Lần lữa ly hôn vì con?
Sau nhiều năm làm tư vấn hôn nhân, tôi nhận thấy nỗi đau lớn nhất của những người ra tòa ly hôn là thương con, vì con sẽ không được sống với cha mẹ.
Tuy thế, họ không nỡ chia tay vì thương đứa con gái bé bỏng bị bệnh hen phế quản. Con bé yêu cả bố lẫn mẹ. Hai người sẵn sàng bỏ nhau không thương tiếc nhưng chỉ nghĩ đến việc phải sống xa con là nước mắt chị đã tuôn trào. Họ lần lữa chuyện chia tay hết năm này sang năm khác. Khi con tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm và xây dựng gia đình riêng thì anh chị đã đứng tuổi nên không ai còn nghĩ đến việc ly hôn nữa. Bây giờ cô con gái đã 31 tuổi, hai người vẫn sống một nhà như hai cái bóng thầm lặng. Có buổi sáng, anh đang tập thể dục, chị cũng ra tập gần đấy, vì nhà chỉ có cái sân hẹp, anh lập tức thôi tập, lẳng lặng đi vào nhà. Chưa kể mỗi người một bếp riêng. Căn nhà ấy chỉ năm thì mười họa cô con gái dẫn cháu ngoại về chơi mới nghe thấy tiếng người nói.

Đúng là đối với con cái, điều bất hạnh lớn nhất là cha mẹ ly hôn. Rất dễ nhận thấy trong hầu hết mọi cuộc đổ vỡ, mỗi bên thường tự an ủi là mình “chiến thắng” ít ra ở một vài khía cạnh nào đó, chỉ có con cái họ thất bại hoàn toàn. Cho nên cha mẹ ly hôn, con cái có thể bị khủng hoảng tâm lý, ảnh hưởng rất lớn đến học hành. Điều tra của ngành an ninh cho thấy, gần 30% tội phạm vị thành niên là con của những gia đình tan vỡ. Phải chăng những bậc cha mẹ vì con mà trì hoãn việc ly hôn cũng có cái lý của họ.
Gia đình anh Thìn chồng là kỹ sư, vợ là giáo viên trung học. Cả hai đã ngoài 40 tuổi, có hai con gái 11 và 15 tuổi. Từ mấy năm nay họ mâu thuẫn căng thẳng đến mức thường xuyên dùng những lời nặng nề phỉ báng nhau. Hai người đã mấy lần ra tòa nhưng trước cảnh khóc lóc của con cái, cộng với lời khuyên giải của tòa, họ lại về cố gắng sống chung trong bầu không khí nặng nề. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn từ khi anh Thìn có nhân tình. Chính vì vợ chồng không ai hỏi han ai lâu rồi nên anh đi sớm về khuya tùy ý, như người độc thân. Có khi anh ngủ qua đêm ở chỗ người tình hoặc đi du lịch mấy ngày liền. Chị Lan, vợ anh thấy chồng như vậy cũng đi học khiêu vũ rồi ra sàn tìm bạn nhảy làm vui. Hai cô con gái thấy bố mẹ lạnh lùng với nhau như vậy, tự bảo nhau học hành, quán xuyến nhà cửa như cố gắng làm cho cha mẹ hài lòng. Tuy thế, trong ngôi nhà ấy lúc nào cũng ẩn giấu những mưu toan. Mỗi người có ý đồ riêng, cử chỉ, nói năng đầy bí hiểm. Nhất là những lúc có khách đến chơi, căn nhà biến thành sân khấu, mỗi người đều là diễn viên. Những câu nói thông thường được hiểu theo hai ba nghĩa, người này tưởng người kia có ý cạnh khóe mình.
Nhiều nhà tâm lý cho rằng, điều đáng sợ nhất đối với mọi cuộc hôn nhân là giai đoạn “tiền ly hôn”. Lúc này, cả hai đều biết cuộc hôn nhân khó có thể cứu vãn nên mỗi người đều có kế hoạch riêng cho tương lai của mình. Có người còn toan tính sao cho đối phương sau khi rời mình ra không thể mở mặt mở mày được. Người viết bài này khi tham gia một dự án nghiên cứu về bạo hành trong gia đình ở ngoại thành Hà Nội, đã chứng kiến tận mắt một người vợ nằm trong bệnh viện vì bị chồng đánh gãy cả xương sườn. Người chồng đó cố tình hành hạ để vợ không thể chịu đựng được nữa, phải chấp nhận ly hôn. Trong khi đó, người vợ vẫn muốn kéo dài cuộc hôn nhân vì cho “con khỏi mất bố” và không đời nào chịu “nộp chồng cho con đĩ”. Nhưng, khi tiếp xúc với những đứa con, ai cũng thấy rõ thà chúng không có người bố nhẫn tâm như thế còn hơn. Mỗi lần anh ta về nhà là ngồi dạng chân ở sa-lông bắt con cởi giày. Con gái mới hơn mười tuổi lóng ngóng bị bố đạp vào mặt ngã ngửa. Nhìn cháu bé ngơ ngác xanh xao, sợ bố như sợ cọp, ai cũng thấy rõ là không có điều gì tốt đẹp cho cháu bé ấy khi có một người cha như vậy.

Hay một gia đình nọ, hai vợ chồng đều là doanh nhân đang không tiếc lời mạt sát nhau thì bất ngờ đứa con trai 16 tuổi gào lên: “Chúng mày ly hôn đi cho ông đỡ khổ!”. Hai vợ chồng tái mặt nhìn nhau không nói được câu nào. Một tờ báo công an còn đưa tin vụ án mạng mà thủ phạm là đứa con trai 17 tuổi giết bố vì bố không những ngang nhiên ngoại tình mà mỗi lần về còn uống rượu và đánh mẹ rất dã man. Trong một lần như vậy, đứa con trai bất ngờ từ phía sau phang một đòn gánh vào đầu bố.
Tất nhiên không ai nghĩ ly hôn là tốt đẹp nhưng nó cũng không xấu hoàn toàn. Có những cuộc hôn nhân có thể gọi là “độc hại”, nó làm suy nhược cả hai người và méo mó nhân cách của những đứa con. Khi con phải sống giữa hai “gọng kìm” thì dù cả bố mẹ cùng thương yêu nhưng không thể tránh khỏi giành giật con về “phe” mình để cô lập hay đánh bại người kia. Thế là vô tình ngay từ thuở ấu thơ, đứa trẻ đã phải học bài học đầu tiên về sự phản bội lại người sinh ra mình.
Bắc Âu là vùng có tỷ lệ ly hôn cao nhất châu Âu và Thụy Điển là nơi có tỷ lệ cao nhất khu vực nhưng có người gọi quốc gia này là “thiên đường của ly hôn”. Không những người ta chia tay nhau một cách êm thấm, nhẹ nhàng mà sau đó cả cha lẫn mẹ vẫn yêu thương và cùng có trách nhiệm nuôi dạy con. Con được người cha hay mẹ không sống cùng đóng góp tiền nuôi dưỡng rất đầy đủ theo luật định, dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Dù có thể cả hai đã lấy người khác nhưng họ vẫn được phép đến thăm con theo lịch và đưa con đi chơi mà không hề bị người kia gây khó dễ. Có khi trong ngày sinh nhật của con, bốn bố mẹ, ông bà đều có mặt, đông vui hơn cả những gia đình không ly hôn.
Phải chăng nếu cha mẹ thực sự thương yêu con khi không còn cách nào khác hơn là ly hôn thì có nên vì con mà lần lữa? Nhiều người tưởng rằng đợi con khôn lớn sẽ hiểu được mình hơn nhưng họ không biết rằng, càng kéo dài thời gian “tiền ly hôn” thì con cái càng khổ, tâm hồn càng ô nhiễm, nhiều khi không thể phát triển bình thường. Tưởng là vì con nhưng lại làm hỏng con và làm hại cả chính mình.
Theo PNO

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 2 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 9 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 13 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 2 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.