Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bao cao su giả - hiểm họa thật

Thứ hai, 10:17 20/07/2015 | Dân số và phát triển

Mặc dù bao cao su (BCS) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, song hầu hết người mua chỉ chú ý đến mẫu mã và giá cả sản phẩm chứ không quan tâm có phải là hàng thật hay không, của nhà sản xuất nào và hạn sử dụng ra sao.

Phát hoảng vì hàng giả

Cách đây ít ngày, kiểm tra đột xuất kho hàng có dấu hiệu vi phạm tại Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Đội Quản lý thị trường số 14 - Chi cục QLTT Hà Nội phát hiện và thu giữ gần 700.000 BCS không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số hàng này không có giấy tờ, hóa đơn chứng từ cũng như giấy kiểm định chất lượng. Theo nhân viên của công ty này, công ty thường nhập BCS rẻ tiền của Trung Quốc, sau đó đặt một đơn vị khác sản xuất hộp nhái của các hãng BCS nổi tiếng.

Thông tin trên khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang và lo lắng. Chị Vũ Thanh Hòa (giáo viên mầm mon ở quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, sau khi sinh 2 bé xong, vợ chồng chị thường sử dụng BCS để tránh thai khi quan hệ tình dục và các sản phẩm này chị đều mua ở hiệu thuốc gần nhà.

Tuy vậy, đã có không ít lần chị bị dị ứng, mắc bệnh phụ khoa khi dùng BCS. “Tôi cứ nghĩ nguyên nhân là do cơ địa mình không phù hợp với loại BCS đó, nhưng nay nghe thông tin này, tôi cho rằng có lẽ mình đã mua phải sản phẩm kém chất lượng. Từ nay chắc tôi phải lựa chọn biện pháp tránh thai khác” - chị Hòa quả quyết.

Lực lượng chức năng kiểm tra số BCS không rõ nguồn gốc xuất xứ

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã cho ra nhiều loại BCS với mẫu mã đa dạng, từ thông thường đến… “đặc biệt” (loại có gai, gân, bi, siêu mỏng), với giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng/chiếc, tùy vào nguồn gốc xuất xứ, cấu tạo và tác dụng của sản phẩm. Mặc dù BCS ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, song hầu hết người mua chỉ chú ý đến mẫu mã và giá cả sản phẩm chứ không quan tâm có phải là hàng thật hay không, của nhà sản xuất nào và hạn sử dụng ra sao.

Báo cáo gần đây của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho thấy, gần 50% số BCS đang bán trên thị trường Việt Nam là hàng giả, hàng chất lượng kém, chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Nguy cơ lây bệnh và vô sinh

Về những tác hại từ BCS giả, không đảm bảo chất lượng, bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu - Bệnh viện E cảnh báo, để tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thay thế bằng các chất liệu rẻ tiền, khiến tăng nguy cơ phát sinh, lây nhiễm các bệnh phụ khoa và gây tổn hại đến hệ thống sinh sản. Do quy trình sản xuất BCS giả không an toàn, không được kiểm định về chất lượng nên đây còn là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Nếu sử dụng và bị viêm nhiễm trong thời gian dài, người dùng có thể  bị vô sinh. Bên cạnh đó, BCS chất lượng kém còn có khả năng bị thủng, rách bất cứ lúc nào. Điều này sẽ dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hoặc lây nhiễm các bệnh tình dục như HIV, lậu, giang mai…

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở các sản phẩm kém chất lượng là chất tạo độ trơn không đảm bảo, độ liên kết đàn hồi thấp, dễ bị rách, có mùi hóa chất khá mạnh, nét chữ trên bao bì thường mờ, nhòe, vỏ thường làm từ nhôm, các cạnh lởm chởm, khó xé. Trong khi đó, BCS thật có logo và thông tin của chính hãng trên hộp, vỏ kẽm được in sắc nét, nổi ở cả hai mặt, mặt sau ghi rõ hạn sử dụng (thông thường là 5 năm). Bên cạnh đó, BCS “xịn” có đủ chất bôi trơn bên trong, màu sắc đồng đều.

Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian tới, nếu phát hiện đơn vị, cá nhân nào kinh doanh BCS giả, Thanh tra Sở Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt theo quy định, đồng thời tiêu hủy toàn bộ sản phẩm. “Để đảm bảo sức khỏe, người dân nên đến những hiệu thuốc được cấp giấy phép để mua BCS thật và được hướng dẫn sử dụng, tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản” - ông Nguyễn Việt Cường khuyến cáo.

Theo An ninh thủ đô

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Top