eMagazine

"Đang yên đang lành, tự nhiên lại... Tết", câu nói đùa này hoá ra lại là thật với không ít người. Vì sao? Bởi Tết là lo toan, là mệt mỏi, là xáo trộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày. Đàn ông say sưa; đàn bà quẩn quanh bếp núc, tiền nong; trẻ con sao nhãng nề nếp ăn uống, học hành.

Nhưng có khi nào Tết lại không bộn bề những lo toan? Tết xưa lo kiểu xưa, Tết nay lo kiểu nay. Nhưng tiến trình cuộc sống, kể cả những phong tục ngày Tết cũng luôn tự thay đổi theo sự tiến bộ, văn minh. Có những thứ tưởng chừng bất di bất dịch, nay xã hội cũng đã dần chấp nhận.

Tranh luận chuyện bỏ hay giữ Tết Nguyên đán, chuyện rút ngắn thời gian nghỉ Tết âm, kéo dài thời gian nghỉ Tết dương... không còn mới, nhưng rồi, tất cả vẫn thừa nhận: Trong sự luận chuyển dòng chảy không ngừng của thời gian, Tết có thể coi là yếu tố hệ trọng nhất.

Vì sao? Vì Tết giúp chúng ta có cơ hội củng cố lại những giá trị của gia đình, dù rằng đó chỉ là tế bào nhỏ bé so với cả xã hội rộng lớn, nhưng lại là yếu tố tạo nên sự bền vững cho sự phát triển tiến bộ của xã hội, cộng đồng. Đất nước muốn lớn mạnh, từng gia đình phải vững vàng những điều tốt đẹp.

Điều tốt đẹp đó, một phần được hun đúc từ những phong tục, thói quen "xa thì nhớ, gần thì thương", được các thế hệ ông bà, cha mẹ dạy con cái, được anh chị truyền lại cho các em thơ... ngày Tết.

Bởi nói như nhà sử học Dương Trung Quốc, Tết xưa, dù khó khăn đến đâu thì ông bà, bố mẹ vẫn cố gắng gìn giữ cho con biết bao phong tục hay.

Bởi theo một cách tự nhiên, trẻ con với trí tò mò "không biên giới": Tại sao lại thế? Tại vì sao lại thế? Những câu hỏi khám phá thế giới, khám phá những phong tục Tết được người lớn chúng ta giải đáp sẽ giúp trẻ dần học được nhiều bài học làm người giản dị, nhờ vào những điều "mắt thấy tai nghe" trong dịp Tết.

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 1.

Những bài học đó, chẳng trường lớp, sách vở nào đủ sức làm chúng nhớ lâu đến thế, sâu sắc đến thế. 

Ấy là phải sống tốt, hướng thiện vì ông Táo sẽ "mách" hết với Ngọc Hoàng. Đó còn là lòng tôn kính với tổ tiên ông bà qua cặp bánh chưng vuông vức, là phải học ngoan, học giỏi theo truyền thống hiếu học khai bút đầu xuân của dân tộc...

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 2.

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng.

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 3.

Bé gái cùng mẹ thả cá chép ngày tiễn ông Công , ông Táo chầu trời. Ảnh: Vietnamnet

Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Trẻ hiểu được rằng, phải sống tốt, hướng thiện, chăm ngoan, để ông Táo sẽ "mách" với Ngọc Hoàng những điều trẻ và gia đình làm được năm qua...

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 4.

Các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

Người Việt xưa nay có câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". So với miền Nam, miền Bắc phổ biến phong tục này hơn.

Theo quan niệm trước đây, muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn, tình cảm ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, người thân. "Đầu năm mua muối" cũng là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, gắn kết nồng nàn tình cảm giữa ông bà, cha mẹ với các con cháu hoặc giữa các anh chị em, thành viên trong gia đình với nhau.

Riêng ở miền Nam cũng có những gia đình mua muối, nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác với ngoài Bắc. Người Nam thường mua muối, gạo, đường chất đầy hũ bởi vì họ cho rằng ngày Tết đầy đủ những thứ ấy thì cả năm không lo túng thiếu bữa ăn.

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 5.

Người Việt quan niệm "Đầu năm mua muối" là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, gắn kết nồng nàn giữa các thành viên trong gia đình. Ảnh: TL

Còn "cuối năm mua vôi"? Trước đây, vôi đóng vai trò khá quan trọng trong mỗi gia đình người Việt, nó dùng để quét vôi lại ngôi nhà sau một năm dài nhiều gió bão, nó cũng được sử dụng để ăn với miếng trầu hoặc rải đều ở bốn góc nhà nhằm xua đuổi những điều đen đủi, không hay.

Ngoài ra, người Việt xưa cũng rất quan tâm, để ý đến việc sử dụng từ ngữ, họ quan niệm rằng, vôi trắng có thể tượng trưng cho sự bạc bẽo, lạnh nhạt trong các mối quan hệ (như câu: Bạc như vôi).

Cho nên khi năm cũ kết thúc, mua vôi để chuẩn bị trang trí lại nhà cửa, sử dụng hàng ngày thì đầu năm sau sẽ tránh được việc này, đồng nghĩa với quan niệm tránh được sự bạc bẽo trong cả năm.

Trẻ được tham gia cùng người lớn dọn dẹp, "quét vôi", giúp cửa nhà sạch sẽ, tinh tươm ngày Tết... vừa hiểu được ý nghĩa sâu xa của phong tục này, vừa giúp các bé hiểu giá trị của sức lao động, tận hưởng thành quả sức lao động để ngày Tết tươi vui hơn.

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 6.

Bánh chưng được coi là linh hồn của ngày Tết Việt Nam, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời.

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 7.

Tham gia cùng ông bà, cha mẹ gói bánh chưng, các con sẽ càng trân trọng hơn giá trị lao động, hiểu được sự vất cả của những người nông dân làm ra hạt gạo.

Khi gói bánh chưng, có thể cho con phụ giúp những việc nhỏ, cha mẹ hãy kể cho con về sự tích "Bánh Chưng, bánh Giày" từ thưở khai thiên lập địa để nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên.

Thậm chí, khi cùng cha mẹ gói bánh chưng, trẻ còn tiếp nhận được những bài học kỹ năng sống cần thiết như cách chuẩn bị, sắp xếp nguyên liệu ngăn nắp, cách phân công công việc cho từng thành viên trong gia đình, cách phối hợp với nhau để cho ra đời nồi bánh chưng - thành quả của cả nhà.

Cùng chuẩn bị gói bánh chưng, cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình - một phong tục thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất, trẻ cũng có thể cùng mẹ chuẩn bị mâm ngũ quả, được bài trí cẩn thận với tất cả lòng thành kính để dâng thắp hương trên bàn thờ. Bài học về sự tôn kính gia tiên đâu còn khó hiểu.

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 8.

Có câu chuyện cổ kể rằng ngày xưa ở Trung Quốc có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu trẻ con và khiến đứa trẻ đau đầu, sốt cao, làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.

Có cặp vợ chồng lớn tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ.

Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.

Tục lệ lì xì từ đó ra đời như một cách để đem lại may mắn cho trẻ nhỏ.

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, thầy cô trong những ngày Tết. "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy".

Ngày Tết càng đủ đầy phong tục truyền thống, trẻ càng học được nhiều điều ý nghĩa mà trường lớp chưa dạy hết - Ảnh 9.

Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình.

Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Trẻ hiểu rằng, tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa....

Còn rất nhiều những phong tục đẹp đẽ ngày Tết như đi lễ chùa, đi viếng thăm mộ phần tổ tiên, cùng chuẩn bị những thức bánh cổ truyền, khai bút đầu năm... Trẻ sẽ học được vô vàn điều thú vị, ý nghĩa về dân tộc, quê hương... chỉ qua việc tham gia cùng cha mẹ ngày Tết, để ngày Tết không chỉ là những bộn bề, lo toan, mệt mỏi...

Vì lẽ đó, ngày Tết của con càng đủ đầy những phong tục truyền thống thì con càng học được nhiều điều hay. Nói theo cách mà Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: "Trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa ra một bên".

Quỳnh An

Ảnh: T/h

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô dâu 88 tuổi lần đầu mặc váy cưới, kết hôn với mối tình thời thanh xuân

Cô dâu 88 tuổi lần đầu mặc váy cưới, kết hôn với mối tình thời thanh xuân

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Elaine Hall hạnh phúc trong lần đầu tiên mặc váy cưới ở tuổi 88. Bà kết hôn cùng mối tình thời thanh xuân sau nhiều thập kỷ xa cách.

5 chòm sao nam yêu vợ điển hình

5 chòm sao nam yêu vợ điển hình

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Trong vòng tròn hoàng đạo, có 5 chòm sao nam nổi tiếng là một ông bố mẫu mực thương con, một người chồng tốt yêu chiều vợ.

6 'quy luật thiên nhiên' cha mẹ áp dụng càng sớm con càng thành công sớm

6 'quy luật thiên nhiên' cha mẹ áp dụng càng sớm con càng thành công sớm

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

GĐXH - Trong tự nhiên có những quy luật nếu các bậc cha mẹ hiểu và áp dụng được vào dạy dỗ con cái, chúng rất dễ thành công.

Cảm động tình yêu của cô gái kém 50 tuổi, bác sĩ U80 có màn tỏ tình bất ngờ

Cảm động tình yêu của cô gái kém 50 tuổi, bác sĩ U80 có màn tỏ tình bất ngờ

Gia đình - 6 giờ trước

Sau khi kể câu chuyện lãng mạn, vị bác sĩ lấy từ trong ngăn kéo ra một chiếc gương và nói nhỏ với Han Shilan: "Tôi cũng có một chiếc gương nhỏ tặng cho em".

Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Gia đình - 12 giờ trước

Nghe dượng tâm sự xong, tôi thấy mừng vì mẹ đã gửi gắm tình cảm đúng người.

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gia đình - 12 giờ trước

Gửi con đến nhà em gái cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận được hóa đơn yêu cầu thanh toán các khoản chi tiêu cho bé.

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Gia đình - 1 ngày trước

Liên tiếp nhận hai đứa trẻ bị bỏ rơi làm con, người đàn ông nỗ lực làm ngày làm đêm lo cho các con ăn học, quyết không lập gia đình.

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều phụ huynh thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương thức kỷ luật phù hợp khi con phạm lỗi. Dưới đây là 5 phương pháp mà chuyên gia tâm lý khuyên mọi cha mẹ nên áp dụng nếu muốn con mình có một tương lai rộng mở.

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Hà Kiều Anh kể rằng chồng từng càm ràm vì cô bắt con đi học mà không chiều con hay hiểu theo ý con là con muốn cái gì cả.

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau hơn 10 năm ly hôn, biết chồng cũ bị bệnh không thể tự lo cho mình, vợ cũ quay lại chăm sóc chu đáo cho anh từng bữa ăn giấc ngủ.

Top