Bao cao su giả - hiểm họa thật
Mặc dù bao cao su (BCS) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, song hầu hết người mua chỉ chú ý đến mẫu mã và giá cả sản phẩm chứ không quan tâm có phải là hàng thật hay không, của nhà sản xuất nào và hạn sử dụng ra sao.
Phát hoảng vì hàng giả
Cách đây ít ngày, kiểm tra đột xuất kho hàng có dấu hiệu vi phạm tại Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Đội Quản lý thị trường số 14 - Chi cục QLTT Hà Nội phát hiện và thu giữ gần 700.000 BCS không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số hàng này không có giấy tờ, hóa đơn chứng từ cũng như giấy kiểm định chất lượng. Theo nhân viên của công ty này, công ty thường nhập BCS rẻ tiền của Trung Quốc, sau đó đặt một đơn vị khác sản xuất hộp nhái của các hãng BCS nổi tiếng.
Thông tin trên khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang và lo lắng. Chị Vũ Thanh Hòa (giáo viên mầm mon ở quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, sau khi sinh 2 bé xong, vợ chồng chị thường sử dụng BCS để tránh thai khi quan hệ tình dục và các sản phẩm này chị đều mua ở hiệu thuốc gần nhà.
Tuy vậy, đã có không ít lần chị bị dị ứng, mắc bệnh phụ khoa khi dùng BCS. “Tôi cứ nghĩ nguyên nhân là do cơ địa mình không phù hợp với loại BCS đó, nhưng nay nghe thông tin này, tôi cho rằng có lẽ mình đã mua phải sản phẩm kém chất lượng. Từ nay chắc tôi phải lựa chọn biện pháp tránh thai khác” - chị Hòa quả quyết.

Lực lượng chức năng kiểm tra số BCS không rõ nguồn gốc xuất xứ
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã cho ra nhiều loại BCS với mẫu mã đa dạng, từ thông thường đến… “đặc biệt” (loại có gai, gân, bi, siêu mỏng), với giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng/chiếc, tùy vào nguồn gốc xuất xứ, cấu tạo và tác dụng của sản phẩm. Mặc dù BCS ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, song hầu hết người mua chỉ chú ý đến mẫu mã và giá cả sản phẩm chứ không quan tâm có phải là hàng thật hay không, của nhà sản xuất nào và hạn sử dụng ra sao.
Báo cáo gần đây của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho thấy, gần 50% số BCS đang bán trên thị trường Việt Nam là hàng giả, hàng chất lượng kém, chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Nguy cơ lây bệnh và vô sinh
Về những tác hại từ BCS giả, không đảm bảo chất lượng, bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu - Bệnh viện E cảnh báo, để tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thay thế bằng các chất liệu rẻ tiền, khiến tăng nguy cơ phát sinh, lây nhiễm các bệnh phụ khoa và gây tổn hại đến hệ thống sinh sản. Do quy trình sản xuất BCS giả không an toàn, không được kiểm định về chất lượng nên đây còn là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Nếu sử dụng và bị viêm nhiễm trong thời gian dài, người dùng có thể bị vô sinh. Bên cạnh đó, BCS chất lượng kém còn có khả năng bị thủng, rách bất cứ lúc nào. Điều này sẽ dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hoặc lây nhiễm các bệnh tình dục như HIV, lậu, giang mai…
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở các sản phẩm kém chất lượng là chất tạo độ trơn không đảm bảo, độ liên kết đàn hồi thấp, dễ bị rách, có mùi hóa chất khá mạnh, nét chữ trên bao bì thường mờ, nhòe, vỏ thường làm từ nhôm, các cạnh lởm chởm, khó xé. Trong khi đó, BCS thật có logo và thông tin của chính hãng trên hộp, vỏ kẽm được in sắc nét, nổi ở cả hai mặt, mặt sau ghi rõ hạn sử dụng (thông thường là 5 năm). Bên cạnh đó, BCS “xịn” có đủ chất bôi trơn bên trong, màu sắc đồng đều.
Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian tới, nếu phát hiện đơn vị, cá nhân nào kinh doanh BCS giả, Thanh tra Sở Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt theo quy định, đồng thời tiêu hủy toàn bộ sản phẩm. “Để đảm bảo sức khỏe, người dân nên đến những hiệu thuốc được cấp giấy phép để mua BCS thật và được hướng dẫn sử dụng, tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản” - ông Nguyễn Việt Cường khuyến cáo.
Theo An ninh thủ đô

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcTrong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe.

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMột số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.