Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình quản lý bộ máy tổ chức công tác dân số cơ sở: Những bất ổn cần giải quyết

GiadinhNet - Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (năm 1993) đã đề ra giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS-KHHGĐ: Vận động, tuyên truyền, giáo dục gắn với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận tay người dân.

 
Đồng thời cũng xác định hệ thống tổ chức bộ máy tham mưu về công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương tới cơ sở phải được sắp xếp, từng bước kiện toàn, bố trí đủ cán bộ chuyên trách có năng lực, gắn chặt với các ngành, các cấp trong việc quản lý và điều phối việc triển khai Chương trình DS-KHHGĐ. Mạng lưới cộng tác viên dân số phải được bố trí đến tận thôn, xóm, bản, làng, để đưa công tác truyền thông, cung cấp dịch vụ tới cộng đồng.

Hoàn thiện dần hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số đã được hình thành, với nhiều lần thay đổi nhằm phù hợp với các giai đoạn phát triển và nhu cầu của xã hội. Năm 2001 sáp nhập cơ quan DS-KHHGĐ với cơ quan Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em. Năm 2008, giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em sáp nhập bộ phận DS-KHHGĐ vào Bộ Y tế. Trung ương thành lập Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế, địa phương thành lập Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế và thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ quận, huyện, thị xã trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ.

Thông tư số 05 ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ: "Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ đặt tại huyện, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện".

Về mối quan hệ công tác: Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục DS-KHHGĐ (bao gồm cả tổ chức, cán bộ, viên chức); chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh; chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Ủy ban Nhân dân huyện. Trong đó, chịu sự kiểm tra, giám sát, điều hành của UBND huyện và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo... đối với UBND huyện. Thông qua Phòng Y tế huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ, đồng thời là đầu mối tham mưu để phối hợp liên ngành, huy động hệ thống chính trị, tổ chức xã hội tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện. 
 

Nếu áp dụng mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố thì Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cũng như cán bộ dân số xã mới thật sự chủ động phát huy hết năng lực trong công tác tham mưu, điều phối chương trình DS-KHHGĐ ở mỗi cấp.               Ảnh: Dương Ngọc

Về quyền hạn: Trung tâm DS-KHHGĐ huyện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn hoạt động về DS-KHHGĐ của Trạm Y tế xã; quản lý cán bộ chuyên trách xã và cộng tác viên dân số thôn, bản.

Cũng theo quy định tại Thông tư nêu trên, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Trạm y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện. Qua thực tế hoạt động mô hình tổ chức cán bộ DS-KHHGĐ hiện nay đã và đang bộc lộ những bất ổn, ảnh hưởng không ít tới kết quả công tác DS-KHHGĐ.

Bất ổn trong tham mưu, phối kết hợp

Công tác tham mưu cho UBND huyện về quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện theo qui định phải qua Phòng Y tế huyện. Nhưng do cán bộ phòng Y tế chưa am hiểu hết nghiệp vụ về DS-KHHGĐ nên không thể quán xuyến mà đành "thả nổi" công việc cho Trung tâm DS-KHHGĐ.

Trên thực tế hoạt động lâu nay, tất cả những nội dung văn bản tham mưu để UBND huyện quản lý chỉ đạo trên lĩnh vực DS-KHHGĐ đều phải do Trung tâm DS-KHHGĐ soạn thảo và trình ký. Do đơn vị không thuộc UBND huyện nên việc giải quyết các mối quan hệ giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với các ban, ngành, đoàn thể cũng như UBND các xã, phường, thị trấn cũng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc huy động nguồn lực, nhất là kinh phí hỗ trợ đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ nguồn ngân sách cấp huyện không thể đảm bảo được.

Tương tự đối với cấp xã. Từ khi cán bộ dân số xã được chuyển về làm viên chức của Trạm Y tế xã thì công tác tham mưu chỉ đạo của UBND xã đối với công tác DS-KHHGĐ ngày càng thưa dần. Công tác phối kết hợp các ban, ngành, đoàn thể để tổ chức triển khai các hoạt động lại càng khó khăn. Việc tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ tại địa phương phải thông qua Trưởng Trạm y tế, nhiều nội dung bị hạn chế do Trưởng trạm y tế không thực sự am hiểu về DS-KHHGĐ. Mặt khác do Thông tư 05 chưa gắn trách nhiệm của Trưởng Trạm y tế với công tác DS-KHHGĐ nên còn tình trạng "phó mặc" cho cán bộ dân số. Đã vậy, cán bộ dân số chịu sự quản lý chỉ đạo của Trưởng Trạm y tế nên có tư tưởng thụ động, chờ giao việc gì làm việc nấy thiếu sự chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp với các cấp, các ngành.

Bất ổn trong công tác quản lý, điều hành
 

Với mô hình: Cán bộ chuyên trách dân số cấp xã là viên chức thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện nhưng làm việc tại UBND xã thì việc huy động được nguồn lực, nhất là kinh phí từ nguồn ngân sách huyện, xã cùng với chương trình mục tiêu đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ sẽ thuận lợi hơn. Mặt khác, việc áp dụng mô hình này Trung tâm DS-KHHGĐ sẽ  trực tiếp tham mưu phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp huyện; kiểm tra, đôn đốc hoạt động và đánh giá cán bộ chuyên trách dân số cấp xã, không làm xáo trộn đội ngũ cán bộ mà công tác quản lý lại càng hiệu quả hơn…

Theo qui định Trung tâm DS-KHHGĐ được quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ dân số xã. Song do không trực tiếp quản lý và trả lương nên khi tổ chức các cuộc họp triển khai các hoạt động dân số, hướng dẫn nghiệp vụ, họp giao ban hàng tháng, tập huấn chuyên môn... thường nhiều cán bộ dân số tham dự không đầy đủ, do chi phối nhiều công việc của trạm.

Trên thực tế, nhiều cán bộ dân số được phân công thêm các công việc khác của trạm, thậm chí "được" phân công trực ngoài giờ trong khi không có chuyên môn về y tế. Lương và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ chuyên trách dân số xã do Trung tâm Y tế huyện chi trả. Nếu không được sự đồng ý của Trưởng trạm và Giám đốc Trung tâm y tế thì cán bộ dân số không thể đi dự các cuộc họp chuyên môn do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và cấp trên tổ chức, nên không tránh khỏi tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".

Cần sớm có mô hình phù hợp

Bài học rút ra từ sự thành công của công tác DS-KHHGĐ đó là: Nơi nào được các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó mới thật sự thực hiện tốt công tác xã hội hóa về dân số, mới thật sự huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ.

Hiện nay, mô hình tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở các địa phương có sự khác nhau. Nhưng thiết nghĩ, mô hình quản lý công tác DS-KHHGĐ tại cấp huyện, cấp xã  cần có sự sắp xếp lại cho thống nhất trong cả nước. Trung ương nên sớm có tổng kết, đánh giá lại hiệu quả của từng mô hình hiện nay, kết hợp trưng cầu ý kiến những cán bộ đang trực tiếp làm công tác dân số cơ sở, từ đó chọn ra mô hình tổ chức tối ưu.

Là cán bộ đang trực tiếp làm công tác DS-KHHGĐ cấp cơ sở cũng như nhiều ý kiến tâm sự của các đồng nghiệp cùng chia sẻ: Sự bất cập của các hoạt động từ mô hình quản lý DS-KHHGĐ hiện nay là quá rõ ràng. Để khắc phục sự bất ổn đó chúng tôi có thể đề xuất mô hình quản lý công tác DS-KHHGĐ cơ sở theo hướng: Trung tâm DS-KHHGĐ thuộc UBND cấp huyện. Cán bộ chuyên trách dân số cấp xã là viên chức thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện nhưng làm việc tại UBND xã.
 
Nếu áp dụng mô hình này thì Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cũng như cán bộ dân số xã mới thật sự chủ động phát huy hết năng lực trong công tác tham mưu, điều phối chương trình DS-KHHGĐ ở mỗi cấp. Đồng thời, giúp Trưởng Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ phát huy tối đa sự  tham gia phối hợp từng thành viên trong Ban chỉ đạo, thật sự gắn kết nhịp nhàng, đồng bộ, đảm bảo việc triển khai thực hiện chương trình DS-KHHGĐ.
 
Nguyễn Văn Chánh
(Trung tâm DS-KHHGĐ huyện An Nhơn, Bình Định)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn” được nhiều địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Gia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Top