Ngăn chặn bạo lực gia đình từ… nhà trường
GiadinhNet - Bạo lực gia đình (BLGĐ) - mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em - là một vấn nạn xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, không ngoại lệ giàu nghèo, trình độ học vấn.
Song rõ ràng, kỹ năng sống và sự hiểu biết về pháp luật của công dân trong một xã hội càng cao thì mức độ, phạm vi của BLGĐ càng thấp.
BLGĐ có thể đến từ một phía - từ đối tượng gây ra bạo hành (đơn phương gây ra), nhưng cũng có khi đến từ hai phía - từ đối tượng gây ra bạo hành và người bị bạo hành, do:
- Mất nhân cách
- Không được trang bị kỹ năng sống để biết ứng xử, dẫn tới nhiều "nguy cơ" cãi cọ, xô xát
- Thiếu hiểu biết, coi bạo lực là một biện pháp để "giáo dục", "đối thoại", giải quyết mâu thuẫn, bế tắc… và tất nhiên không biết (hoặc không cần biết) hậu quả của "phương pháp" này
- Bị nhiễm "thói quen" sử dụng bạo lực (trong vòng luẩn quẩn) từ chính gia đình mình và từ bên ngoài
- Do không hiểu biết cặn kẽ về quyền lợi - bổn phận của mỗi thành viên trong gia đình trên cả hai phương diện đạo đức và luật pháp
Nhưng nạn bạo hành trong một gia đình có tồn tại và kéo dài được hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bên ngoài:
- Vào ý thức trách nhiệm của xã hội về BLGĐ (không coi BLGĐ là „chuyện riêng“ mà là một vấn nạn của toàn xã hội cần phải giải quyết)
- Vào luật pháp và sự công minh của luật pháp trong đó bao gồm cả trách nhiệm của các ngành trong việc tố cáo, xử lý BLGĐ.
Qua cách nhìn từ nhiều bình diện trên đây, câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để ngăn chặn BLGĐ thật hiệu quả - nghĩa là không chỉ "chữa trị“ cho các gia đình đã và đang có BLGĐ, mà còn "phòng ngừa“ BLGĐ cho các "thế hệ“ gia đình tương lai, khiến cho "bệnh“ sử dụng bạo lực trong gia đình sẽ không còn "đất“ để nẩy nở, hoặc chí ít cũng không thể "cư ngụ“ lâu dài ?
- Được huấn luyện kỹ năng sống (để biết lắng nghe - phát biểu - đối thoại - ứng xử - phản biện…)
- Được tìm hiểu về pháp luật để có những hiểu biết nhất định về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá thể trong một cộng đồng
- Được khuyến khích, hỗ trợ thực hiện những quyền lợi nghĩa vụ ấy với tinh thần thượng tôn pháp luật
Nếu vậy những đứa trẻ này sẽ có nhiều cơ hội để trở thành những công dân - vừa có thể tự tin bảo vệ chính kiến, tính cách cá nhân của mình (giữ "cái tôi", không a dua theo tâm lý bầy đàn, không bắt chiếc cái xấu), vừa có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội, biết cách "đối nhân, xử thế" trên tinh thần tôn trọng "biết mình, biết người" và sau nữa, biết bảo vệ mình, bảo vệ lẽ phải bằng pháp luật.
Xin nêu một, "thí dụ" như vậy bằng một bài học của học sinh ở nước ngoài:
Tuần trước, con gái tôi (đang học lớp 7 tại một trường PTTH tại Đức) có đưa cho tôi xem bài kiểm tra môn Chính trị - Kinh tế, để tôi - cũng như bao ông bố, bà mẹ khác ở đây - có trách nhiệm xem và ký vào mỗi bài kiểm tra của con mình. Điều khiến tôi muốn nói ở đây là nội dung của bài kiểm tra (trong đó có một phần như sau):
Trả lời: Khái niệm "vòng luẩn quẩn" mô tả mối quan hệ của nhiều yếu tố, tác động qua lại lẫn nhau, mang tính tiêu cực (ban đầu dù rất nhỏ nhưng sau đó tiếp tục phát triển, để lại hậu quả, khó có thể dừng lại, trở thành hệ thống). Khái niệm này được đưa ra để biểu thị những hệ lụy từ cuộc sống khó khăn của trẻ em nghèo.
Thí dụ: Khi một bố mẹ không đủ khả năng tài chính để trang trải mọi chi phí - điều đó dẫn đến: con cái sẽ bị thiếu thốn, không đủ điều kiện ăn học, phải đứng "ngoài rìa" xã hội - (có thể phát sinh tâm trạng chán chường, trầm cảm) - khó có thể học tốt - dẫn đến thiếu kiến thức - và sau đó rất khó có nghề nghiệp vững vàng - dễ lâm vào thất nghiệp - cuối cùng lại giống như bố mẹ, phải sống trong nghèo khó…
Trả lời: Hình phạt này bị cấm, không được chấp nhận. Theo điều 1626 Bộ luật dân sự (tại Đức): cha mẹ có trách nhiệm giáo dục để con cái có tính tự giác và lòng tự tin. Những gì người cha đã làm là phản tác dụng.
Điều 1631 quy định: trẻ em cần phải được giáo dục bằng tình thương và không được sử dụng bạo lực. Điều 1666 cũng viết: trẻ em phải được bảo vệ để tránh nguy hại và không bị lạm dụng. Vì vậy người cha phải từ bỏ cách giáo dục "bằng tay" của mình !!!...
Tôi rất "ấn tượng" cách dạy trẻ em ở đây. Họ luôn dạy để "học đi đôi với hành" và không né tránh thực tế (như vấn đề trẻ em nghèo ở đây, mặc dù nếu so sánh với trẻ em nghèo ở các nước khác ngay ở Tây Âu thì trẻ em (và gia đình) nghèo ở Đức còn "giầu" chán (!) vì hiện nay ngoài việc nhận được những hỗ trợ, miễn phí cho việc học hành, đào tạo nghề nghiệp, còn được nhà nước lo cho toàn bộ chi phí về ăn uống, nhà ở, bảo hiểm y tế, thuốc men).
Họ chú trọng giáo dục nhân cách, kỹ năng sống ngay từ những năm đầu đi học cho học sinh. Quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ được tuyên truyền, hô hào chung chung, bằng những bài học cũng chung chung, mà còn được hướng dẫn, chỉ ra bằng những điều luật cụ thể, để trẻ em biết rằng, chúng - cũng như mọi thành viên trong xã hội đều được pháp luật bảo vệ công bằng, pháp luật mới là tối thượng.
Chúng ta biết rằng, những đứa trẻ phải lớn lên trong những gia đình có "thói quen" sử dụng bạo lực khó có thể phát triển toàn diện và nguy hiểm hơn - do thường xuyên phải chứng kiến (hay trực tiếp hứng chịu) bạo hành, chúng rất có nguy cơ bị rơi vào "vòng xoáy" của BLGĐ trong cuộc sống sau này.
Vì vậy giáo dục nhân cách, dạy kỹ năng sống, cùng với cung cấp những kiến thức nhất định về luật pháp (liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em) cho học sinh ngay từ giáo dục phổ thông là một nhu cầu rất bức thiết, không thể chậm trễ.
Bằng cách này chúng ta không chỉ kéo những đứa trẻ ra khỏi "vòng luẩn quẩn" của BLGĐ, ngăn chặn nạn bạo hành nói chung mà còn góp phần bồi đắp nên những thế hệ công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, biết bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'
Gia đình - 7 giờ trướcGĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc
Nuôi dạy con - 8 giờ trướcGĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Sự thật được tiết lộ từ một giáo viên chủ nhiệm: Nhiều đứa trẻ lớn lên "bất tài" có một điểm chung trong gia đình!
Nuôi dạy con - 9 giờ trướcHy vọng con bạn không ở trong số đó.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'
Nuôi dạy con - 10 giờ trướcNgười mẹ này từng nghĩ rằng chỉ cần yêu thương, con sẽ luôn gần gũi và lắng nghe, nhưng hóa ra chị đã sai.

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

Con trai làm hỏng món đồ chơi hơn 14 triệu đồng của bạn, cách xử lý của người bố khiến phụ huynh đứa trẻ kia gật gù nể phục
Nuôi dạy con - 11 giờ trướcNhìn cảnh con vui đùa trở lại, mẹ Tiểu Uy bỗng lặng người.

5 câu nói này khi vợ chồng cãi nhau sẽ hủy hoại cuộc đời đứa trẻ
Nuôi dạy con - 12 giờ trướcKhông phải đòn roi, mà chính lời nói đã đẩy đứa trẻ vào cơn khủng hoảng.

Sau khi thông báo chia đều tài sản, mẹ vợ giả ốm thử lòng, con rể lộ ngay bộ mặt thật khiến bà hủy di chúc
Gia đình - 14 giờ trướcCon rể mặt tái mét, lắp bắp không nói được gì. Tôi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.

Bố chồng đi họp lớp mang về vòng vàng 100 triệu: Về đến nhà, đơ người vì 1 câu nói của con dâu
Gia đình - 20 giờ trướcTôi không ngờ bố chồng lại giấu diếm cả nhà làm hành động này.

Cùng xem phim 'Sex and the City', chồng bỗng nói tôi 2 điều khiến tôi muốn 'buông'
Chuyện vợ chồngGĐXH - Sau những lời nói của chồng, tôi bàng hoàng nhận ra nhiều điều mà tôi đã bỏ lỡ, giá như tôi biết đến phim "Sex and the City" sớm hơn.