Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm dân số miền sông nước

GiadinhNet - Bước chân cứ thoăn thoắt, như quên đi cái nắng nóng giữa trưa, rôm rả trò chuyện với các đối tượng, nhanh tay phát tài liệu truyền thông bà Bùi Thị Hằng (CTV DS-KHHGĐ ấp Cái Hàng, Tân Hưng Đông, Cái Nước) tạo cho người đối diện cảm giác thân thiện ngay từ lần gặp đầu tiên…

Gian nan... vận động đình sản
 
 

Bà Bùi Thị Hằng (phải) đang truyền thông cho đối tượng thực hiện KHHGĐ. Ảnh: Kim Há


Mải trò chuyện nên quên hết đường xa. Đi gần cây số, chúng tôi đến được "Xóm đông con''. Chị Đoàn Thị Hoài bế trên tay đứa con  đang đòi bú. Chị từng thề... không bao giờ đẻ nữa!? Thế nhưng vì ngại không dám đặt vòng, dùng thuốc tránh thai thì hôm nhớ hôm quên... nên chị lại "ôm bầu" sinh tiếp đứa con thứ tư. Cuộc sống gia đình lại  càng khó khăn chồng chất.  Hai đứa con lớn bỏ học sớm đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ.

Không còn nhờ chính xác bao nhiêu lần đến đây để truyền thông. Hôm nay, bà Hằng kiên quyết động viên ông chồng khó tính: “Vợ chồng anh sinh con đủ nếp, đủ tẻ rồi, lần này cho vợ đình sản để bảo vệ sức khỏe. Tôi thấy chị ấy yếu lắm,không còn đủ sức đẻ thêm đứa nữa đâu!  Anh thấy trong xóm mình nhiều người đình sản vẫn mạnh khỏe đấy. Thôi, lần này khỏi phải thề thốt gì nữa, chỉ cần cho chị ấy  đi đình sản là được rồi...”.

Theo chân bà Hằng vượt thêm vài công đất, tôi sang nhà  chị Thở. Cả gia đình nép mình ngồi trên chiếc giường gỗ để còn nhường chỗ cho khách. Hỏi về chuyện sinh đẻ, anh Chiến - Chồng chị Thở - bùi ngùi: “Lúc trước mình cứ tưởng sinh con gái là "vô phước" nên cố thúc vợ đẻ cho bằng được thằng cu. Nhưng giờ thì thấy quá vất vả rồi...”.

Chị Thở ấm ức: “Sinh cháu trai cả nhà vui mừng như trúng số độc đắc. Nhưng  rồi bao lo toan ập đến. Chạy đâu ra tiền tổ chức đầy tháng, thôi nôi rình rang để  "nở mặt" với bà con chòm xóm. Rồi chuyện học hành của tụi nhỏ nữa chứ? Một lũ trứng gà trứng vịt, lo ăn đã đủ bạc mặt. Nhưng chẳng lẽ lại để chúng thất học như bố mẹ...”.

Gia đình chỉ có ngót một công đầt trồng lúa không đủ ăn, nuôi tôm cũng chẳng xong. Để cứu đói, hàng ngày chồng thì đi đào đất kiếm được 30.000 - 40.000 đồng còn vợ trông con nhỏ và lo việc nội trợ. Hôm nào không có việc, cả nhà kéo ra sông chài cá, giăng lưới, đặt đó.
 
Căn nhà xiêu vẹo không có tiền sửa lại nên nhiều mùa mưa phải chịu cảnh dột nát. Gia đình anh được xếp vào danh sách hộ cận nghèo của xã, được hưởng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ nhà ở, được cấp mùng, gạo nên tạm thời vượt qua những ngày tháng túng thiếu.

Giờ thì anh Chiến thấm thía rồi. Sinh nhiều con mà để chúng nheo nhóc là có tội. Anh Chiến phấn khởi: “Nhờ thực hiện KHHGĐ mà vợ chồng em bớt khổ. Vợ em đình sản 5 năm rồi vẫn khỏe. Biết vậy, trước kia vợ chồng em đâu dám thất hứa với mấy chị cán bộ dân số”.

Ở ấp Cái Hàng có khá nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề. Vợ chồng anh Đoàn Văn Lức, chị Bùi Thị Út sinh được 3 cháu gái, chúng có thể đỡ đần cha mẹ làm lụng cộng việc nấu ăn, giặt giũ hàng ngày. Vì hoàn cảnh gia đình, em Đoàn Ngọc Thoảng 13 tuổi đã phải bỏ học. Chị Út kể, sinh ba đứa mà chưa đứa con nào của chị được ra trạm xá đàng hoàng mà chỉ cậy một tay bà đỡ Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi,  làm mụ vườn. May mà cả 3 lần đều suôn sẻ.

Vì ham đẻ con trai, chị  Út  quyết định  sinh thêm đứa con thứ tư. Biết chị Út mắc bệnh cao huyết áp và có khả năng bị sản giật nếu tiếp tục mang thai, bà Hằng nhiều lần động viên thực hiện KHHGĐ nhưng cặp vợ chồng này bỏ ngoài tai.
 
Chị Út mang thai tháng thứ 7 thì  cơ thể bỗng dưng phình to, phải vào bệnh viện cấp cứu. Tính mạng người mẹ được cứu nguy nhưng đứa con thì vĩnh viễn không nhìn thấy được những dòng nước mắt muộn màng chứa chan trên gương mặt hốc hác của người mẹ. Sau sự cố đó, anh chồng mới tỉnh ngộ và đồng ý cho vợ đình sản...
 
Khi nam giới chia sẻ tránh nhiệm

Cách trung tâm thành phố Cà Mau gần 20 cây số, vượt qua lớp bụi mù mịt, các ''tài xế'' xe ôm cố gắng luồn lách tránh né những "ổ voi" để đưa đoàn cán bộ dân số tỉnh đến  nhà đối tượng đình sản ở ấp Gành Hào 1 (Hòa Tân, TP Cà Mau).

Căn nhà tường quay mặt ra hướng con sông Phụng Hiệp, trước sân hoa phượng nở rộ màu đỏ thắm. Người đàn ông dáng gầy độ tuổi trung niên đang vác trên vai những bao chứa đầy cát, đá để tráng lại nền nhà. Đó là người mà chúng tôi cần tìm - Anh Trần Thiện Giang.

Tiếp chuyện với chúng tôi trong tâm trạng thoải mái, anh Giang nói: "Vợ chồng mình sinh đủ 2 con  nên dừng lại để có thời gian phát triển kinh tế gia đình. Người chồng nên có tránh nhiệm san sẻ với người vợ trong việc thực hiện KHHGĐ...".

Và anh đã tiên phong đi đình sản để làm gương cho các ông chồng trong ấp. Anh Giang khẳng định:  “Mình tự nguyện đình sản đã gần một năm rồi. Sức khỏe thấy vẫn tốt, lao động nặng vẫn bình thường...''.

Cùng đợt đi  đình sản có anh Lý Văn Tây, người dân tộc Khmer hiện có 4 con, cháu nhỏ nhất mới 2 tuổi. Thấy vợ  gầy còm thường đau yếu,  nên anh quyết tâm đi đình sản. Từ đó không còn sợ vỡ kế hoạch nữa.
 
- Anh Lê Minh Hoàng (CTV  DS -KHHGĐ ấp Gành Hào 1) chia sẻ: Trước đây chẳng ai dám đi đình sản, vì nam giới còn ngộ nhận đình sản là bị "thiến'' sẽ làm thay đổi giọng nói, tính tình giống như thái giám (?)
 
Người dân hiểu chưa đúng, cộng tác viên phải tuyên truyền, giải thích đưa ra bằng chứng cụ thể về người thật, việc thật, có lúc mời bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tư vấn cho đối tượng về tính an toàn, hiệu quả của biện pháp đình sản.

So với các biện pháp tránh thai khác thì vận động đình sản khó hơn rất nhiều, đi lại tốn kém. Vận động đình sản khó khăn trăm bề, nhưng với tài thuyết phục tài khéo léo của anh Hoàng đã vận động được 6 người đình sản, trong đó có 2 nam.
 
Kim Há
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top