Lời kể của người từng "hành xác" và bí mật đâm sắt nhọn xuyên má không đau
GiadinhNet - Trong tiếng trống xập xình, hương khói nghi ngút, ông Bé cầm những thanh xiên quai nhọn hoắt đâm xuyên từ má bên này sang bên kia.
Ông Lê Văn Bé diễn lại tục rạch lưỡi lấy máu. |
Theo như quan niệm của người dân nơi đây, lễ hội được liệt vào dạng bí ẩn nhất An Giang này có mục đích là cầu may, ban phước lành, xua tà ma, trừ hậu họa. Xưa kia lễ tiến hành đầy đủ nghi thức ở ngoài đường, "xác căn" được rước trên kiệu, thân ngồi trên ngai có gắn bàn đinh (nếu "xác căn" là đàn ông) hoặc cắm những hàng dao bén (nếu "xác căn" là đàn bà). Đi đến đâu trống khèn đều vang trời, người dân hai bên đường bày hương án chực chờ để xin bùa. "Đó là những lá bùa được phết bằng máu lấy ra từ lưỡi của "xác căn", theo quan niệm khi có máu của "Ông trên" rồi thì người dân tin rằng năm đó sẽ làm ăn may mắn, con cháu khỏe mạnh, giải trừ được vận họa không may có thể xảy đến", ông Hai Nhung nói. |
Cuộc thâm nhập am thất thờ chư vị Đường Công tại đường Nguyễn Công Nhàn (P. Long Thị B, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) do cụ ông Nguyễn Văn Hai (còn gọi là Hai Nhung) làm chủ để tìm hiểu phong tục "hành xác" thuộc dạng kỳ bí, đặc dị nhất miền Tây, đã đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngôi am thất cổ kính qua nhiều đời của dòng họ Nguyễn Văn là nơi lưu giữ phong tục mà không phải ai cũng biết. Bên trong am, những dụng cụ vô cùng rùng rợn và kỳ lạ vẫn còn nguyên vẹn. Đó là một hệ thống gồm: dao, kiếm, xuyên quai, hai quả "đấm" đinh (dạng chùy), ghế đinh, trống, khèn, vòng khuyên… tất cả đều phục vụ cho lễ "hành xác".
Ông Hai Nhung bảo, lễ hội này lớn và có vị trí tinh thần quan trọng đến nỗi người dân tổ chức long trọng còn hơn cả Tết nguyên đán, khách thập phương cũng đến xem rất nhiều. Điểm thu hút nhất của lễ hội này là phần thực hiện những nghi thức vô cùng rùng rợn, đến mức như ông Hai Nhung khẳng định: "Nếu ai yếu tim sẽ xỉu". Để chuẩn bị cho lễ hội, từ ngày mùng 4 Tết cổ truyền, ban tế tự thực hiện một nghi lễ gọi là lễ "thỉnh Ông". Sau khi bày hương án, 4 vị chức sắc cao cấp nhất trong ban tế tự làm chủ tế đồng loạt đốt hương khấn thỉnh rồi "xin keo" (hình thức xin quẻ). Keo là 2 miếng gỗ hình móng ngựa tượng trưng cho lưỡng nghi âm dương, những người chủ tế sẽ ném keo xuống nền gạch. Nếu cả 2 miếng keo cùng nằm sấp hoặc cùng nằm ngửa tức "Ông trên" chưa về, ngược lại nếu một miếng ngửa có nghĩa "Ông trên" đã đồng ý về. Trong không khí đó, trống kèn nổi lên dồn dập để "nghinh Ông" ngự giá.
Khi mọi thứ đều chuẩn bị xong xuôi, đến ngày 13 tháng Giêng thì tiến hành lễ "đạp đường". Bày hương án xong, những vị chủ tế quỳ hầu "xin keo" chờ "Ông" khai lễ. Mở đầu, vị chủ tế vung dùi đánh 3 hồi trống liên tục lệnh khai hội. Tiếng trống vừa dứt, một trong số những người dự lễ sẽ được "Ông trên" nhập, người này hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức ngay sau đó gọi là "xác căn". Tiếp đó, "xác căn" phải bước qua một bãi than cháy rực để vào miếu chầu "5 Ông" gồm: Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công, những nghi lễ hành xác bắt đầu. "Xác căn" vừa xưng danh vừa đấm vào người thùm thụp hoặc liên tục đâm đầu vào cột miếu đến chảy máu, có người lại dùng đại đao nặng hàng chục ký múa những đường sắc ngọt. Rùng rợn nhất là trò tắm dầu sôi và dùng quả "đấm" gắn đinh tự vụt thùm thụp vào người như thể đập vào bồ lúa.
Ông Bé và đồng đạo diễn lại tục đâm xuyên quai hàm bằng thanh sắt sắc nhọn. |
Nhân chứng hiếm hoi tiết lộ bí mật hành xác
Nguyên bản của lễ hội mang đầy bí thuật này có những phần "trình diễn" rất đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây thì chuyện rạch lưỡi, đâm sắt xuyên quai hàm, tắm dầu sôi, đi qua than hồng bằng chân đất… đã bị bãi bỏ, không gian tổ chức dần thu hẹp lại vì lý do quá rùng rợn. Hiện nay, nghi lễ này được tổ chức mang tính tượng trưng nhiều hơn, nên ngoài việc một số am thất ở vùng thượng nguồn sông Tiền còn lưu truyền thì nay rất khó tìm ra. Sau nhiều ngày lần tìm manh mối, chúng tôi may mắn gặp ông Lê Văn Bé (66 tuổi, TX. Tân Châu), một nhân chứng sống từng nhiều lần làm "xác căn". Ông Bé làm nghề bán vé số, sống bình thường như bao người dân khác trong thôn ấp. Mặc dù "sùng đạo" như thế, nhưng bản thân ông và dòng họ chỉ biết tổ chức tục "hành xác" theo những gì đời cha ông truyền lại chứ không hề biết nó có nguồn gốc từ bao giờ và nguyên nhân do đâu.
Ông Bé kể, mùa lễ tháng Giêng hằng năm không hiểu sao "Ông trên" laị cứ chọn mình để nhập xác (việc nhập rất tình cờ), khi được "gửi gắm sứ mạng" thì ông phải tuân thủ làm theo. "Lúc tôi làm "xác căn", bản thân hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức, lúc tỉnh dậy không còn nhớ điều gì xảy ra nữa", ông Bé nói. Nếu nói việc đi trên than hồng, đâm sắt từ má bên này qua vòm miệng xuyên thẳng má bên kia hay rạch lưỡi là điều chỉ có diễn viên xiếc, hay nhà ảo thuật mới có thể làm được thì đối với ông Bé lại là chuyện bình thường, chỉ có điều ông làm những việc "phi phàm" đó trong trạng thái hoàn toàn vô thức mà thôi. Hai bên má của ông đã vô số lần thanh xuyên quai đâm ngang qua, rồi đầu lưỡi bao vết dao rạch nay vẫn còn để lại sẹo, đó là di chứng để lại sau những mùa lễ hội.
Để cho chúng tôi dễ hình dung, ông Bé tiến đến ban thờ am khấn vái một hồi xin "thần", sau đó ông lấy thanh xuyên quai nhọn hoắt và lưỡi kiếm sáng lóa biểu diễn cho chúng tôi xem. Một điều vô cùng kỳ bí mà ngay cả người trong cuộc vẫn không hiểu là, sau khi biểu diễn những nghi lễ "hành xác" ấy họ không hề cảm thấy đau đớn, nếu có vết thương thì rất chóng lành chứ không gây nhiễm trùng hoại tử, mặc dù vết thương là không nhỏ. Ví như nghi lễ đâm xuyên quai bằng thanh sắt (đâm thâu qua má và ngược lại), sau khi rút ra, những người trong bang hội sẽ sử dụng một tấm lá bùa màu vàng có viết ký tự lạ dán ngay vào vết thương, máu ngừng chảy ngay. Chỉ một thời gian ngắn sau, vết thương sẽ liền da, đặc biệt không để lại sẹo lớn. Ông Bé chỉ nhớ và kể lại những điều trung thực những gì mình đã trải qua nhưng không biết các vị chủ lễ làm cách thức gì để khiến ông mất hết cảm giác và vết thương lành nhanh như vậy.
Ông Hai Nhung cũng cho biết, khi "Ông trên" chọn ai đó làm "xác căn", một cụ già 90 tuổi cũng có thể bước nhanh thoăn thoắt, múa đại đao, tự đánh bình bịch vào thân mình, hay một người tật nguyền sẽ không còn khiếm khuyết khi hành lễ. Trong quá trình tìm hiểu về lệ tục kỳ bí này, chúng tôi luôn băn khoăn rằng, vì sao một người bình thường khi được "Ông trên" nhập biến thành "xác căn" lại có sức mạnh kỳ lạ đến như thế. Về điều này, ông Hai Nhung người có thâm niên hằng chục năm tổ chức lễ hội cũng lắc đầu không thể giải thích nổi.
Những dụng cụ hành xác được người dân bảo vệ như những
vật linh. |
Ngọc Bình
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 34 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 50 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 2 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.