Hà Nội: Vùng lõi, vùng ven đang ngày càng ngột ngạt
GiadinhNet - Bảy năm sau khi Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt, người ta dễ dàng phát hiện ra những hệ lụy của quá trình đô thị hóa: Chung cư cao tầng ồ ạt mọc, thiếu không gian công cộng, thiếu không gian xanh... Hà Nội không chỉ quá tải tại các quận nội đô mà vùng ven vành đai 3 cũng bắt đầu trở nên chật chội, ngột ngạt.

Từng là khu đô thị được công nhận là kiểu mẫu, nơi đáng sống, nhưng hiện nay Linh Đàm đã “vỡ trận” quy hoạch. Ảnh: Anh Tuấn
“Vỡ trận” quy hoạch
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch chung, một Hà Nội mở rộng về mọi mặt được mong chờ và hy vọng sẽ mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho Hà Nội. Sau quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết cũng đã từng bước được triển khai.
Bảy năm sau khi Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt, hình ảnh dễ nhận thấy là Hà Nội bị bủa vây bởi sự tắc nghẽn giao thông vào các khung giờ cao điểm. Phố xá trở nên chật hẹp, thậm chí cả những con đường khi mới khánh thành được kỳ vọng sẽ mang đến sự bề thế cho Hà Nội hiện đại như tuyến đường Lê Văn Lương với mặt cắt 40m, 6 làn xe, vỉa hè rộng 10m, tốc độ xe thiết kế 80km/h cũng luôn trong tình trạng kẹt cứng. Hàng nghìn ô tô thường xuyên không có chỗ đỗ đã và đang là vấn đề khiến người dân bức xúc, mệt mỏi.
Tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chỉ ra một loạt bất cập trong quản lý quy hoạch và trật tự đô thị tại các thành phố lớn. Ông cũng dẫn ví dụ về khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) xảy ra tình trạng quy hoạch bị “phá nát”.
“Hơn 10 năm trước khi vẽ nên khu đô thị Linh Đàm, những người làm quy hoạch đã rất tự hào vì xây dựng được một bán đảo đẹp, đáng sống. Nhưng chỉ một vài năm gần đây, quy hoạch khu vực bị buông lỏng, trong phạm vi chỉ có 3 ha đất mà có tới 12 tòa nhà cao tầng mọc lên, phá nát khu bán đảo…”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Cụ thể, theo quy hoạch, tổ hợp HH được xây dựng 12 tòa nhà nhỏ trên khu đất phía Tây Nam bán đảo Linh Đàm để làm khu văn phòng, khách sạn và nhà ở cao cấp. Chiều cao các tòa nhà khoảng 25-35 tầng tạo điểm nhấn. Mật độ xây dựng tại đây chỉ khoảng 20-30%.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khu đất HH bị phá vỡ quy hoạch ban đầu và biến thành tổ hợp chung cư HH Linh Đàm với khoảng 8.000 căn hộ. Công trình do Công ty tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư với 4 tổ hợp nhà cao từ 35 đến 41 tầng (khoảng 20 căn hộ/tầng) trên khu đất khoảng 3 ha. Mỗi tổ hợp lại gồm 3 đơn nguyên nhà A, B, C. Tổng cộng khu HH có tới 12 tòa nhà chung cư cao tầng, mật độ xây dựng trên 50%.
Còn ở dọc 2 bên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, một tuyến đường dài khoảng 2,1 km có tới hơn 40 dự án chung cư, nhà cao từ 25-35 tầng được cấp phép xây dựng. 2 bên tuyến đường này có thể điểm tên hàng loạt tòa cao ốc đã và đang xây dựng như Tòa tháp The Light Tower, Chung cư Bắc Hà, Tây Hà, dự án Usilk City 13 tòa chung cư cao 25-50 tầng, chung cư Hanoi Landmark 51 tầng, Tổ hợp chung cư Roman Plaza 800 căn hộ…
Nhận định về quy hoạch của Hà Nội, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng: “Quy hoạch của Hà Nội đang có rất nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm là việc điều chỉnh quy hoạch, hạ tầng không đáp ứng được cho số lượng dân cư tại đó. Quy hoạch đang phát triển theo chiều hướng vì lợi ích tư nhân và nhà đầu tư nhiều hơn là cho lợi ích chung, trong đó có việc xây dựng các chung cư quá lớn, quá cao tầng, làm tăng số lượng dân cư quá lớn so với hạ tầng”.
Không gian phố cổ đang bị phá vỡ

Những công trình vượt tầng phá vỡ không gian phố cổ.
Khi người dân Thủ đô đã quá ngột ngạt bởi sự xô bồ, đông đúc từ những chung cư cao tầng, họ thường tìm đến phố cổ để thăm thú những dấu vết còn lại của một Hà Nội xưa. Thế nhưng, trong nhiều khu phố cổ, hình ảnh mà họ bắt gặp là những công trình xây dựng “vươn” cao, khiến không gian cổ kính, trầm mặc bị phá vỡ, thậm chí nó còn vi phạm các quy định về xây dựng của thành phố.
Theo quan sát của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại công trình số 13, 46 phố Hàng Khoai và số 53, 89 Hàng Chiếu thuộc địa bàn phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) các công trình này xây dựng từ 5 đến 6 tầng. Còn tại công trình số 43 và 67 Hàng Thiếc thuộc phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) cũng xây dựng từ 6 tầng đến 7 tầng. Tiếp đến phố Gia Ngư, tại công trình số 42, chủ đầu tư đã cho xây dựng lên tới 7 tầng. Cũng nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, tại phường Hàng Bông, công trình ở số 5 ngõ Hội Vũ có quy mô cao tới 6 tầng. Tương tự, tại tuyến phố Đào Duy Từ thuộc phường Hàng Buồm, các công trình số 52 và 60 đã được chủ đầu tư đã xây dựng lên tới 7 – 8, tầng. Tại công trình số 1 Ngõ Gạch, chủ đầu tư xây dựng lên tới 7 tầng, vv...

Một công trình cao chọc trời tại ngõ Hội Vũ thuộc phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm.
Điều đáng nói là theo Quyết định 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/ 2013 của TP Hà Nội ban hành Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội thì các công trình xây dựng trong khu phố cổ không được xây quá 3 tầng (với lớp mặt ngoài) và 4 tầng (với lớp trong). Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà cho tới nay, những công trình xây vượt quy định vẫn chưa được xử lý triệt để. Sự xuất hiện của các công trình sai phạm này khiến cho diện mạo khu phố cổ Hà Nội ngày càng lộn xộn, đồng thời báo động việc quần thể di sản đô thị có giá trị lịch sử - văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại trong tương lai gần.
Trước những nghi ngại của dư luận về năng lực quản lý, trách nhiệm của lực lượng Thanh tra xây dựng cũng như chính quyền địa phương khi để tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tràn lan mà không có biện pháp xử lý dứt điểm, cuối tháng 4/2018, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Công văn số 553 về chỉ đạo xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận. Theo đó, UBND quận Hoàn Kiếm giao 18 Chủ tịch UBND phường tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động xây dựng trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, đình chỉ tuyệt đối, giám sát chặt chẽ không để tiếp tục phát sinh vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
Giải pháp nào để khắc phục?
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS La Văn Thái (Giám đốc Công ty Luật Tầm Nhìn & Thịnh Vượng) cho biết: “Vấn đề “vỡ trận” quy hoạch ở thủ đô đã hiện rõ, nếu chúng ta không có giải pháp thì ngày càng trầm trọng hơn. Cụ thể, cần xác định tầm nhìn phát triển quy hoạch tương lai và bổ sung các quy định về cấp phép xây dựng chung cư cao tầng.
Cũng theo vị chuyên gia này, có những vấn đề rất nhỏ cần phải làm như quy hoạch lại các căn nhà mặt phố, mặt ngõ tại các thành phố bắt buộc phải lựa chọn là để kinh doanh hay để ở. Nếu để ở thì không được phép sử dụng làm kinh doanh. Còn nếu làm kinh doanh thì phải có chỗ để xe cho khách không lấn vỉa hè.
“Mặt khác, tất cả các tòa nhà xây dựng đều phải có sức chứa số lượng xe ôtô và xe máy gấp 3 lần số dân cư dự kiến sinh sống và làm việc tại tòa nhà đó. Đã đến lúc cần đưa quy định về xây dựng sai phép, vượt tầng vào bộ luật hình sự nhằm làm căn cứ để xử lý nghiêm các chủ đầu tư, chế tài xử phạt này sẽ có tính răn đe hơn việc chỉ xử lý hành chính”, TS Thái kiến nghị.
Nhóm Phóng Viên

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 3 phút trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 6 phút trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 7 phút trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 9 phút trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 29 phút trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.