Làng hương cổ có mùi thơm kỳ lạ nhất đất Việt
GiadinhNet - Bên chén rượu ngô mềm môi, ông Sủng Chủng Hờ, bản Sảng Tủng, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) hồ hởi khoe về “chiếc cầu nối tâm linh” tinh túy mà người Mông trắng đang gìn giữ: Thứ hương thờ tự thơm ngát trong dịp Tết cổ truyền. Kỳ lạ là loại hương này có mùi thơm không giống bất cứ loại hương nào bán trên thị trường.
Hương không đổ tàn là… xui xẻo!
Theo thầy cúng Ly Sùng, đồ cúng của người Mông trắng tâm niệm thanh sạch như trên, nhưng đặc biệt hơn cả là thứ hương thanh sạch, làm nên nét văn hóa thờ cúng đậm bản sắc riêng.
Bản cổ làm hương Mông từ trên triền núi xa đã thơm ngát. Những ngôi nhà chon von trên sườn núi, nép sau vạt đồi tre, bương ngút ngàn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, thợ làm hương lại miệt mài làm hương bán vụ Tết. Khi chén rượu ngô đã mềm môi, ngọt giọng, ông Hờ kể tiếp, “chiếc cầu nối tâm linh” được bà con Sảng Tủng trân trọng, gìn giữ. Dù chưa phát triển, nhưng hương Mông là nét văn hóa tâm linh rất riêng của người Mông trắng. Nguồn gốc hương thì các già làng, trưởng bản cũng không nhớ được có từ bao giờ, cụ nào làm đầu tiên để truyền từ đời nọ qua đời kia.
Cây hương Mông màu vàng thổ, ngắn, thân to, thoảng thơm mùi lá rừng tự nhiên. Cây hương không làm dáng, màu mè như hương thị trường, mà mộc mạc, chân thiện như bản chất người Mông trắng, dài 30cm, phần hương chỉ khoảng 20cm, đốt khoảng 15 phút là hết.
Thầy cúng Ly Sùng cho hay, ở dưới xuôi hương cháy phải cuốn tàn xoắn ốc mới tốt và họ phải cho hóa chất để que hương thanh mảnh không bị tắt nửa chừng. Nhưng với người Mông trắng, nét riêng thiêng liêng là hương cháy tới đâu hết tới đó, tàn trắng muốt như tuyết, rụng xuống và chỉ được rụng quanh bát hương thì mới ấm áp linh thiêng, chứng tỏ tổ tiên đã chứng nhận tấm lòng con cháu.
Anh Lầu Mí Dia, Phó Bí thư chi bộ thôn Sính Thầu (bản Sủng Tảng) chia sẻ, khác với người dưới xuôi hay lễ mùng Một, Rằm, người Mông thường thắp hương vào các ngày 1, 5, 9 và một số ngày lẻ trong tháng. Tập quán người Mông không thích hương có hóa chất vì họ cho rằng, ông bà người Mông không nhận, nên nhà nào cũng dùng hương Mông. Vì vậy ở Đồng Văn đã có hương thị trường, nhưng chỉ là để bán cho người dân ở TP Hà Giang dùng, chứ người vùng cao Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc... chỉ dùng hương Mông.
Loại nguyên liệu không thể dịch ra tiếng Kinh
Để sản xuất hương Mông cần có những nguyên liệu đặc biệt. Bà con phải vào rừng sâu chọn những cây thông đá, thông đỏ đã chết mục. Chỉ có loại cây này mới cho gỗ mục còn nguyên màu nâu đỏ, mùi thơm ngọt đậm để làm bột hương. Còn cây thông tươi sống thì phải khai thác để cho mục trong rừng mới đem về dùng được. Gỗ mục được phơi khô cho vào cối đá giã thành bột, sàng kỹ để có thứ bột mịn. Công đoạn này ở dưới xuôi có máy nghiền nên đỡ vất vả, nhưng ở đây người dân vẫn giã bằng tay để ra thứ bột mịn, không chuyển màu đúng ý họ.
Chất dẫn cháy trong hương là than củi. Loại than này được chọn từ những cây lá có mùi thơm. Nhưng quan trọng nhất là chất kết dính để bột hương bám vào tăm hương. Thứ lá này có tên trong tiếng Mông, nhưng đồng bào biết dịch sao ra tiếng Kinh nên tạm gọi là lá hương. Lá hương rất kỳ lạ vì bà con thu hái về phơi khô quăn tít song màu lá vẫn tươi xanh, khi xay ra sẽ rất dẻo. Không có nguyên liệu nhựa của lá hương này thì không thể kết dính được bột vào tăm hương.
Sau khi có nguyên liệu, họ trộn loại bột và lá với nhau theo tỷ lệ 1:3 (lá hương làm keo kết dính là chính), bột than củi (hoặc than hoa) dẫn cháy. Nước trộn bột hương với than và chất kết dính phải là nước sạch lấy từ nguồn về thì bột mới bám và không bị chuyển màu. Nếu là nước bẩn thì bột thông đá sẽ bị chuyển màu ngay.
Tăm hương được làm từ cây mai, cây bương. Người Mông bỏ ruột cây, chẻ nhỏ, phơi nắng cho thật khô (không ngâm vì vùng cao thiếu nước), như thế hương sẽ cháy tốt và không bị tắt giữa chừng – điều mà đồng bào Dao rất kiêng kỵ.
Cực nhọc nhất là công việc lăn hương. Bột hương rất xót và bụi, thợ lăn hương làm thủ công nên mặt mũi luôn nhem nhuốc và phải hít thở rất bụi (nếu không đeo khẩu trang). Tăm hương được nhúng vào xô nước sạch, sau đó lăn qua lăn lại (như se hương) trên lớp bột trộn sẵn, rồi nhúng nhanh vào xô nước mang ra tiếp tục lăn, cứ vậy tới khi được cây hương to gần bằng chiếc đũa. Lăn hương xong thì mang phơi trên những phiến đá để nắng gió tự nhiên hong khô, có màu nâu đỏ, giữ nguyên mùi thơm cây lá.
Quy trình làm hương Mông không hề đơn giản, từ công đoạn đi khai thác cây thông đá, chặt lá cây, đốt than, nghiền bột, nhào trộn cho nhuyễn rồi lăn hương, phơi khô, bó gọn đem bán... đều đòi hỏi sự chú tâm kỹ lưỡng và tỉ mỉ mới thành công được.
Ước mơ đưa hương sạch ra thị trường
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, người Sủng Tảng hối hả sản xuất hương thơm đón mùa thu hoạch lớn nhất trong năm. Sớm ra trời mù sương nhưng nhiều người dân đã lục tục xuống núi đi chợ phiên xa hàng chục cây số. Mỗi người địu theo một cái gùi đựng đầy hương, lúc về gùi họ sẽ chứa đồ ăn thức uống, mua sắm... cho cả nhà.
Cứ khoảng 50 nén hương Mông, bà con gom thành một bó. Khi bán, hương được cất cả trong gùi, chỉ gác 1-2 bó lên miệng gùi và đốt một nén báo cho khách biết. Nhiều người dưới xuôi lên du lịch và đi chợ vùng cao đã biết về loại hương thảo mộc tàn trắng đặc biệt của người dân Sủng Tảng nên thường lùng tìm mua.
Ông Sùng Chủng Hờ chia sẻ, người Sủng Tảng một lòng đoàn kết tin theo Đảng, Bác Hồ. Xã còn nhiều hộ nghèo, nhưng bà con đã định canh, định cư, chăm lo phát triển kinh tế nên cái đói, cái nghèo đang dần được đẩy lùi, tình đoàn kết, bản, trong làng càng khăng khít, bền chặt. Hương Mông không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh, nó đang trở thành hương sạch, giúp bà con có thêm thu nhập, làm phong phú nghề thủ công truyền thống trong đời sống văn hóa tâm linh các dân tộc. Hương Mông sẽ góp thêm trọng trách thu hút khách du lịch tới làng nghề vào mùa du lịch Tết đẹp nhất trong năm.
Tạm biệt Sủng Tảng khi bóng chiều vắt trên mái đồi phía trước, trên mênh mang những ô ruộng bậc thang mùa trắng đất... tôi tin rằng rồi người Mông trắng sẽ thực hiện được những ý nguyện phồn thịnh, ấm no của họ.
“Nghề làm hương cổ truyền của bản cổ Sảng Tủng rất cần giữ và phát triển. Năm 2015 huyện Đồng Văn đã cho phép Sủng Tảng thành lập hợp tác xã, với dự định làm hương sạch phát triển ra thị trường, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tâm linh của người Mông trắng trong nền văn hóa tâm linh Việt Nam. Nghề làm hương chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nếu được đầu tư phát triển ở quy mô lớn sẽ thu hút được khách du lịch tới Sủng Tảng”.
Hà Dương/Báo Gia đình & Xã hội
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 41 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.