Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghĩ động thai, không ngờ mắc ung thư

Chủ nhật, 19:00 13/05/2018 | Y tế

GiadinhNet - Ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu nên khiến chị em chủ quan, không quan tâm. Bởi vậy, không ít chị em phải đình chỉ thai nghén, điều trị tốn kém…


BS Thanh khuyên chị em cần khám định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung. Ảnh TG

BS Thanh khuyên chị em cần khám định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung. Ảnh TG

Tưởng chỉ động thai, hóa ra ung thư

Mang thai ở tuần 32, chị Đ.T.L (ở Hà Nội) tự nhiên thấy máu ra. Lo sợ mình bị động thai, dọa sẩy nên chị đi khám. Gia đình đưa chị nhập viện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sỹ tìm các nguyên nhân nhưng không thấy chị có vấn đề gì về thai nghén. Sau đó có khám đường âm đạo thì thấy cổ tử cung của chị có tổ chức sùi. Lúc đầu lo sợ gây sẩy thai, chị L rất ngại khám phụ khoa và càng không muốn làm sinh thiết, xét nghiệm. Khi được bác sỹ tư vấn kỹ, chị quyết định bấm sinh thiết và kết quả cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn II và buộc phải lựa chọn hoặc là tính mạng của mình hoặc là thai nhi. Cuối cùng, đến tuần thai thứ 34, chị buộc phải phải mổ chủ động lấy thai và can thiệp chữa trị ung thư cổ tử cung.

Trường hợp của chị V.T.H (23 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) cũng thật đáng tiếc khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Sau một lần quan hệ, chị thấy có những vết máu chảy ra từ bộ phận sinh dục nhưng không để ý. Thế nhưng, hiện tượng đó lại xuất hiện thêm vài lần nữa, chị mới vào viện khám để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi khám, các bác sỹ phát hiện chị bị nhiễm virus HPV tuýp 16 và đã có tổn thương biểu mô vảy mức độ cao.

Mắc bệnh ở giai đoạn đầu, khi đó chị chưa có con nên các bác sỹ đã cân nhắc rất kỹ và quyết định cắt hết tổn thương tại chỗ đi rồi tư vấn để chị vẫn có thể mang thai. Một thời gian sau, chị có thai, các bác sỹ phải khâu vòng cổ tử cung để giữ được thai vì đã cắt cổ tử cung. Khi chia sẻ, chị H đã rất tiếc vì đã không tiêm phòng HPV sớm.

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh - Phó Trưởng khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Ung thư cổ tử cung phát triển vô cùng chậm, ở giai đoạn đầu gần như bệnh nhân không có biểu hiện gì. Muộn hơn, có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mờ hồ như mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng nhiều người vẫn nghĩ do suy nhược cơ thể, áp lực công việc hàng ngày chứ không phải là do bệnh tật từ bên trong.

“Đa phần các trường hợp chỉ đến khi viêm nhiễm phụ khoa, ra khí hư, khó chịu mới đi khám. Sau khi khám, tư vấn làm sàng lọc… mới phát hiện ra bị ung thư cổ tử cung. Khi xuất hiện các biểu hiện như ra máu bất thường mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn 2 trở đi. Chỉ tính riêng trong tháng 4 năm nay, Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã tiếp nhận gần 500 trường hợp sàng lọc virus HPV, trong đó có 29 ca dương tính với chủng HPV tuýp nguy cơ cao, ngoài ra là các bệnh phụ khoa khác”, BS Thanh cho hay.

Ai nên đi sàng lọc ung thư?

BS Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nhiễm dai dẳng HPV (virus gây u nhú ở người). Có hơn 100 chủng HPV, trong đó chủng 16 và 18 dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung; chủng 6 và 11 dẫn đến 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.

Ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa nếu chúng ta phát hiện nguy cơ bệnh sớm. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%. Hiện có các phương pháp sàng lọc phát hiện bệnh gồm: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung và Xét nghiệm cobas HPV - xét nghiệm chính ban đầu (xét nghiệm đầu tay) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp bác sỹ đánh giá xem người phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay không, để từ đó có hướng theo dõi và xử lý thích hợp, kịp thời.

Bởi vậy, phụ nữ cần tạo thói quen đi khám sức khoẻ sản phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đối đầu tiên và chúng ta có thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ tuổi 21. Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung (HPV test) vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung là rất thấp. Phụ nữ từ 30 tuổi hoặc hơn nên làm thêm HPV test song song với PAP test. Nếu cả hai xét nghiệm bình thường thì chỉ cần làm lại các xét nghiệm sau mỗi 3 năm.

Hiện nhiều phụ nữ có sai lầm rằng đã nhiễm virus HPV không cần tiêm vaccine nữa. Thực tế, virus HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác. Tiêm vaccine phòng bệnh giúp tạo kháng thể đủ mạnh để phòng ngừa nhiễm và tái nhiễm HPV.

Ngoài ra, phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc đã lập gia đình vẫn nên tiêm vaccine phòng HPV để phòng tái nhiễm hoặc phòng các chủng HPV chưa bị nhiễm. Song song với việc tiêm vaccine, bạn cũng nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP để tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia khuyến cáo, các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung gồm có nhiều con, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, mắc bệnh lây lan tình dục, hệ miễn dịch yếu (HIV, AIDS), hút thuốc… Phụ nữ trên 30 tuổi đã có vài con hoặc nhiều con nên bắt đầu biết lo ung thư cổ tử cung. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp… Việc điều trị sẽ càng khó khăn và tốn kém ở giai đoạn muộn.

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết: Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, đối với phụ nữ khi đã quan hệ tình dục, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nên tiêm ngừa vaccine chống ung thư cổ tử cung trong độ tuổi quy định (9-26 tuổi) và nếu có các dấu hiệu bất thường thì phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xét nghiệm.

Phương Thuận - Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 11 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 12 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top