Mẹ bán rau kiếm tiền chữa bệnh cho con
GiadinhNet - Mặc dù bệnh viêm cột sống dính khớp phải chữa trị lâu dài và tốn kém, nhưng vì mỗi ngày chỉ bán rau được vài chục ngàn, lại phải nuôi thêm người em gái bệnh tật nên người mẹ ấy đành nuốt nước mắt đưa con về nhà nằm một chỗ.
Hàng ngày khi mẹ Nghĩa đi bán rau, dì Xanh ở nhà làm lụng lặt vặt và chăm sóc Nghĩa. Ảnh: HP |
Phan Văn Nghĩa (SN 1991, trú tại thôn Chánh Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được các bác sĩ của nhiều bệnh viện chẩn đoán bị bệnh viêm cột sống dính khớp cách nay 8 năm. Khi ấy chàng thanh niên lớp 10 đang căng tràn nhựa sống, phơi phới ước mơ học tập tốt trở thành người thành đạt để có thể chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già.
“Chiều hôm trước em ho ra máu, sốt cao. Tới sáng hôm sau thì nửa thân dưới bị teo cứng, không ngồi dậy được”, Nghĩa vẫn còn nhớ rất rõ những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh quái ác. Ngay sau khi có những triệu chứng ấy, gia đình đã vội vàng đưa Nghĩa đến bệnh viện khám. Đau đớn thay, Nghĩa đã bị bệnh viêm cột sống dính khớp – một căn bệnh hiếm gặp, khoa học chưa xác định được nguyên nhân và cũng chưa có thuốc đặc trị. Từ đó, bệnh tình của Nghĩa ngày càng trở nặng, anh phải nằm trên giường, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ nhưng vẫn diễn ra rất khó khăn.
“Có những thời điểm bệnh tình trở nên nghiêm trọng, chỉ cần người khác sờ vào phần cơ thể bị bệnh là Nghĩa cảm thấy đau đớn không chịu được. Nhìn con đau đớn nằm một chỗ và ngày càng teo tóp, có thời gian chỉ nặng chưa đầy 30kg, tôi và mọi người nhiều lúc cứ ứa nước mắt thương xót”, bà Phan Thị Xanh - dì ruột của Nghĩa nói.
Đã có không ít lần Nghĩa nghĩ về bệnh tình của mình mà không khỏi ngậm ngùi, xót thương cho số phận. Nằm một chỗ, tuổi thanh xuân sắp héo mòn theo căn bệnh quái ác, nhiều lúc Nghĩa cũng nghĩ quẩn, mất niềm tin ở cuộc sống. Nghĩa thấy mình là gánh nặng của mẹ. “Nhiều bạn bè hồi trước học cùng với em giờ đã là bác sĩ, dược sĩ, kĩ sư. Một số người cũng thi thoảng về thăm em. Em mừng cho họ, rồi tủi thân cho mình. Giá như em không bị căn bệnh quái ác này thì có lẽ cũng chẳng thua kém họ, chẳng phải làm khổ mẹ nhiều như vậy”, Nghĩa nói mà đôi mắt nhìn xa xăm, buồn rười rượi.
“Bây giờ em chỉ mong gia đình có điều kiện để chạy chữa, may mắn ra em sẽ khỏi bệnh để làm việc, chăm sóc mẹ già. Mẹ đã vất vả, đau khổ vì em quá nhiều, hi vọng em có cơ hội báo hiếu cho mẹ…”, những lời nghẹn ngào của Nghĩa khiến chúng tôi không khỏi xót xa.
Hiện nay phần chân của Nghĩa bị teo cứng không tự đi được, các khớp xương bị co rút không thể cử động bình thường. Mỗi ngày, Nghĩa luôn cố gắng tự tập phục hồi chức năng ở nhà khi có sự giúp đỡ của người thân. “Nếu có hai người giúp em đứng dậy, em có thể bám vào khung ghế đi lại chậm chạp được chừng nửa tiếng. Có thời gian em được luyện tập phục hồi chức năng ở bệnh viện, trung tâm phục hồi, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các bác sĩ, các chuyên gia, em cảm thấy cũng có nhiều tiến bộ”, Nghĩa nói.
Bà Phan Thị Liên, mẹ Nghĩa không cầm được nước mắt khi nói chuyện với chúng tôi.Ảnh: HP |
Chúng tôi gặp mẹ Nghĩa – bà Phan Thị Liên (SN 1958) đang bán rau ở chợ của thôn Chánh Sơn. Hàng ngày, bà bán rau từ sáng sớm tới chừng 10h30 mới về chăm sóc Nghĩa được. Nghe bà tâm sự mà cảm thấy xót lòng: “Mỗi ngày tôi bán rau chỉ được vài chục ngàn mua rau mắm cho Nghĩa ăn. Con bị bệnh phải nằm một chỗ 8 năm rồi. Tôi buồn tủi cho số phận Nghĩa. Giờ tôi chỉ biết vay mượn lấy tiền chạy chữa cho Nghĩa, chỉ mong con khỏi bệnh đi lại bình thường như mọi người. Nhưng việc chạy chữa tốn kém quá, không biết rồi sẽ phải làm thế nào mà trả nợ người ta”. Gia đình bà Liên thuộc diện hộ nghèo trong xã, có hoàn cảnh rất khó khăn. Hiện nay, sống cùng bà còn có người em gái ruột là bà Phan Thị Xanh, nhưng bà Xanh cũng đau ốm liên miên.
Ngay từ nhỏ Nghĩa chỉ sống với mẹ. Hai mẹ con rau cháo nương tựa vào nhau. Nghĩa là niềm vui, niềm hi vọng của cuộc đời bà Liên. Từ khi Nghĩa bị bệnh, người mẹ ấy luôn cố gắng vay mượn tiền bạc của họ hàng, hàng xóm, cộng với thu nhập ít ỏi của gánh rau với mấy sào ruộng để chạy chữa cho Nghĩa. Tuy nhiên, việc chạy chữa nhiều khi bị gián đoạn. Cuối năm ngoái, vì bảo hiểm y tế của Nghĩa hết hạn, kinh phí chữa trị không bảo hiểm quá lớn, gia đình chẳng thể lo nổi nên đành ngậm ngùi đưa Nghĩa về nhà.
Theo lời bà Liên, mỗi đợt chạy chữa cho Nghĩa kéo dài vài tháng, tốn rất nhiều tiền bạc. “Nhưng cũng may có bảo hiểm y tế nên phần lớn số tiền thuốc thang, nằm viện được bảo hiểm chi trả. Tuy vậy, tổng cộng số tiền liên quan đến việc chạy chữa cho Nghĩa cũng gần trăm triệu đồng, trong đó phần lớn là tiền vay mượn”, bà Liên nói mà những giọt nước mắt lã chã rơi từ đôi mắt đỏ hoe.
Hoàn cảnh thương tâm của người thanh niên Phan Văn Nghĩa rất cần những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ. Hi vọng một tương lai không xa, Nghĩa có thể khỏi bệnh, trở lại cuộc sống của người bình thường.
Bé Khánh An mất một bên chân sau tai nạn đã tự tin bước đi trên ‘chân’ mới
Kết chuyển - 5 giờ trướcGĐXH – Mới đây, bé Khánh An bị mất một bên chân sau tai nạn đã được nhà hảo tâm hỗ trợ lắp chân giả miễn phí. Con đã có thể tự tin đi lại trên đôi chân mới của mình.
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.