Lễ thành hôn đặc biệt giữa mùa dịch của cặp đôi Sài Gòn: 24 tiếng chuẩn bị lễ gia tiên online và 'sự cố' nho nhỏ khi bố mẹ chồng đang tham dự đám cưới!
Khách khứa của đám cưới online đó đến từ Huế, Đà Nẵng, Tiền Giang, Hà Nội và ở quận khác ngay tại Sài Gòn. Chỉ ít ỏi khách như thế cũng đủ làm nên đám cưới đặc biệt, ấm áp và đáng nhớ biết bao.
Những ngày dịch bệnh , tất cả các hoạt động đều trở nên khó khăn. Nhiều cặp đôi đã định trước ngày cưới nhưng chẳng tổ chức được theo như những gì mong muốn.
Đám cưới được tổ chức qua Zoom qua lời kể của em gái
Mới đây, chuyện đám cưới của cô dâu Khánh Thi và chú rể Văn Quan đã được chia sẻ rầm rộ. Bài đăng về lễ thành hôn được cô em gái Bảo Khánh của cô dâu đăng tải trên trang cá nhân. Hiện tại, nó đã được lan tỏa trên nhiều page, group mạng xã hội.
“Hai hôm trước (15/7), chị tôi linh cảm cực mạnh về việc cần phải làm lễ cưới đúng ngày (cái này là do tôi kể thôi chứ thật ra thì gia đình có vài kế hoạch cần phải để lễ cưới diễn ra đúng ngày). Thế là gia đình chúng tôi từ khắp năm châu bốn bể tức tốc thực thi kế hoạch nghe có vẻ không hề vội vã này một cách rốp rẻng.
24h chuẩn bị một lễ gia tiên… online nhưng đầy đủ tình yêu thương. Nhà nào có bàn thờ, chuẩn bị bàn thờ. Có niềm vui chuẩn bị niềm vui. Có quà cưới thì cất đó, hẹn gặp trao sau.
Nhà cô dâu, nơi tổ chức lễ cưới đang trong khu vực lockdown, đám cưới trên tầng 10 thì ở sảnh đang giăng dây.
Xôi đậu phộng, chè đậu xanh, gà luộc, chả lụa, bánh chưng, trái cây, hoa trái sinh động. Dì, chú và em, tất bật chuẩn bị trong ngày thứ 6.
Quý hơn vì hoa quả, lá gói bánh, dừa nấu chè phần nhiều được lấy từ vườn, tự tay chú trồng, dì chăm, em hái thay phiên nhau chuẩn bị cho chị hai một buổi lễ gia tiên tươm tất nhất trong mùa dịch khó khăn như vậy.
Anh Văn làm chủ trì hôn lễ, cùng ba mẹ cô dâu, ba mẹ chú rể, chú thím, chú dì, anh chị em, con cháu, già có trẻ có, rộn ràng tiếng cười và cả những giọt nước mắt.
Lễ cưới, giản dị thôi nhưng đầy đủ tình yêu thương của mọi người.
Covid làm nhiều điều bị đình trệ, tuy nhiên, những điều cần diễn ra đúng lúc đúng thời điểm hay không là do chúng ta quyết định”.
Đây là những chia sẻ của cô em gái về đám cưới diễn ra vào ngày 17/7 của chị mình. Và một hôn lễ giữa mùa dịch với tất cả sự cố gắng, yêu thương đó đã nhận về nhiều bình luận khen ngợi của mọi người.
Hôn lễ đầy ắp tình yêu thương
Cô dâu chú rể trong câu chuyện là Khánh Thi và Văn Quan. Cặp đôi sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Họ đã đăng ký kết hôn từ đầu tháng 5. Dự định cử hành hôn lễ chính thức vào ngày 17/7 vừa qua nhưng vì dịch bệnh nên mọi kế hoạch từ trước không thể tiến hành.
“Có nhiều lý do để hai đứa chọn tổ chức luôn. Thứ nhất ba mẹ xem thì đó là ngày tốt. Thứ hai, tụi mình có kế hoạch chuyển nhà vào tháng 8 nữa và thứ 3 là bà nội chồng cũng yếu rồi. Ban đầu hai đứa tính nếu dịch thì dời ngày để hai nhà gặp nhau đông đủ cho vui. Nhưng bà yếu nên bọn mình quyết làm luôn để hai nhà yên tâm”, Khánh Thi kể.
Khi biết kế hoạch tổ chức đám cưới qua Zoom của đôi vợ chồng trẻ, gia đình hai bên vô cùng ủng hộ. Họ chỉ sợ cô dâu chú rể buồn thôi nhưng ngay sau đó, mỗi người một tay giúp họ chuẩn bị lễ thành hôn tươm tất nhất.
Khánh Thi nhớ lại: “Ban đầu bọn mình không hình dung được sẽ làm như thế nào, không có kịch bản cụ thể, không có kinh nghiệm của ai rõ ràng. Bọn mình ngại không dám mời đông bà con vì sợ lên hình bối rối.
Mình đặt áo dài, nhẫn cưới từ lâu nên có sẵn. Lúc quyết định làm đám cưới online mình nghĩ ngợi nhiều chuyện trang trí bàn thờ sao cho ra cái bàn thờ. Hai vợ chồng đặt khăn bàn, nhang, đèn cầy, chữ hỷ nhưng cũng không được giao đủ vì ship khó khăn”.
Thế nhưng từ những gì có sẵn, cặp đôi cũng dựng nên được bàn lễ gia tiền đơn giản nhưng không kém phần long trọng, trang nghiêm.
Về phía người thân và gia đình, họ có 24 tiếng để chuẩn bị đồ. Từ các món ăn, mâm cỗ, đến hoa trang trí… Chú, dì cùng họ hàng đã giúp họ chuẩn bị để bày lên ban thờ một mâm cúng gia tiên tươm tất.
Đúng ngày cưới, cô dâu mặc áo dài, tự makeup, làm tóc tai. Cô dâu lo lắng việc dán mi vì chưa bao giờ làm, sợ xấu nhưng may mắn sao lên hình trông rất ổn.
“Hai vợ chồng mình hồi hộp và hơi lo lắng vì sợ hai họ thấy đơn điệu quá. Nhưng hôn lễ diễn ra ấm áp, vui vẻ lắm. Tụi mình cảm nhận được nhiều yêu thương của gia đình.
Tuy nhiên đám cưới cũng có chút sự cố, ngoài quê chồng mình mạng không được ổn định, vào lúc được lúc không, tội nghiệp ba mẹ là vậy”, Khánh Thi kể tiếp.
Điều tiếc nuối nhất của họ là không có thời gian để lên kịch bản rõ ràng và không mời được hết họ hàng tham gia. Sau khi tổ chức xong xuôi, Thi mới vỡ lẽ ra rằng đông không có gì phải sợ.
Khách khứa của đám cưới online đó đến từ Huế, Đà Nẵng, Tiền Giang, Hà Nội và ở quận khác ngay tại Sài Gòn. Chỉ ít ỏi khách như thế cũng đủ làm nên đám cưới đặc biệt, ấm áp và đáng nhớ biết bao.
Được biết, sau dịch cặp đôi sẽ tổ chức một hôn lễ hoành tráng. Đó là một món quà mà người thân muốn thực hiện để an ủi cô dâu chú rể. Với chính họ, đám cưới qua Zoom giữa mùa dịch đã là kỷ niệm ấm áp, chẳng thể nào quên rồi.
“Có lẽ bọn mình sẽ làm thêm một phần online trong cái tiệc cưới offline sau dịch để họ hàng nước ngoài hay ở xa không đến được có thể chung vui luôn”, Khánh Thi hào hứng nói thêm.
Vậy mới nói, đám cưới đôi khi chẳng cần hoành tráng, miễn là nó tràn ngập sự yêu thương của hai bên gia đình dành cho cô dâu chú rể. Mỗi khoảnh khắc trôi qua sẽ đều ngọt ngào và đáng nhớ vì những điều như thế.
Theo Ca Ca (Nhịp Sống Việt)
Mệt mỏi khi sống chung với chị chồng vừa mới ly hôn
Gia đình - 7 giờ trướcChị chồng tôi vừa ly hôn được 3 tháng và đưa 2 con về sống cùng bố mẹ và vợ chồng tôi. Cuộc sống gia đình tôi cũng từ đây mà nảy sinh nhiều vấn đề mâu thuẫn.
Đại học Harvard: Những người hạnh phúc ở tuổi trưởng thành thường có chung 3 đặc điểm này từ khi còn nhỏ
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcGĐXH - Những đứa trẻ nào có khả năng sống hạnh phúc hơn khi lớn lên? là câu hỏi mà các chuyên gia đến từ Đại học Harvard đã nỗ lực suốt 75 năm để tìm câu trả lời.
Đại học Harvard: 4 thói quen sinh hoạt thường có ở những đứa trẻ IQ cao
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời và bồi dưỡng thêm cho con.
Mẹ già qua đời, 3 con trai nghe đọc di chúc đều chết lặng: không ai được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 14 giờ trướcBiết di chúc mẹ mình để lại, cả 3 đều xấu hổ và không dám quay lại về làng.
Chú rể ở Bình Định có hành động lạ khiến dân tình phải thốt lên 'chưa thấy đám cưới nào như thế'
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một chú rể ở Bình Định với chiếc rạp đám cưới độc nhất vô nhị. Thay vì làm rạp cưới bằng hoa như bao đám cưới khác, chú rể đã thiết kế chiếc rạp cưới bằng rau, củ, quả khiến ai nấy đều bất ngờ.
4 cung hoàng đạo có duyên buôn bán, sờ đến mảng kinh doanh nào là trúng đậm mảng đấy
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này thường gặp được cơ hội làm ăn khá lý tưởng hoặc khách hàng rất dễ tính, nhờ thế mà mọi sự diễn ra vô cùng thuận lợi.
Mẹ già qua đời, 2 anh em về chia tài sản thì phát hiện 175 triệu đồng và một mảnh giấy: Kết quả không ai muốn nhận tiền
Gia đình - 20 giờ trướcAnh em ruột thịt nhưng đứng trước số tài sản mẹ để lại, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng họ phải nhờ đến pháp luật để chia tài sản.
Cô gái Kiên Giang lấy chồng Hàn qua bạn thân mai mối: 15 năm sau dẫn mẹ chồng về quê mình làm 1 việc gây sốt
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCô gái này đã có 15 năm làm dâu Hàn Quốc, làm mẹ 2 con.
Bữa cơm chiều và lời nhắc nhở 'định mệnh' của người hàng xóm khiến bà mẹ truyền thống thay đổi hoàn toàn cách dạy con
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Kỳ vọng duy nhất của bà đối với 3 đứa trẻ là: Mẹ có mệt mỏi đến đâu cũng không sao, miễn là các con có thể học tập chăm chỉ. Nhưng người hàng xóm đã chỉ ra sai lầm trong cách dạy dỗ này của cô.
Cụ ông qua đời, vợ kế thừa hưởng căn nhà 7 tỷ đồng, 3 người con trai đâm đơn kiện: Tòa án khẳng định con ruột trắng tay
Gia đình - 1 ngày trước3 con trai của ông cụ này đinh ninh mình sẽ trở thành chủ nhân của căn nhà cha để lại. Song thực tế mọi chuyện lại chẳng như vậy.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đìnhNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.