Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
GiadinhNet - Trải qua mười thế kỷ, Thăng Long - Hà Nội dù có nhiều đổi thay, nhưng những nét đặc trưng đã được chắt lọc và hun đúc qua hàng trăm thế hệ, tạo nên một diện mạo văn hóa Hà Nội thì không lẫn vào đâu được.
![]() |
Hà Nội xưa. |
Vì lẽ đó, nói đến văn hóa Thăng Long cũng chính là nhắc đến văn hóa Kẻ Chợ - Kinh kỳ với những biểu hiện dễ nhận thấy qua ngôn ngữ giao tiếp, trang phục, truyền thống ẩm thực và cách làm ăn sản xuất... Chất thanh lịch ấy trước hết được biểu hiện ở cách nói năng. Theo ông Nguyễn Vinh Phúc thì cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội không chỉ ở chỗ chuẩn xác, mẫu mực mà còn là biết sử dụng ngôn ngữ lưu loát, nhã nhặn và tế nhị. Ấy là do bên cạnh tiếng nói “bản địa”, người Hà Nội đã tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất.
Nét thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện trong cách ăn mặc rất riêng vừa đẹp, vừa lịch sự, nền nã, vừa hào hoa, trang nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo. Ngay trong lòng khu phố cổ Hà Nội ngày nay, tại số nhà 38 Hàng Đào vẫn còn tấm biển khắc chữ Hán “Đồng Lạc quyến yếm thị”. Đây là ngôi đình của chợ bán yếm lụa ngày xưa, mang tên Đồng Lạc. Điều này chứng tỏ Thăng Long – Kẻ Chợ đã có cả một cái chợ dành cho phường bán yếm xưa và cả phường nghề dệt nhuộm truyền thống chỉ riêng phục vụ cho nhu cầu ăn mặc làm đẹp của người Thăng Long.
Cùng với dải yếm, trang phục của người phụ nữ Hà Nội xưa còn có sợi dây xà tích bạc, có ống vôi hình quả đào chạm trổ tinh vi và hàng loạt những thứ nữ trang khác như kiềng, xuyến, vòng, hoa, hột, dây chuyền, lắc...
Sang đầu thế kỷ XX, áo tứ thân cải tiến thành áo dài, lúc đó gọi là áo tân thời. Lúc mới đầu, áo dài có chiều dài gần chấm gót. Một thời gian sau lại được cải tiến ngắn lên trên đầu gối. Hình ảnh các nữ sinh của trường Đồng Khánh (Hà Nội) mặc áo dài thướt tha đi bộ giữa mùa thu Hà Nội đã đi vào thơ ca và tranh ảnh của không biết bao văn nhân tài tử.
Nói đến văn hóa Hà Nội không thể bỏ qua truyền thống ẩm thực có một không hai mà ai một lần đặt chân đến xứ này đều phải gật đầu thán phục. Cái sành ăn uống, nấu nướng của người Hà Nội không chỉ để “ngon”, “lạ” mà được nâng cao lên tầm “nghệ thuật” ẩm thực. Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ chút gia vị cho đến cách bày trí, cách thưởng thức.
Thạch Lam trong tản văn “Quà Hà Nội” có viết: “Trong một ngày không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau, ăn quà cũng là một nghệ thuật: Ăn đúng vào cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn”. Còn theo nhà văn Băng Sơn thì có thể kể đến những món quà đã làm nên “linh hồn” của ẩm thực Hà Nội như: Phở, bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng, cốm Vòng, nem Vẽ, bánh cuốn Thanh Trì, cam Canh, bưởi Diễn...
![]() |
Hà Nội xưa |
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc thì nét thanh lịch của người Kẻ Chợ còn thể hiện đậm đặc trong phương thức làm ăn sản xuất. Nghề ở đây có nét đẹp riêng tài hoa, tinh xảo, điêu luyện trong tay nghề, giữ gìn chữ tín về chất lượng hàng hóa. Có được điều đó vì đất Kẻ Chợ là nơi hội tụ của bao nhân tài, vật lực ở khắp bốn phương đất nước. Tục ngữ xưa có câu: “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ” là để ca ngợi cung cách làm ăn của người Hà Nội. Có lẽ chưa một kinh đô nào lại có nhiều nghề thủ công tồn tại lâu đời như Hà Nội. Nào là nghề bạc (Hàng Bạc), nghề giấy (Bưởi), nghề làm tranh (Hàng Trống), nghề gốm sứ (Bát Tràng), làm nón (Làng Chuôm), nghề trồng hoa (Ngọc Hà), nghề rèn (Lò Rèn)... Đây là nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội 36 phố phường với đa sắc màu văn hóa sống.
Là Kinh đô của nước Việt qua hàng nghìn năm lịch sử, Hà Nội luôn phải trải qua những biến cố thăng trầm, những đổi thay dâu bể. “Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước ấy, bất kể lúc nào người Hà Nội cũng thể hiện rõ một chí khí kiên cường và tinh thần bất khuất, bảo vệ đến cùng đất Kinh đô. Chính những phẩm chất cao đẹp ấy đã hun đúc thành một truyền thống quý báu, rất đặc trưng cho người Hà Nội” – GS.TS, Chủ tịch hội sử học Hà Nội Nguyễn Quang Ngọc nhận định.
Kể từ đầu Công nguyên đến thời Lý, dân tộc ta đã trải qua hơn một nghìn năm binh lửa, người Thăng Long đã cùng cả nước anh dũng chống phong kiến phương Bắc giành lại quyền độc lập tự chủ. Theo GS.TS sử học Nguyễn Quang Ngọc thì từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng cho đến thời Bà Triệu, Lý Nam Đế, họ Khúc, họ Ngô... trong suốt thời gian đó đã hơn một lần vùng đất Hà Nội cổ trở thành thủ phủ của chính quyền Trung ương.
Đến thời Lý, với sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long đã mở ra một thời kỳ mới của đất Thăng Long sau 1000 năm bị phương Bắc đô hộ. Thời kỳ này, nhân dân Thăng Long không chỉ xây dựng kinh đô thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước mà còn góp phần lập nên chiến công bảo vệ Tổ quốc chống Tống xâm lược với hai nhân vật Hà Nội tiêu biểu nhất là Nguyên Phi Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt.
Tuy nhiên, Thăng Long “rực sáng” hơn cả có lẽ phải kể đến thời Trần. Trong vòng chưa đầy 30 năm, giặc Nguyên Mông – một “đế quốc” sừng sỏ từng làm mưa làm gió trên các chiến trường Âu, Á ba lần liền kéo quân sang bành trướng Đại Việt thì cả ba lần đều bị đại bại. Lần thứ nhất, chỉ với tòa thành rỗng cùng một trận tổng phản công, Thăng Long đã buộc quân giặc phải tháo chạy. Lần thứ hai, cùng với những Hàm Tử, Chương Dương, Giang Khẩu (Hàng Buồm)... Thăng Long một lần nữa làm cho giặc Nguyên thảm hại rút lui. Lần thứ ba, sau 32 ngày chiếm đóng, Thăng Long khiến quân giặc giẫm đạp lên nhau chạy về Vạn Kiếp để thoát thân nhưng hơn phân nửa phải chìm sâu dưới đáy Bạch Đằng Giang. Những Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản... cùng hào khí “Đông A” đưa đất Thăng Long tỏa sáng khắp bốn phương.
Bước sang thời Nguyễn, người Hà Nội lại càng thể hiện đậm đặc hơn tinh thần bất khuất của hào khí Thăng Long. Mở đầu là sự kiện Garnier đem quân tới chiếm Hà Nội vào 1873. Tướng giữ thành Hà Nội bấy giờ là Nguyễn Tri Phương đã lãnh đạo nhân dân Hà Nội chiến đấu đến cùng để giữ thành. Khi bị Pháp bắt, Nguyễn Tri Phương đã khảng khái từ chối việc cứu chữa vết thương và sau đó thì tuyệt thực mà chết để tỏ rõ nghĩa khí. Rồi đến năm 1882, mặc cho tướng Pháp Henri Rivière ra tối hậu thư và triều đình chủ hòa, tổng đốc Hoàng Diệu vẫn chỉ đạo dân Hà Nội tử thủ chống lại quân Pháp. Không giữ được thành, đô đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết tại Võ Miếu. Tinh thần bất khuất của người Hà Nội càng lúc càng dâng cao mặc cho quân Pháp ra sức đàn áp. Tinh thần ấy không lúc nào ngừng nghỉ, kéo dài cho đến những năm 40 của thế kỷ 20, đánh dấu bằng sự kiện Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, để bảo vệ đến cùng chủ quyền, năm 1946 quân và dân Hà Nội đã nêu cao tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, đứng lên chống thực dân Pháp. Cuộc chiến đấu gan dạ, dũng cảm của quân dân Liên khu I nội thành Hà Nội kéo dài 2 tháng đã khiến cho quân Pháp phải kinh hoàng. Trong Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn viết: “Chưa bao giờ tôi gặp một đoàn quân nhiều màu sắc phong phú đến như vậy. Đủ mọi lứa tuổi, từ em nhỏ nhi đồng đến những người tóc đã hoa râm. Khá đông các chị. Quần áo đủ kiểu... Chỉ giống nhau là mọi người đều mang vũ khí, thắt túi đạn hoặc lựu đạn ngang lưng. Những bộ mặt được khói lửa chiến trường tôi rắn lại vẫn chưa mất đi những nét tài hoa, son trẻ của lớp thanh niên, học sinh Thủ đô”.
Sau khi hòa bình lập lại, đế quốc Mỹ vẫn âm mưu đưa miền Bắc “trở lại thời kỳ đồ đá”. Vậy nhưng Hà Nội đã kiên cường chống trả, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu, buộc địch không còn cách nào khác là ngồi vào bàn đàm phán tại Paris năm 1973.
Hai năm tiếp theo của cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ, biết bao chàng trai, cô gái Hà Nội vẫn tiếp tục xung phong vào tuyến lửa, hy sinh máu và nước mắt cho ngày vui Đại thắng năm 1975.
Đó chính là hào khí Thăng Long – Hà Nội, hào khí được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử...
Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến những tên đường, tên phố, các điểm di tích gắn liền với những truyền thuyết, sự kiện trọng đại của dân tộc: Thăng Long tứ trấn (Đền Voi Phục, Kim Liên, Bạch Mã, Trấn Vũ); Hà Nội 36 con phố phường; Hà Nội năm cửa Ô; Hà Nội với truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm; Hà Nội với trường Đại học đầu tiên - Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Chùa Một cột, chợ Đồng Xuân, quảng trường Ba Đình và đặc biệt là Lăng Bác Hồ... Những địa danh này đã đi vào thơ ca, đi vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ rất đối thiêng liêng.
Có lẽ ít vùng đất mà mỗi góc phố, con đường, mỗi ngôi đền, thậm chí là cả món ăn đều ẩn tàng một chiều sâu lịch sử, giá trị văn hóa như Hà Nội. |

Vui buồn lẫn lộn trong ngày hội ngộ giữa người mẹ và con gái 13 tuổi bị mất tích
Xã hội - 29 phút trướcSau gần 4 ngày mất liên lạc một cách bí ẩn, bé gái 13 tuổi cuối cùng đã trở về an toàn, khép lại chuỗi ngày lo âu tột độ của gia đình.

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại
Đời sống - 1 giờ trướcMỗi một đứa trẻ bị lừa gạt, phía sau đều là một gia đình đầy giận dữ, bất lực, thậm chí tuyệt vọng.

Triệt phá ổ mại dâm núp bóng massage ở Hà Nội: Nữ nhân viên thu nhập hàng tháng từ 150 - 200 triệu đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Đường dây mại dâm hoạt động tinh vi dưới vỏ bọc cơ sở massage vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá. Đáng chú ý, lời khai của một nữ nhân viên về mức thu nhập có thể lên tới 200 triệu đồng mỗi tháng đã hé lộ lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động bất chính này.

Hà Nội: CSGT 'trắng đêm' kiểm soát hoạt động vận tải, gần 200 vi phạm bị xử lý
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Thực hiện kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội, lực lượng CSGT toàn Thành phố đã tăng cường kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.

Từ ngày 1/8, hàng triệu thuê bao sẽ rơi vào 'danh sách đen' nếu không biết điều này
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ 1/8/2025, nhiều thuê bao di động sẽ bị khóa, thu hồi nếu rơi vào 1 trong 5 trường hợp theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bé trai bị cô ruột đánh đập dã man vì 'bán vé số ế'
Thời sự - 4 giờ trướcBán còn nhiều vé số, bé trai 13 tuổi bị cô ruột Nguyễn Thị Đời đá, tát, dùng cây đánh hàng chục cái mặc em khóc lóc, van xin.

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Hơn 100 thương binh nặng sống tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng (phường Ba Sao, Ninh Bình), nơi những cơ thể không còn lành lặn vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần người lính, sống kiên cường giữa đời thường.

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Đối tượng Trần Hải Quỳnh - kẻ nổ súng khi bị công an kiểm tra hành chính ở Hà Nội đã bị bắt giữ tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị).

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách
Xã hội - 9 giờ trướcNgày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Hà Nội: Đang đi trên phố Trường Chinh, xe máy bất ngờ tụt 'hố tử thần'
Đời sốngGĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trường Chinh (TP Hà Nội) đã bất ngờ tụt xuống hố sâu xuất hiện giữa lòng đường.