Loài động vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng cách đây 70 triệu năm bất ngờ tái xuất ở nơi rất gần Việt Nam
Một loài cá xuất hiện trước cả loài khủng long gần đây đã xuất hiện trở lại gây bất ngờ cho khoa học.
Cá vây tay Indonesia (Tên khoa học: Indonesian Coelacanth hay Latimeria menadoensis) là một trong hai loài cá vây tay còn tồn tại, được xem như "hóa thạch sống" vì có nguồn gốc từ hơn 400 triệu năm trước. Loài cá này từng được cho là đã tuyệt chủng từ cách đây 70 triệu năm. Tuy nhiên, nhờ vào những nỗ lực khảo sát môi trường biển sâu, loài cá này đã bất ngờ tái xuất vào tháng 3/2025 vừa qua, khi một nhóm các nhà khoa học ghi lại hình ảnh của chúng trong khu vực biển ngoài khơi quần đảo Maluku, Indonesia.
Cuộc thám hiểm là sự hợp tác giữa nhiều tổ chức quốc tế và Đại học Udayana ở Bali. Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà sinh vật biển Alexis Chappuis, đã phát hiện cá vây tay ở độ sâu khoảng 145 mét dưới mực nước biển. Đây là lần đầu tiên loài cá này được ghi nhận trong môi trường sống tự nhiên, mở ra cánh cửa mới cho việc nghiên cứu và bảo tồn những sinh vật cổ đại này.
Loài cá vây tay này, vốn được coi là "hóa thạch sống" hay "cá khủng long", đã thu hút sự chú ý của giới khoa học từ những năm 1930. Trước đó, người ta chỉ biết đến loài cá này qua những hóa thạch được khai quật từ kỷ Devon, cách đây hơn 400 triệu năm. Mặc dù đã được ghi nhận là tuyệt chủng từ lâu, nhưng vào năm 1938, một cá thể cá vây tay đã được phát hiện trong một chiếc lưới đánh cá ngoài khơi Nam Phi. Phát hiện này được coi là một trong những khám phá sinh học lớn nhất của thế kỷ 20, đánh dấu sự quay trở lại của loài cá cổ đại này mà trước đó tưởng chừng chỉ có trong sách giáo khoa.

Loài cá vây tay Indonesia
Khám phá mới nhất vào năm 2025 của nhóm nghiên cứu tiếp tục củng cố giả thuyết về sự tồn tại của các loài cá vây tay trong môi trường biển sâu, nơi con người ít can thiệp. Phát hiện này được thực hiện tại khu vực biển Bắc Maluku, Indonesia, nơi được cho là có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhưng vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Mặc dù kết quả này mang tính đột phá, nhưng vị trí chính xác của nơi phát hiện cá vây tay sẽ được giữ bí mật nhằm bảo vệ môi trường sống của loài cá nhạy cảm này.
Blancpain, nhà tài trợ chính cho cuộc thám hiểm, cho biết: "Phát hiện này là một minh chứng rõ ràng cho cam kết của chúng tôi đối với việc bảo vệ và khám phá các đại dương. Chúng tôi rất tự hào khi tiếp tục hỗ trợ những dự án nghiên cứu có ảnh hưởng tích cực đến bảo tồn sinh vật biển."
Sự tái xuất của cá vây tay Indonesia không chỉ mang lại niềm vui cho giới nghiên cứu mà còn là lời nhắc nhở về sự đa dạng sinh học quý giá của đại dương. Dr. Gino Valentino Limmon, một nhà nghiên cứu từ Đại học Pattimura, đồng thời là đối tác trong cuộc thám hiểm nhận định: "Khám phá này nhấn mạnh sự phong phú của sinh học biển Bắc Maluku và thúc giục chúng ta cần phải tiếp tục khám phá và bảo vệ các vùng biển sâu, nơi vẫn còn nhiều loài sinh vật chưa được biết đến."
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, cá vây tay là một loài rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống, vì vậy sẽ có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo rằng loài cá này không bị xâm hại bởi các hoạt động con người. Khi có đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, thông tin về vị trí chính xác của phát hiện sẽ được công bố rộng rãi.
Khám phá lần này không chỉ mang ý nghĩa về mặt sinh học, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về các loài sinh vật sống sót qua hàng triệu năm. Việc phát hiện cá vây tay trong tự nhiên sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về sự tiến hóa của các loài động vật biển và quá trình chuyển tiếp từ động vật biển sang động vật sống trên cạn.
Nguyên An
Theo People

Tại sao phải mở tấm che cửa sổ khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Lý do tiếp viên hàng không luôn yêu cầu hành khách mở tấm che cửa sổ khi máy bay chuẩn bị cất cánh và hạ cánh khiến nhiều người tò mò.

Người phụ nữ nhận được 360 triệu đồng tiền chuyển khoản nhầm nhưng ngân hàng yêu cầu không cần trả lại: Bất ngờ lý do đằng sau
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Bất ngờ nhận được số tiền lớn trong tài khoản, người phụ nữ đến ngân hàng trình báo nhưng được trả lời rằng không cần trả lại.

Lang thang công viên vô tình “vớ” được viên kim cương "siêu to khổng lồ"
Tiêu điểm - 2 ngày trướcĐang đi dạo trong công viên người đàn ông đã va phải vật lạ, tưởng là giấy gói kẹo nhưng nhặt lên mở ra phát hiện một viên kim cương nâu 3,81 carat.

Nghe thấy tiếng kêu dưới cống thoát nước, người dân chạy đến nơi chứng kiến cảnh tượng không ngờ
Tiêu điểm - 3 ngày trướcSự việc xảy ra khiến những người dân địa phương không khỏi hoảng hốt và lập tức gọi cho lực lượng cứu hộ.

Việt Nam phát hiện loài động vật cực kỳ quý hiếm, có một đặc trưng được ví là "họ hàng" của ma cà rồng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcCái tên của loài vật này vừa lạ vừa quen.

Hơn 80% rạn san hô toàn cầu bị tẩy trắng sau thảm họa nghiêm trọng chưa từng có
Tiêu điểm - 5 ngày trướcHiện tượng tẩy trắng san hô quy mô toàn cầu đã ảnh hưởng đến hơn 80% các rạn san hô trên thế giới.

Loại hành tinh huyền thoại lần đầu tiên lộ diện
Tiêu điểm - 5 ngày trướcHành tinh 2M1510b là bằng chứng thực tế đầu tiên về loại thiên thể tưởng chừng chỉ có trong các câu chuyện viễn tưởng.

Đang đi bộ, người dân có phát hiện rùng rợn chưa từng thấy dưới giếng sâu
Tiêu điểm - 6 ngày trướcKhung cảnh bên dưới gây sốc vì trông như cảnh phim kinh dị.

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng 'hang động' lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể 'xâu thành chuỗi' màu xanh lục được đào lên
Tiêu điểm - 6 ngày trướcHang động mà những công nhân Trung Quốc tìm thấy chính là “kho báu” vô cùng quý giá.

Nơi chứa hàng trăm tấn vàng nhưng không ai dám đến lấy, nhắc đến là rùng mình
Tiêu điểm - 1 tuần trướcNằm ở nơi "tận cùng thế giới", mỏ vàng này ẩn chứa những bí mật gì?

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng 'hang động' lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể 'xâu thành chuỗi' màu xanh lục được đào lên
Tiêu điểmHang động mà những công nhân Trung Quốc tìm thấy chính là “kho báu” vô cùng quý giá.