Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một cuộc thi mang tính nhân văn sâu sắc

GiadinhNet - Ngày 11/8, tại Hà Nội, Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi "Nói không với bạo lực gia đình" đã diễn ra long trọng và xúc động.

Cuộc thi do Báo GĐ&XH tổ chức, với sự chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng cục DS - KHHGĐ (Bộ Y tế) và Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC) tài trợ.
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba và ông Hà Minh Huệ trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhất. Ảnh: Chí Cường
Đến dự Lễ trao giải có ông Nguyễn Văn Ba - Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm (Bộ Công an); ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Tường Dũng - Đại diện Văn phòng Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc (UNODC); bà Daria Hagermann - Tư vấn quốc tế của dự án thuộc UNODC; đại diện hội đồng chấm chung khảo, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các tác giả đoạt giải và đông đảo phóng viên báo, đài...
 
Cuộc vận động viết báo rộng lớn

Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam:
 
Tiếng nói chống lại bạo lực
 
"Những tác phẩm được giải lần này thực sự gây xúc động. Đó là những tác phẩm hết sức sâu lắng, để lại ấn tượng tốt và góp tiếng nói quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam lành mạnh".
 
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an):
 
Cuộc thi góp phần hiện thực hóa các bộ luật
 
"Bạo lực gia đình  đang làm xói mòn những giá trị tốt đẹp, là nguy cơ làm tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề cơ bản đang được nhiều cấp quan tâm.
 
Cuộc thi "Nói không với bạo lực gia đình" góp phần vào công tác phòng chống, bạo lực, nó còn là hiện thực hóa việc thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Thông qua đó, góp phần lên án mạnh mẽ những tư tưởng cổ hủ về bất bình đẳng giới, những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật xảy ra trong mỗi gia đình" .
 
 
TS Lê Cảnh Nhạc, Trưởng ban tổ chức:
 
Trách nhiệm lớn của báo chí
 
"Nói không với bạo lực gia đình" mà kết tinh là những tác phẩm đoạt giải là minh chứng cho sức mạnh truyền thông trong phát hiện vấn đề, định hướng dư luận, giáo dục cộng đồng và như là giải pháp quan trọng nhất để phá vỡ sự im lặng, nâng cao nhận thức của xã hội, góp phần ngăn chặn nạn bạo hành, thể hiện trách nhiệm xã hội lớn lao của báo chí".
Phát biểu tổng kết cuộc thi, TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ, Tổng biên tập Báo GĐ&XH, Trưởng ban tổ chức cho biết, khác với các cuộc thi khác là tác phẩm dự thi chỉ được sử dụng trên phương tiện báo chí của cơ quan báo chí tổ chức phát động; cuộc thi này là cuộc vận động viết báo rộng lớn trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng.
 
"Nói không với bạo lực gia đình" mà kết tinh là những tác phẩm đoạt giải đã minh chứng cho sức mạnh truyền thông trong phát hiện vấn đề, định hướng dư luận, giáo dục cộng đồng và như là giải pháp quan trọng nhất để phá vỡ sự im lặng, nâng cao nhận thức của xã hội, góp phần ngăn chặn nạn bạo hành, thể hiện trách nhiệm xã hội lớn lao của báo chí, TS Lê Cảnh Nhạc nói.

Phát động từ ngày 9/8/2010 đến ngày 15/1/2011, cuộc thi đã thu hút 1.536 bài từ 43 cơ quan báo chí trong cả nước. Theo nhận xét của Hội đồng chấm giải, các tác phẩm dự thi có chất lượng cao về mặt báo chí và dư luận xã hội.
 
Những bài báo với chủ đề "Nói không với bạo lực gia đình" đã đánh thức trong sâu thẳm lương tri tình cảm vợ chồng, cha con; căm phẫn với những hành vi bạo lực có thể lồ lộ qua những trận đòn hay tinh vi, ẩn sâu trong việc bạo hành tinh thần, thậm chí cả bạo hành tình dục... và nhận thức rõ bạo hành đang là một thực trạng cần bền bỉ, kiên quyết đấu tranh bằng nhiều giải pháp từ chính quyền tới mỗi người dân - mà trước hết những người bị bạo hành cần dũng cảm vượt qua định kiến lâu đời "xấu chàng hổ ai", "đóng cửa bảo nhau"... để nói lên sự thật.

Qua các tác phẩm dự thi, người đọc cũng tin tưởng rằng với các bộ luật, Nghị định trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; sự tích cực của hệ thống chính trị, các cơ quan chức năng, của những con người tâm huyết đã xuất hiện nhiều mô hình, nhiều tấm gương, công tác phòng chống bạo lực gia đình sẽ đạt hiệu quả cao.

Tới dự buổi tổng kết và trao giải, bà Daria Hagerman -  Tư vấn quốc tế của dự án thuộc UNODC cho biết, nạn bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà xảy ra ở tất cả các quốc gia. Bạo hành gia đình không chỉ ảnh hưởng trong một gia đình, một đất nước mà nó còn ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, đó là điều nhức nhối hiện nay.
 
"Hầu hết nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình thường xấu hổ nên họ giấu giếm khi bạo lực xảy ra. Cuộc thi này là cơ hội cho họ chia sẻ, nói lên những nỗi niềm của mình. Điều đáng mừng là qua những bài viết, nhiều nạn nhân của bạo lực đã được giải cứu"- bà Daria Hagerman nhận định.
 
Hành trình đến với những nạn nhân

Buổi lễ tổng kết và trao giải không đơn thuần là thủ tục chốt lại của một cuộc thi, nó còn là một buổi lễ với sự xúc động tột cùng của những nhà báo. Nhà báo Phạm Lan Phương (Báo Tuổi trẻ TPHCM - đoạt giải Nhất với loạt bài "Bạo hành gia đình: Chuyện kể của người trong cuộc") xúc động khi kể lại hành trình đấu tranh cho những nạn nhân của bạo lực. Hai kỳ báo đăng trên Tuổi Trẻ là 2 câu chuyện cho thấy bạo lực gia đình đã đẩy những phận người vào tăm tối.

Câu chuyện thứ nhất: "Một triệu mảnh vỡ" - kể về một phó giám đốc công ty, có người chồng làm thầu công trình xây dựng, đã đập phá nhà cửa nhiều lần, ngay cả sau khi biết đứa con gái sau của họ bị sang chấn tâm lí nặng nề vì chứng kiến cảnh cha mình chửi bới, đập phá nhà cửa. Cô bé 10 tuổi, khỏe mạnh, biết viết chữ, nhưng cứ mỗi lần chứng kiến cơn hung bạo của cha lại ngừng nói. Suốt nhiều năm trời, người vợ vừa phải kiếm tiền, nuôi dạy con trai lớn, tìm cách tránh cho con gái khỏi nhìn thấy cảnh chồng cứ say rượu là đập phá, chửi bới.
 
TS. Lê Cảnh Nhạc, trưởng ban tổ chức cuộc thi và ông Nguyễn Tường Dũng đại diện UNODC trao giải Nhì cho tác giả Nguyễn Diệu Linh.

Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhất, mỗi giải trị giá 15.000.000đ cho nhóm tác giả Nguyễn Thu Trang - Trần Tuấn Linh (Báo GĐ&XH) với loạt bài "Giải cứu bé gái 4 tuổi khỏi địa ngục trần gian"; tác giả Lan Phương (Báo Tuổi trẻ TP HCM) với loạt bài: "Bạo hành gia đình: Chuyện kể của người trong cuộc".
 
Ban Tổ chức cũng trao 1 giải Nhì, trị giá 10.000.000đ;
 
5 giải Ba (trị giá 5.000.000đ/giải);
 
7 giải Tư (trị giá 3.000.000đ/giải)
 
và 3 suất học bổng (trị giá 2.000.000đ/học bổng) cho các sinh viên có bài dự thi được tuyển vào vòng Chung khảo.
Ở một vài trường hợp khác, nhà báo Lan Phương đã gặp những người phụ nữ mà suốt nhiều năm tuổi thơ họ chứng kiến mẹ bị cha đánh đập đến bệnh tật, điên dại. Theo chị, trong tất cả các câu chuyện, mọi thứ cuối cùng đều tụ lại ở một điểm chung: Cộng đồng, làng xóm, cơ quan chức trách vẫn còn xem chuyện xung đột vợ chồng, cha mẹ - con cái là "chuyện nội bộ". Làng xóm không quan tâm khi một phụ nữ bị chồng đánh, khi gia đình xảy ra xô xát và đập phá đồ đạc. Hàng xóm, người quen, cả các hội đoàn ai cũng ngại can dự khi người bạo hành lấy lí do "chuyện nhà tôi, liên quan gì đến các người".

"Có những cuộc kêu cứu trở nên vô vọng, những đứa trẻ trở nên bơ vơ trong cuộc đánh đập và hành hạ nhau của cha mẹ chúng. Những chấn thương từ bạo hành gia đình không dừng lại ở một cuộc khóc lóc, đau đớn hay thương tật. Nó kết thúc ở nỗi bất hạnh dai dẳng và sự tổn thương tâm hồn mà người bị bạo hành phải chịu, trong tâm thế hoàn toàn đơn độc và không có ai bảo vệ mình.
 
Nhiều nhân vật của tôi nói khi nước mắt chảy ròng ròng: "Tôi sẽ tính sổ với ông ấy!", "Tôi sẽ làm tất cả, nếu ông ấy dám làm gì mẹ tôi!" - Những tâm sự đó gây ra trong tôi một nỗi lo sợ, rằng những tội ác không chủ tâm và ác ý sẽ còn tiếp diễn, khi người bạo hành tiếp tục cho mình cái quyền giáng những nỗi đau lên thể xác và tinh thần những người gần gũi và thân yêu nhất của mình", nhà báo Lan Phương xúc động nói.
 
Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các tác giải đoạt giải Ba.

Còn giải Nhất với loạt bài "Giải cứu bé gái 4 tuổi khỏi địa ngục trần gian" của nhóm tác giả Thu Trang - Tuấn Linh (Báo GĐ&XH) là câu chuyện của sự dấn thân bất chấp nguy hiểm đến quên mình.
 
Nhà báo Nguyễn Thu Trang kể lại: "Nhận được tin báo của nhân dân về trường hợp bé gái 4 tuổi bị người "bố hờ" hành hạ dã man trong thời gian dài; khi gặp bé, tôi không thể hình dung được giữa lòng Hà Nội lại có một cô bé hoang dại đến như vậy. Trên cơ thể cô bé đầy vết thương, môi sưng, cổ có nhiều vết bóp. Tôi đã thuê một căn nhà gần đó để trò chuyện và an ủi bé nhiều ngày trời trong bóng tối và nỗi cô đơn hoảng loạn đến tột cùng của cô bé. Sau đó, bé đã được giải thoát với sự vào cuộc của cơ quan công an.
 
Trao giải cho các tác giả đoạt giải Tư.
 
Khi giải cứu được cô bé, tôi đã ôm chặt bé vào lòng và nói "cô là người nói chuyện với con hàng đêm đây". Đến giờ tôi vẫn không quên cái đêm ôm cô bé ở Công an phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Tôi đã có thêm một đứa con gái khi cháu gọi tôi là mẹ. Nhất là khi mới đây, tôi quay trở lại Việt Trì - Phú Thọ, vừa bước vào cổng thì bé Hồng Anh đã nhảy lên ôm cổ tôi và gọi: “mẹ Trang ơi”. Điều đó khiến tôi vô cùng xúc động.
 
Bà Daria Hagerman - Tư vấn quốc tế của dự án thuộc UNODC trao học bổng cho sinh viên có bài dự thi đạt chất lượng. 
 
Tôi chỉ buồn là mẹ cháu đã mất 100 ngày trước khi chúng tôi quay trở lại. Tôi nghĩ rằng, khi tôi đưa cháu bé trở về thì mẹ cô bé sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời khi ra tù gặp lại con. Nhưng cuối cùng họ cũng chỉ được gặp lại nhau có một lần và xa nhau mãi mãi".

Cũng tại buổi lễ trao giải, nhóm tác giả Thu Trang - Tuấn Linh đã trao tặng toàn bộ số tiền giải thưởng trị giá 15.000.000 đồng cho bé Hồng Anh đóng học phí hai năm học tiếp theo.
 
Xúc động trước mong ước của trẻ thơ
 
Cùng thời gian diễn ra cuộc thi viết báo "Nói không với bạo lực gia đình", Báo GĐ&XH đã phối hợp cùng Báo An ninh Thủ đô tổ chức cuộc thi vẽ tranh cùng chủ đề dành cho các em thiếu nhi.
 
Tại buổi lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết báo ngày 11/8, những bức tranh của các em trưng bày tại sảnh hội trường đã gây sự xúc động mạnh cho người xem.
 
Tranh của các em đã thể hiện một cách sinh động suy nghĩ, tình cảm, nhận thức về hiện trạng bạo lực gia đình, thể hiện thái độ phê phán, đấu tranh chống bạo lực cũng như mong ước về một mái nhà êm ấm, hạnh phúc.
 
Chúng tôi xin giới thiệu một số tác phẩm đoạt giải tới độc giả.
 

Giải A - “Nỗi sợ của Mèo con” - Trịnh Hồng Nhung, 10 tuổi lớp 4 Pháp, Trường tiểu học Quang Trung, Hà Nội.
 

Giải B: “Mẹ ơi con sợ lắm!” - Từ Lê Mai Chi, 6 tuổi, Trường mầm non Hoa Sữa.

Giải C: “Xin bố dừng lại”- Nguyễn Thu Trang 15D Cung Thiếu nhi Hà Nội.
 
 
Giải C: "Xin bố tha cho con" - Nguyễn Thái Thùy Đan, 6 tuổi Trường mầm non Kim Đồng, Hà Nội.

Phương Thuận
Ảnh: Chí Cường
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

GĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

Người mẹ này từng nghĩ rằng chỉ cần yêu thương, con sẽ luôn gần gũi và lắng nghe, nhưng hóa ra chị đã sai.

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ

Nuôi dạy con - 12 giờ trước

Không phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc

Gia đình - 14 giờ trước

Con rể mặt tái mét, lắp bắp không nói được gì. Tôi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu

Gia đình - 20 giờ trước

Tôi không ngờ bố chồng lại giấu diếm cả nhà làm hành động này.

Top