Loài vật quý hiếm đã tuyệt chủng gần 100 năm sắp được 'hồi sinh'?
Các nhà khoa học đã tạo ra bộ gene hổ Tasmania hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay từ một chiếc đầu được bảo quản trong etanol trong hơn 1 thế kỷ. Thành công này mở đường cho việc hồi sinh hổ Tasmania cũng như các loài vật đã tuyệt chủng khác.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Melbourne (Úc) mới đây đã ghép được bộ gene từ một cái đầu của con hổ Tasmanian, hay còn gọi là thylacine, được bảo quản trong etanol trong hơn 100 năm, cung cấp bản thiết kế DNA đầy đủ có khả năng giúp hồi sinh loài vật đã tuyệt chủng này.
Theo trang IFLScience ngày 17/10, nhóm ước tính bộ gene mới ghép có độ chính xác trên 99,9%, khiến nó trở thành "bộ gene cổ xưa hoàn chỉnh và liền mạch nhất của bất kỳ loài nào tính đến nay". Chỉ còn 45 khoảng trống trong bản thiết kế DNA chứa khoảng 3 tỉ thông tin của loài vật đã tuyệt chủng này.
Dù khá thối rữa, mẫu vật chứa những vật liệu mà các nhà khoa học cho rằng không thể tìm thấy, bao gồm các phân tử RNA quan trọng để tái tạo lại bộ gene của thylacine.
So với ADN, ARN kém ổn định hơn nhiều và dễ bị hỏng qua thời gian, nên sự bảo tồn ARN có thể giúp con người hiểu về đặc điểm sinh học của hổ Tasmania theo cách chưa từng nghĩ đến.
Điều này có nghĩa là nhờ lấy được RNA từ chiếc đầu của con thylacine, các nhà nghiên cứu có thể có được thông tin liên quan đến mắt, mũi, lưỡi và các bộ phận khác trên khuôn mặt nó. Từ đó giúp họ xác định được con vật này đã nếm và ngửi những gì, thị lực ra sao và cách não bộ hoạt động.
Cho đến nay, nhiều chuyên gia cho rằng không thể tái tạo lại toàn bộ bộ gene từ các mẫu vật lịch sử. Tuy nhiên, bộ gene mới ghép của con thylacine cho thấy "chúng ta hoàn toàn có thể có được một bộ gene phi thường từ các mẫu vật cũ", ông Andrew Pask, giáo sư về di truyền học và sinh học phát triển tại Đại học Melbourne (Úc), cho biết.
Hổ Tasmania, hay Thylacine (Thylacinus cynocephalus) là loài thú có túi ăn thịt ở Úc với kích thước như chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ. Loài động vật này biến mất cách đây khoảng 2.000 năm ở hầu khắp mọi nơi trên Trái đất, ngoại trừ đảo Tasmania của Australia. Là động vật ăn thịt đầu bảng có túi duy nhất sống ở thời hiện đại, hổ Tasmania đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà nó tồn tại.
Tuy nhiên, những người định cư Châu Âu trên đảo vào những năm 1800 cho rằng hổ Tasmania gây thiệt hại cho gia súc và săn bắt những con hổ Tasmania có đặc tính nhút nhát, thường kiếm ăn vào đêm đến mức tuyệt chủng.
Con hổ Tasmania cuối cùng sống trong điều kiện nuôi nhốt, tên là Benjamin, chết năm 1936 tại vườn thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania.
Việc con hổ Tasmania cuối cùng chết diễn ra chỉ ít lâu sau khi hổ Tasmania được đưa vào tình trạng bảo vệ, nhưng động thái đó đã quá muộn để cứu loài động vật này.
Giờ đây, Colossal Biosciences, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Mỹ, đã hợp tác cùng Đại học Melbourne trong nỗ lực hồi sinh loài thylacine. Công ty này cũng đang hướng tới mục tiêu tái tạo lại loài voi ma mút và chim dodo bằng các kỹ thuật di truyền.
Colossal nói họ cũng đã phát triển công nghệ sinh sản nhân tạo đầu tiên có khả năng kích thích rụng trứng ở Sminthopsis crassicaudata (loài thú có túi nhỏ giống chuột và là họ hàng gần nhất của hổ Tasmania còn sống), một bước tiến có thể hỗ trợ chương trình nhân giống nuôi nhốt các loài đang bị đe dọa, cũng như thụ tinh phôi đơn bào và nuôi cấy chúng hơn một nửa thời gian mang thai trong tử cung nhân tạo.
Ông Pask mong đợi một "con vật trông giống thylacine" đầu tiên sẽ ra đời trong khoảng 3 - 5 năm tới nhờ công nghệ nói trên. Tuy nhiên, ông Pask sẽ không gọi nó là thylacine và cho rằng vẫn còn nhiều thứ phải làm để hiểu hơn về loài thú có túi này.
Minh Hoa (t/h theo Tuổi Trẻ Online, Lao Động)
'Chuyện lạ có thật' tên trộm đột nhập vào nhà nấu ăn no nê rồi để lại lời nhắn cho chủ
Tiêu điểm - 2 giờ trướcSau khi đột nhập nhà một người phụ nữ tên trộm đã giặt đồ, lau dọn và nấu ăn, sau cùng để lại lời nhắn nhủ bí ẩn cho chủ nhà trước khi rời đi.
Tại sao các tuyến đường sắt của Trùng Khánh có thể đi xuyên qua các tòa nhà?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTrùng Khánh, một trong những đô thị phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, lịch sử lâu đời, và nền văn hóa ẩm thực phong phú. Tuy nhiên, có một điều làm nên sự khác biệt của Trùng Khánh, thu hút không ít sự chú ý từ du khách trong và ngoài nước, đó chính là hệ thống đường sắt nhẹ đặc biệt chạy xuyên qua các tòa nhà dân cư.
Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời
Tiêu điểm - 2 ngày trướcAnh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa.
Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
Tiêu điểm - 2 ngày trướcMột sinh vật chưa từng được khoa học ghi nhận đã được tìm thấy tại "lãnh địa quái thú" Patagonia của Argentina.
Nguyên nhân ban đầu vụ máy bay chở 265 người bốc cháy ngùn ngụt trên trời ở độ cao hàng nghìn mét
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Ngọn lửa bùng lên dữ dội từ động cơ trong khi máy bay Boeing 787 của Hainan Airlines đang ở độ cao hàng ngàn mét và phải quay lại nơi xuất phát ở Rome.
Nữ cần thủ câu được con cá chép khổng lồ nặng 41kg trong hồ
Tiêu điểm - 3 ngày trướcMột nữ cần thủ đã câu được một con cá chép khổng lồ nặng tới 41kg khiến người xem kinh ngạc.
Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc
Tiêu điểm - 3 ngày trướcĐiều thú vị là máy phát điện này được tạo ra từ rác thải nhựa.
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới vừa nở ra đã biết bay nhảy
Tiêu điểm - 4 ngày trướcLoài chim quý hiếm này đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được.
Loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ nở hoa duy nhất 1 lần rồi chết
Tiêu điểm - 4 ngày trướcSau khi nở hoa lần đầu cũng là lần duy nhất với hàng triệu bông cả cây, loài cây quý hiếm này cũng "tự tử".
Người đàn ông trúng độc đắc 17,5 tỷ đồng nhưng không được lĩnh thưởng bởi sai lầm ai cũng có thể mắc phải
Tiêu điểm - 4 ngày trướcGĐXH - Mặc dù sự việc xảy ra từ rất lâu, nhưng vẫn là một trong những câu chuyện hy hữu, được bàn tán nhiều nhất cho đến hiện tại.
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới vừa nở ra đã biết bay nhảy
Tiêu điểmLoài chim quý hiếm này đào hố dưới đất đẻ trứng để nhiệt độ nóng từ núi lửa truyền tới ấp nở trứng. Con non sau khi nở chui lên khỏi mặt đất và có thể chạy, bay ngay được.