Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm dân số trên đảo Trí Nguyên

Thứ sáu, 08:54 03/02/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với gần 200 đảo lớn, nhỏ trên toàn tỉnh, Khánh Hòa luôn ưu tiên nâng cao chất lượng sống cho các cư dân đảo.

Cán bộ y tế phân trạm đảo Trí Nguyên khám bệnh cho người dân. Ảnh: H.H.

Nhờ đó, nhiều xã đảo đã có đường hoặc cầu nối với đất liền, chỉ còn duy nhất xã đảo Cam Bình phải dùng ghe thuyền đi lại.

Gắn bó với biển đảo quê hương

Chiếc ghe ra đảo Trí Nguyên chở toàn người dân làm nghề biển, cùng với đủ thứ mắm, muối, thực phẩm, chai lọ. Khi biết tôi muốn thăm phân trạm y tế, tìm hiểu về công tác dân số trên đảo, bà cụ ngồi cạnh đọc vanh vách tên của bốn cán bộ y tế "đóng quân" ở phân trạm. Đó là các y sĩ, y tá Thư, Hải, Vân, Trang. Hỏi tiền ghe thì bà chủ cười thật tươi: Không lấy tiền ghe của cán bộ ra đảo công tác đâu!!!

Thuyền cập bến, leo qua một con dốc quanh co, chật hẹp, hai bên nhà dân san sát, xuống lưng chừng dốc thì đến phân trạm. Tôi thoáng chút ngỡ ngàng vì trước mặt hiện ra một tòa nhà hai tầng khang trang, sạch sẽ như một bệnh viện nhỏ. Lúc đó đã gần 12 giờ trưa nhưng bốn cán bộ của phân trạm vẫn đang miệt mài làm việc.

Là một trong ba phân trạm trên đảo thuộc Trạm Y tế phường Vĩnh Nguyên, được xây năm 2007, nhưng phân trạm này có tới 15 phòng chức năng được trang bị khá đầy đủ dụng cụ, thuốc men. Trạm sạch bóng, mọi người vào trạm đều để giày dép ở ngoài, qua lối vào có một bàn tiếp đón bệnh nhân, quy củ chẳng kém bệnh viện. Y sĩ nha khoa Hải dẫn tôi đi giới thiệu từng phòng, anh chỉ vào chiếc máy nhổ răng hiện đại vừa mới nhận về: "Ở đảo này có nhiều bà con bị bệnh răng miệng lắm, có cái máy này thì em sẽ có thể chăm sóc răng miệng cho bà con rồi...". Một số phòng chức năng như tai mũi họng, răng hàm mặt đang chờ thiết bị y tế. Nếu được trang bị đầy đủ hơn thì phân trạm này có thể trở thành một bệnh viện dã chiến giữa biển.

Trong số bốn cán bộ của trạm thì anh Thư, chị Vân đã lập gia đình, trở thành công dân đảo thứ thiệt. Hai bạn trẻ hơn chưa lập gia đình phải thường xuyên đi về giữa đất liền và đảo, nhưng họ đã thực sự yêu và đều có ý định gắn bó lâu dài ở đây.

Từ ngày có phân trạm, hơn 3.000 cư dân trên đảo Trí Nguyên của thành phố Nha Trang được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Dân đi biển thường bị cảm cúm và các bệnh đường ruột, các vết thương lao động. Những loại bệnh thông thường này đều được cán bộ y tế phân trạm xử lý tại chỗ. Các bệnh phụ khoa, bệnh về đường tiêu hóa do ăn ở mất vệ sinh đã giảm rõ rệt do ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân ngày càng tốt.

Trước đây, do nhu cầu lao động cộng với tâm lý "sính" con trai, các gia đình trên đảo thường sinh nhiều con. Nay, mỗi gia đình trên đảo thường chỉ sinh hai con, rất hiếm có gia đình sinh ba con. Do truyền thông tốt nên chuyện "ưu tiên" sinh con trai không còn nặng nề như trước.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số
 

Hầu hết các xã đảo, xã ven biển đều có bác sĩ, riêng xã đảo Cam Bình chưa có bác sĩ nhưng tỉnh đã cử một y sĩ của trạm đi học đại học. Trong thời gian chờ bác sĩ, Trung tâm Y tế thành phố Cam Ranh tăng cường một bác sĩ ra đảo Cam Bình làm việc hai, ba ngày mỗi tuần. Định kỳ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cử bác sĩ, cán bộ y tế hỗ trợ nhân viên y tế các đảo tổ chức tiêm chủng mở rộng, vận động tuyên truyền người dân thực hiện sinh đẻ kế hoạch, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúng tôi vào thăm Trạm Y tế phường Vĩnh Nguyên. Đó là một tòa nhà lớn nằm sát biển, được thiết kế hiện đại, có cả lối đi cho xe lăn. Trạm này phủ sóng y tế khu vực ven biển và một số đảo gần bờ với khoảng 20 nghìn dân.

Cán bộ y tế phường cho biết: Ngoài đảo Trí Nguyên, các đảo khác có đông dân như Bích Đầm gần 1.000 dân, Vũng Ngán hơn 500 dân đều có phân trạm y tế và cán bộ y tế định cư trên đảo. Đảo xa nhất mất gần hai giờ đi thuyền mới tới. Hàng tuần có một bác sĩ tuyến huyện tăng cường ra đảo khám bệnh từ một đến hai ngày. Cán bộ y tế đảo Trí Nguyên mỗi tháng được nhận phụ cấp 100.000 đồng, hai đảo còn lại xa hơn mỗi người được phụ cấp 150.000 đồng/tháng. Số tiền quả thật nhỏ nhoi so với trách nhiệm và khối lượng công việc của họ. Phường Vĩnh Nguyên được chia làm 25 tổ dân cư thì có 24 cộng tác viên dân số - y tế phụ trách, ứng trực, sẵn sàng phối hợp đất liền xử lý các vụ việc xảy ra.

Từ năm 2004 đến nay, tỉnh Khánh Hòa liên tục đầu tư mạnh cho ngành y tế, nhất là y tế cơ sở. TS.BS Trương Tấn Minh, Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa mở trang web của sở giới thiệu cho tôi hơn một trăm bức ảnh chụp các trạm, phân trạm y tế từ miền biển đến miền núi. Trạm nào cũng khang trang, trung bình mỗi trạm có 15 phòng chức năng. Trong vòng 7 năm qua tỉnh có 116 trạm y tế xã được xây mới, 26 trạm cũ vẫn sử dụng tốt được cải tạo. Những nơi bố trí được đất, trạm đều có diện tích tối thiểu 700m2, xây hai tầng. Ở đô thị do quỹ đất hạn chế thì xây trạm ba tầng, đầu tư mới nhiều thiết bị, máy móc, phương tiện khám, chữa bệnh. Ông Minh cho biết tỉnh sẽ trang bị máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa, máy xét nghiệm nước tiểu, máy xét nghiệm máu cho một số trạm ở khu vực đông dân cư. Ngoài lương, phụ cấp, mỗi trạm y tế hiện được tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng cho các khoản chi khác. Được chủ động quyết định mục chi số tiền này, nhờ đó mà các trạm đều sạch đẹp, phong quang, nền nếp.

Đến nay, không tính quần đảo Trường Sa đã có quân y đảm nhiệm, thì tỉnh có ba xã đảo là Cam Bình, Ninh Vân và Vạn Thạnh đều có trạm y tế được xây dựng kiên cố, rộng rãi theo mô hình lồng ghép quân y và dân y, được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu, khám chữa bệnh, có thể tổ chức cấp cứu cho ngư dân trên biển, khám chữa bệnh thông thường, thực hiện KHHGĐ, xử lý được các trường hợp cấp cứu như ruột thừa, mổ đẻ...

Những trường hợp cấp cứu xa đất liền, các đảo có thể huy động nhiều phương tiện như thuyền bè của dân, tàu của bộ đội biên phòng, tàu của ủy ban xã đưa nạn nhân vào bờ nhanh chóng. Cùng với sự hỗ trợ của Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển của Tổng cục DS-KHHGĐ, tỉnh đã thành lập thêm các đội y tế lưu động phủ sóng khám chữa bệnh cho tất cả các vùng có dân cư biển. Các cụm dân cư, cụm đảo xa đất liền đã có bộ đội biên phòng phối hợp cán bộ y tế cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh. Nhờ quân dân y kết hợp chặt chẽ nên tất cả bệnh nhân đều được sơ cứu, chăm sóc kịp thời trước khi đưa vào đất liền để tiếp tục điều trị. Tất cả đều nỗ lực vì mục đích nâng cao chất lượng dân số vùng biển đảo thân yêu của tổ quốc!
 
Hà Hồng Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top