Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngộ độc do vi khuẩn

Thứ sáu, 08:56 17/10/2008 | Sống khỏe

Mặt trái của sự tiện lợi trong phong cách ăn uống hiện đại là tình trạng thiếu kiểm soát về mặt vệ sinh thực phẩm mà hậu quả trực tiếp nhất là các vụ ngộ độc thực phẩm. Vì thế, bản thân mỗi người, mỗi gia đình cần tự trang bị những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những tư vấn kỹ lưỡng dưới đây của Bs.Ths Phan Bích Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Khám &Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng sẽ giúp bạn kiểm soát được độ an toàn của những thực phẩm gia đình sử dụng hàng ngày.

Ảnh minh họa.

1. Ngộ độc thức ăn do nhóm Salmonella
 
Đây là nhóm vi khuẩn đường ruột ở gia súc (bò, cừu, dê...) cả ở lợn, gà, vịt và đôi khi cá tôm cua cũng có. Salmonella bền vững với nhiệt độ hơn các vi khuẩn khác, chúng chịu được nhiệt độ 60oC trong 1 giờ, do đó thịt nhiễm salmonella thái lát dày, rán không kỹ vẫn gây ngộ độc.

Vi khuẩn salmonella cũng chịu được muối vì vậy thịt, cá ướp muối vẫn có thể có salmonella (trong nồng độ muối 5 - 18% salmonella vẫn sống được 30 ngày). Salmonella theo thức ăn vào ruột, qua hệ bạch mạch vào máu gây nhiễm trùng huyết. Khi salmonella bị phân huỷ làm giải phóng nội độc tố (edotoxin).
 
Triệu chứng:
 
Khi ăn phải thức ăn nhiễm salmonella, sau thời gian ủ bệnh ngắn (vài giờ đến 1, 2 ngày) cơ thể có triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đau thắt ở lưng và cơ chân, xuất hiện nhiều mụn rộp ở môi, mép và cả lưỡi. Đa số các trường hợp tự khỏi sau 2 - 3 ngày, nhưng có trường hợp tử vong do sức đề kháng kém. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè do trời nóng ẩm, vi khuẩn dễ phát triển, sức đề kháng của cơ thể suy kém.
 
Phòng ngừa:
 
- Chỉ nên dùng các thực phẩm động vật biết rõ nguồn gốc, có qua kiểm tra vệ sinh thực phẩm.
 
- Quá trình chế biến và bảo quản cần bảo đảm vệ sinh và sử dụng thực phẩm trước khi hết hạn. Cần nhớ là các loại thịt nghiền (xay), phủ tạng thường bị nhiễm khuẩn nhiều hơn và số vi khuẩn tăng lên rất nhanh, sau một ngày tăng 1 triệu lần, sau hai ngày tăng 1 tỷ lần.
 
- Không để thức ăn chất lượng tốt, đã nấu chín, bị nhiễm khuẩn. Muốn vậy nên ăn ngay sau khi nấu, chén đĩa, bàn ăn, phòng ăn sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn. Nếu để lâu phải nấu lại trước khi ăn. Không bao giờ để thức ăn đã nấu chín cùng với thức ăn sống.

2. Ngộ độc thức ăn do Clostridium botilinum (CB)
 
CB là một loại vi khuẩn kị khí do Van Ermengem phát hiện năm 1895 (có tên botilinum nghĩa là “dồi” vì vào đầu thế kỷ 19 nhiễm độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn dồi tiết). Vi khuẩn kèm một nha bào nên có hình cái vợt. Nha bào này rất bền vững, chịu được nhiệt độ cao, chỉ bị hủy hoại ở nhiệt độ 100oC sau 360 phút; 105oC sau 120 phút; 110oC sau 35 phút; 120oC sau 4 phút.
 
CB thường gặp trong ruột gia súc, ruột cá và cả trong đất, bùn. Thịt, cá thường bị nhiễm khuẩn khi mổ làm thịt hoặc do bị bẩn bụi đất. Ngoại độc tố của CB có độc tính rất cao. Đối với người: liều gây tử vong là 0,035mg, mạnh gấp 7 lần độc tố của vi khuẩn uốn ván (tetanos).
 
Độc tố của CB bền vững với acid của dịch vị và cũng không bị các men tiêu hóa phân huỷ. Nhưng độc tố này không chịu được nhiệt độ cao, bị phá hủy ở 80oC trong vòng 5 - 60 phút. Loại ngộ độc này gây bệnh nặng vì vi khuẩn có khả năng tiết ra ngoại độc tố (exotoxin) làm hủy hoại thần kinh trung ương và có thể gây tử vong.
 
Triệu chứng:
 
Bệnh thường xuất hiện sau khi dùng đồ hộp kém chất lượng mà không đun lại. Sau thời gian ủ bệnh khoảng một ngày xuất hiện các triệu chứng liệt cơ mắt, song thị (nhìn một hóa hai), rối loạn lời nói rồi mất tiếng, có thể không sốt nhưng mạch nhanh biểu hiện của tình trạng nhiễm độc.
 
Bệnh kéo dài 4 - 8 ngày. Nặng có thể hôn mê, tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tim ngừng đập. Tỷ lệ tử vong nói chung rất cao tới 60 - 70%. Cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời bằng cách rửa dạ dày, tẩy ruột, tiêm huyết thanh kháng botilinum 50.000 - 100.000 đơn vị, dùng các thuốc trợ tim, trợ hô hấp và các hồi sức cần thiết...
 
Phòng ngừa:
 
- Thịt, cá đưa tại nơi chế biến phải tươi và được xét nghiệm vi khuẩn. Không được ướp muối, xông khói, ướp lạnh hay các biện pháp bảo quản khác với những thực phẩm đã bị ôi thiu.
 
- Không nên dùng các đồ hộp đã quá hạn, tuyệt đối không dùng các đồ hộp bị phồng (dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn kỵ khí). Trường hợp đồ hộp vẫn trong điều kiện dùng được, nhưng nếu có nghi ngại, nên luộc sôi, đun kỹ trước khi dùng.
 
- Đặc biệt với cá, dùng cá còn sống là tốt nhất. Nếu cần bảo quản nên mổ cá bỏ ruột bởi ruột là nơi có nhiều CB. Rửa cá đã mổ với nước sạch và ướp lạnh ngay.
 
3. Ngộ độc thức ăn do Tụ cầu vàng (Staphyloccocus aureus)
 
Những trường hợp ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng (SA) đầu tiên được thông báo năm 1901 do ăn bánh kem và sau đó là nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa do ăn sữa bò. Sữa tươi không lọc sau khi vắt có thể bị nhiễm độc sau vài giờ để trong phòng.
 
Gia súc (có sừng) như bò, trâu, dê, cừu... chính là nguồn mang SA, đặc biệt là những con bò bị viêm vú có nguy cơ cao hơn hẳn... Người cũng là nguồn gây SA bởi trong họng những người khoẻ mạnh cũng thường có SA (4-5% các trường hợp).
 
Đáng lo ngại là SA phát triển rất nhanh trong các loại thực phẩm như sữa, kem sữa, bánh trứng, thịt cá. Sau 24 giờ số vi khuẩn tăng lên 200.000 đến 500.000 lần.
 
SA có nhiều loại độc tố như chất làm tan da (dermolysin), chất làm tan máu (hemolysin), độc tố ruột (enterotoxin). Trong đó, enterotoxin là một chất ngoại độc tố (do vi khuẩn tiết ra) chịu nhiệt tốt, đun sôi hai giờ mới bị phân hủy.
 
Triệu chứng:
 
Khoảng hai giờ sau khi ăn phải thức ăn nhiễm SA, người bệnh thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, bải hoải. Trường hợp nặng thì mạch nhanh và yếu, có khi co giật. Tuy vậy, tử vong ít khi xảy ra, người bệnh thường bình phục trong vòng một đến hai ngày.
 
Phòng ngừa:
 
- Bảo đảm tốt vệ sinh chế biến: Nơi chế biến sạch sẽ, khô ráo, thoáng. Dụng cụ chế biến sạch sẽ, rửa kỹ khi dùng cho loại thực phẩm khác. Người chế biến phải đeo khẩu trang, rửa tay kỹ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến.
 
- Bảo đảm nguyên liệu tốt và còn tươi. Ví dụ không dùng sữa của những con bò bị viêm vú.
 
- Bảo quản thực phẩm, thức ăn trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
 
Theo Đẹp
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Sống khỏe - 15 giờ trước

Sở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 16 giờ trước

GĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Top