Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại

Chủ nhật, 18:54 27/07/2025 | Đời sống

Mỗi một đứa trẻ bị lừa gạt, phía sau đều là một gia đình đầy giận dữ, bất lực, thậm chí tuyệt vọng.

* Dưới đây là chia sẻ của một phụ huynh giấu tên trên tờ Lifeweek (Trung Quốc), về chủ đề những đứa trẻ vị thành niên bị lừa sang Myanmar, Campuchia... làm việc cho các tổ chức lừa đảo.

Ngày 7/7/2023, kênh Đô thị Hà Nam đưa tin 9 thiếu niên ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã bị lừa sang Myanmar làm việc cho các công ty lừa đảo viễn thông . Tại các khu vực phía Bắc Myanmar, những đứa trẻ này bị đánh đập bằng ống nước, bị dội nước sôi vào người, bị chích điện nếu không hoàn thành "chỉ tiêu công việc". Theo lời phụ huynh, em nhỏ nhất mới 15 tuổi, lớn nhất chỉ vừa bước qua tuổi thành niên.

Tôi tham gia vào một nhóm WeChat có hơn 200 phụ huynh trên khắp Trung Quốc. Họ đều có chung một nỗi đau khi con mình bị lừa làm việc cho các tổ chức lừa đảo.

Thông qua nhóm chat, đầu tháng 6, tôi gặp một cô bé 15 tuổi tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây. Em từng bị lừa sang Myanmar cuối tháng 2/2023 và được giải cứu vào đầu tháng 4/2023. Chúng tôi sống cùng nhau vài ngày và tôi nhận ra em là hình ảnh thu nhỏ của hàng trăm đứa trẻ lạc lối - những người bị cuốn vào thế giới của tiền bạc, mạng xã hội, và "sự trưởng thành" méo mó khi vừa bỏ học, chưa kịp bước vào đời.

Em tên là Chu Đình . Nhìn bên ngoài, rất khó đoán được em mới 15 tuổi, tóc đỏ cam (do màu nhuộm đã phai), trang điểm đậm, môi đỏ, mắt kẻ sắc, mặc váy tay bồng trắng hợp mốt. Em kể mình vừa làm "công chúa phòng" cho một quán KTV cao cấp - công việc nhẹ, lương tháng 5.000 tệ (hơn 18 triệu đồng), có thêm hoa hồng nếu mời được khách đặt phòng. Em nói dối mình 17 tuổi, nói mất chứng minh thư và được nhận việc một cách dễ dàng.

Sau giờ làm, em về căn phòng trọ nhỏ thuê 550 tệ/tháng (hơn 2 triệu đồng/tháng), bên trong có một chú chó Labrador hai tháng tuổi. "Bạn em mua nó 800 tệ (gần 3 triệu đồng) nhưng lười nuôi nên vứt cho em. Em cũng chẳng định nuôi mà rồi thành nuôi luôn" - Chu Đình cười tươi khi kể về những lần chú chó tè bậy, khiến em phải dậy sớm dọn dẹp.

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại- Ảnh 1.

Ngoài kia có rất nhiều người như Chu Đình. (Ảnh minh họa)

Hai tháng trước đó, em còn bị nhốt trong khu lừa đảo viễn thông ở miền Bắc Myanmar.

Sự việc bắt đầu từ cuối tháng 2/2023. Một thanh niên từng quen trong thời gian làm ở quán bar đã liên lạc với em. Hắn nói đang làm việc tại Myanmar, lương tháng 100.000 tệ (hơn 365 triệu đồng), lại được có người bảo vệ riêng. Chu Đình tin lời hắn.

Ngày 25/2, em nói dối gia đình là đi Quảng Đông làm công nhân, nhưng thật ra đang trên đường sang Myanmar. Đầu tháng 3, khi em báo tin đang ở Myanmar, một người bạn trong nhóm cảm thấy bất an, báo cho người anh trai đang học đại học ở Nam Ninh của Chu Đình.

Ban đầu, Chu Đình không nhận ra mình bị lừa. Đến ngày 23/3/2023, khi không thể tự rời khỏi khu vực làm việc, em mới nhắn định vị khu lừa đảo cho anh trai và bảo "phải nộp tiền chuộc mới được về". Gia đình huy động được 120.000 tệ (hơn 437 triệu đồng) để cứu em ra. Ngày 3/4/2023, em được đón về nước.

Câu chuyện của Chu Đình không hiếm!

Rất nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc bị lừa sang Myanmar, Campuchia, Lào… làm việc cho các băng nhóm lừa đảo. Trong đó, Myanmar là "trung tâm" lớn nhất của các tổ chức này.

Số liệu của Văn phòng Liên ngành Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết đến tháng 3/2022, các vụ việc lừa đảo viễn thông tại phía Bắc Myanmar chiếm tới 68,5% tổng số vụ việc xảy ra ở nước ngoài.

Trong số người về nước đầu thú từ Myanmar, 97% từng vượt biên trái phép. Trong số những người bị bắt giữ khi vượt biên tại biên giới Trung - Myanmar, 70% là vì mục đích làm việc trong các khu lừa đảo.

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại- Ảnh 2.

Câu chuyện của Chu Đình không hiếm. (Ảnh minh họa)

Tại sao các tổ chức lừa đảo dễ dàng lôi kéo được thanh thiếu niên?

Nghiên cứu của cảnh sát thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, cho thấy:

- 98% số người vượt biên trái phép xuất thân từ nông thôn.

- Trình độ học vấn rất thấp, đa số chỉ học hết tiểu học hoặc trung học cơ sở.

- 56% trong độ tuổi 20–30, 7% là trẻ vị thành niên .

Họ là ai?

Chu Đình sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn. Cha mẹ ly hôn khi em mới 3 tuổi. Em sống với mẹ, còn anh trai theo cha. Sau này mẹ tái hôn, sinh thêm một em gái, nhưng Chu Đình luôn cảm thấy mình là "người thừa". Em không thân với cha dượng, người luôn im lặng, hờ hững. Với cha ruột - người từng ngoại tình, nghiện rượu, em chỉ còn lại sự căm ghét.

Cuộc sống ở quê em là những ngày tẻ nhạt và bạo lực lẩn khuất. Từ nhỏ đã nghe chuyện "chồng giết vợ", mới đây nhất là vụ một người đàn ông giết cả vợ lẫn con chỉ vì nghi ngờ đứa trẻ không phải con ruột.

Mẹ Chu Đình chỉ mong em học hết cấp hai, lên cấp ba hoặc vào trường nghề để "bớt lo", nhưng Chu Đình thì ghét trường học, ghét thầy cô, ghét bạn bè. Em thấy thầy cô coi thường, bạn bè nói xấu sau lưng, môi trường "độc hại".

Cuối năm lớp 8, Chu Đình theo bạn bỏ học, đến Quảng Đông tìm việc. Bắt đầu là bán trái cây, rồi vào nhà máy dán tem hàng, sau đó là các công việc ở quán bar, KTV…

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại- Ảnh 3.

Khi pháo hoa ở khu lừa đảo bừng sáng là một nạn nhân một sập bẫy, một gia đình ngập trong cảnh nợ nần. (Ảnh minh họa)

"Ch úng em chỉ muốn kiếm tiền sớm một chút"

Chu Đình và những bạn bè như em đều có chung một suy nghĩ trưởng thành nhanh để sống tự do. Trên mạng xã hội, các em gọi nhau là "chị", "anh", mặc váy ngắn, trang điểm đậm, nuôi thú cưng, sống như người lớn.

Các em bị thu hút bởi viễn cảnh "việc nhẹ lương cao". Khi được rủ sang Myanmar, các em không sợ. Vượt biên qua rừng, qua núi, chạy trốn cảnh sát... tất cả với Chu Đình đều là "trải nghiệm kích thích".

Sau khi vào Myanmar, Chu Đình mới phát hiện mình bị lừa. Có lần em thấy các "đồng nghiệp" nam bị đánh tím bầm, "đồng nghiệp" nữ thì phải ngồi xổm phạt hàng tiếng. Bản thân em cũng bị giám sát, đánh phạt khi không đạt chỉ tiêu.

Ở đó, nguy hiểm không chỉ là đòn roi. Có những người bị nhốt vào "phòng đen", không có cửa sổ, bị bỏ đói, bị đánh, bị chích điện. Nhiều người bị ép làm "kéo đầu người", dụ người mới sang lừa đảo để lấy tiền hoa hồng.

Nguy hiểm hơn cả là những người không có gia đình cứu chuộc. Một số phụ huynh không tin vào các nhóm giải cứu , sợ bị lừa tiếp. Có người chấp nhận bỏ con. Cũng có những gia đình phải trả tới 400.000 - 500.000 tệ (hơn 1,4 - 1,8 tỷ đồng) để chuộc người thân.

Trở về nhưng chưa thể bình yên

Sau khi về nước, Chu Đình tính học nốt cấp hai. Nhưng khi quay lại trường, em bị bạn bè đàm tiếu, bị thầy cô dè bỉu vì tóc đỏ và váy ngắn. Em bỏ học chỉ sau vài ngày.

Bây giờ, em chỉ tin mẹ và anh trai. Em dự định học nghề, thi lấy chứng chỉ làm spa. Lần đầu tiên, Chu Đình tính toán chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm, cùng mẹ trả nợ . Nhưng những ám ảnh cứ luôn bủa vây em.

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại- Ảnh 4.

Sau khi được giải cứu, cuộc sống của các em bị bán sang các khu lừa đảo cũng chẳng thể yên. (Ảnh minh họa)

Phía sau một đứa trẻ bị lừa, là một gia đình tuyệt vọng

Mẹ Chu Đình phải bán vàng, vay nợ để lo tiền chuộc con. Bà và chồng sắp ly hôn, định lên Bắc Hải làm osin, sau đó vào Quảng Châu kiếm thêm, mong trả hết nợ và mua căn nhà nhỏ cho con.

Hằng ngày, bà và con gái vẫn nhắn tin qua WeChat. Cuộc sống tiếp tục, nhưng chưa ai dám thở phào.

"Chỉ là muốn kiếm tiền sớm một chút"... lời nói tưởng như ngây thơ ấy, lại khiến quá nhiều gia đình rơi vào bi kịch không lối thoát.

"Công việc nhẹ, lương cao, không cần bằng cấp" nghe thì hấp dẫn, nhưng thường là cái bẫy được giăng ra để nhắm đến những bạn trẻ non kinh nghiệm, thiếu điểm tựa và đang khát khao kiếm tiền thật nhanh. Câu chuyện của Chu Đình là một minh chứng đau lòng rằng không có con đường tắt nào dẫn đến cuộc sống ổn định và cũng chẳng ai trao cho bạn tự do nếu bạn không hiểu rõ cái giá phải trả.

Các bạn trẻ, trước bất kỳ lời mời gọi nào qua mạng, đặc biệt là liên quan đến việc đi làm xa, việc lương cao bất thường, hãy dừng lại vài phút để kiểm tra thông tin, hỏi ý kiến người thân, thầy cô, hoặc tìm đến các kênh hỗ trợ uy tín. Một tin nhắn, một cuộc gọi đúng lúc có thể cứu bạn khỏi cả một hành trình lạc lối.

Sự trưởng thành không nằm ở việc "kiếm tiền sớm", mà ở khả năng nhìn xa, chọn đúng và biết bảo vệ bản thân trước những ảo ảnh mang tên cơ hội. Đừng để một phút bốc đồng đổi lấy những năm tháng ám ảnh. Trưởng thành thật sự không bao giờ là vội vàng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Từ ngày 1/8, hàng triệu thuê bao sẽ rơi vào 'danh sách đen' nếu không biết điều này

Từ ngày 1/8, hàng triệu thuê bao sẽ rơi vào 'danh sách đen' nếu không biết điều này

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Từ 1/8/2025, nhiều thuê bao di động sẽ bị khóa, thu hồi nếu rơi vào 1 trong 5 trường hợp theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hơn 100 thương binh nặng sống tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng (phường Ba Sao, Ninh Bình), nơi những cơ thể không còn lành lặn vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần người lính, sống kiên cường giữa đời thường.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được in trên mặt trước của thẻ thể hiện rõ thời điểm thẻ bắt đầu có hiệu lực sử dụng từ ngày nào. Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP?

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'

Đời sống - 10 giờ trước

Gần 20 năm kiên cường vượt lên số phận, người vợ liệt sĩ Đoàn Đức Thắng - nguyên Phó Hải đội trưởng quân sự Hải đội 101 (nay là Hải đoàn 11 – Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) đã không ngừng cố gắng bước tiếp, gánh vác cả phần chồng nuôi dạy con trưởng thành.

Cựu binh đau đáu lời hứa với đồng đội, 20 năm tìm được 21 hài cốt liệt sĩ

Cựu binh đau đáu lời hứa với đồng đội, 20 năm tìm được 21 hài cốt liệt sĩ

Đời sống - 12 giờ trước

Suốt 20 năm qua, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Thiện Tỉnh đã trở lại chiến trường xưa không biết bao nhiêu lần để tìm kiếm hài cốt những đồng đội hy sinh trên tuyến lửa Quảng Trị.

Tin sáng 27/7: Bắc Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng; đề xuất tăng chế độ, phụ cấp cho sĩ quan quân đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Tin sáng 27/7: Bắc Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng; đề xuất tăng chế độ, phụ cấp cho sĩ quan quân đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 27/7 đến ngày 4/8, Bắc Bộ có khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng.

Hà Nội: Đang đi trên phố Trường Chinh, xe máy bất ngờ tụt 'hố tử thần'

Hà Nội: Đang đi trên phố Trường Chinh, xe máy bất ngờ tụt 'hố tử thần'

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trường Chinh (TP Hà Nội) đã bất ngờ tụt xuống hố sâu xuất hiện giữa lòng đường.

Ấm lòng tình người hướng về đồng bào vùng lũ Nghệ An

Ấm lòng tình người hướng về đồng bào vùng lũ Nghệ An

Đời sống - 21 giờ trước

Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều người đã góp của, góp công chung tay hướng về bà con vùng lũ Nghệ An. Đây là điểm tựa vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để bà con vùng lũ từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Đội cứu hộ tàu Vịnh Xanh 58: Hoàn trả 50 triệu được tặng, tiếp tục tìm nạn nhân cuối cùng

Đội cứu hộ tàu Vịnh Xanh 58: Hoàn trả 50 triệu được tặng, tiếp tục tìm nạn nhân cuối cùng

Đời sống - 22 giờ trước

Tổng đội trưởng Đội cứu hộ, cứu nạn 116 cho biết đã phối hợp với lực lượng chức năng tìm được nhiều thi thể trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58. Trong đó, họ trực tiếp tìm được 4 thi thể nạn nhân.

Top