
Ngày 27/5, Quốc hội dành cả ngày làm việc để nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 và thảo luận tại hội trường về nội dung này.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) nêu quan điểm: “Chính phủ cần rà soát lại các dự án không tuân thủ quy chuẩn xây dựng Việt Nam về bố trí đất cho giáo dục, y tế, bãi đỗ xe, cây xanh nội bộ, các dự án không tuân thủ giấy phép quy định về phòng cháy, chữa cháy, không tuân thủ hợp đồng đã ký kết với người dân mua nhà, đất, căn hộ để yêu cầu chủ đầu tư có phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân. Đây là vấn đề rất búc xúc”.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh: “Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc điều chỉnh của bộ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết còn tùy tiện, đã phá vỡ quy hoạch ban đầu. Đúng là trong quá trình triển khai quy hoạch vẫn cần phải điều chỉnh, nhưng nhiều quy hoạch điều chỉnh theo hướng tư lợi hay tư duy chủ quan hoặc theo đề xuất của chủ đầu tư. Điều chỉnh bộ quy hoạch chi tiết tuy có điều chỉnh nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư nhưng việc điều chỉnh trong nhiều trường hợp còn chưa tương xứng, dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong nhiều trường hợp điều chỉnh dẫn đến gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng mà đoàn giám sát đã chỉ ra”.
Đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) cũng chỉ rõ việc cả nước có 1.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 đến 6 lần. Quy hoạch được điều chỉnh luôn có xu hướng tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư, giảm tối đa các diện tích công cộng và lợi ích của người sử dụng như tăng số tầng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng rồi giảm diện tích cây xanh đồng thời các khu tái định cư cho dân lại có chỉ tiêu hạ tầng, các tiện ích, chất lượng công trình là thấp nhất. Đây là điều đáng suy nghĩ và đã gây tổn thất về kinh tế, bức xúc cho xã hội và người dân, thậm chí không thể khắc phục được như tình trạng ngày càng kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mưa ngập, quá tải điện nước, hệ thống thải... ngày càng tăng.
Nhiều ý kiến xác đáng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại phiên thảo luận sáng 27/5.
Trước những bất cập trên, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) đưa ra nguyên nhân là do chưa có hệ thống thiết chế đánh giá độc lập để theo dõi quá trình triển khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch. Ông Giang nói: “Tôi đề nghị, quy hoạch sử dụng đất được sử dụng phải là kịch bản cho kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sao cho phản ánh được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất phải phân tích được chi phí, lợi ích về xã hội và môi trường, sử dụng nguồn lực đất đai trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quá trình lập kế hoạch chi tiết của bộ quy hoạch chi tiết phải được công khai từ khâu đề xuất lấy ý kiến chuyên gia, người dân và doanh nghiệp. Việc điều chỉnh quy hoạch nên giao cho cấp trên của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thực hiện”.
Đồng quan điểm, đại biểu Chu Lê Chinh (đoàn Lai Châu) nêu những bất cập như, công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán về thực hiện chính sách pháp luật về đất đai nói chung, đất đai tại đô thị nói riêng chưa được tăng cường, quan tâm đúng mức, xử lý vi phạm đất đai của cá nhân, tổ chức còn chậm, chưa nghiêm túc, thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng liên quan đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân còn chậm, phiền hà, nhũng nhiễu gây tiêu cực bức xúc cho nhân dân và doanh nghiệp. Năng lực, trình độ, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực đất đai chưa được đề cao.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ như cơ quan tài nguyên, môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, ban quản lý dự án, cơ quan chức năng quy hoạch xây dựng đô thị chưa có cơ chế giám sát của người dân về chính sách pháp luật về quản lý quy hoạch và sử dụng đất đai. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thương mại, đất ở với giá rất thấp, đặc biệt là đất nông nghiệp nằm trong khu đô thị. Có nhiều trường hợp chính quyền đứng ra thu hồi đất của người dân với mục đích làm công trình công cộng. Song, sau một thời gian điều chỉnh quy hoạch thành đất thương mại, dịch vụ... tạo điều kiện đầu cơ đất đai cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, gây bất bình, bức xúc, đơn thư khiếu kiện đông người, mất ổn định tình hình trong nhân dân và xã hội.
Tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, sau đó sẽ có chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý đất đai. Liên quan đến hiệu quả sử dụng đất đô thị, sẽ giải quyết 4 vấn đề gồm: Chất lượng và tính minh bạch của quy hoạch đô thị; Nâng cao tiêu chuẩn quy chuẩn, định mức kỹ thuật các công trình đô thị; Kiểm soát hiệu quả lập và thực hiện dự án phát triển đô thị; Tăng cường hiệu lực hiệu quả về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng phát triển đô thị.
Lê Bảo

Đánh dã man 2 học sinh TP.HCM, 3 thanh niên bị bắt khi đang trốn tại Lâm Đồng
Pháp luật - 4 phút trướcĐội CSGT đường bộ số 2 cùng Công an xã Liên Hương (Lâm Đồng) truy bắt được 3 thanh niên đánh dã man 2 học sinh tại TP.HCM khi đang lẫn trốn ở nhà nghỉ trên địa bàn.

Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Những cây cầu vượt sông mới xây dựng xong và đang thi công kết nối 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình nay là tỉnh Ninh Bình, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo
Đời sống - 2 giờ trướcSau một năm cải tạo, hồ Hoàng Cầu "lột xác" thành không gian xanh hiện đại giữa lòng Hà Nội, với sân khấu nổi và cảnh quan mới dự kiến hoàn thiện vào tháng 8/2025.

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Qua kiểm tra nồng độ cồn và test nhanh chất ma túy, lực lượng chức năng phát hiện tài xế Đ. dương tính với chất ma túy tổng hợp.

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Nhằm phát triển du lịch trên địa bàn, Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn theo hợp đồng không phải đấu giá quyền sử dụng đất, không cần lựa chọn nhà đầu tư hay yêu cầu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất như các dự án đầu tư dài hạn.

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'
Đời sống - 3 giờ trước“Nước sông như muốn nhấn chìm tất cả. Nếu không kịp thời giải cứu, các cháu sẽ bị cuốn trôi”, anh Trần Văn Nghĩa (Gia Lai) kể lại phút giải cứu 2 cháu bé khỏi dòng nước chảy xiết.

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bán nước trên vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình (TP Hà Nội) có hành vi xua đuổi thô bạo một cô gái đang đứng chờ xe, thậm chí đá vào hành lý của người này, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh.

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn
Pháp luật - 4 giờ trướcSự việc xảy ra sáng 5/7, tại Quốc lộ 6 – đoạn qua khu vực đèo Đá Trắng (giáp ranh giữa xã Mường Bi và xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ hướng đi Sơn La).

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sốngHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.