Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngôi làng 2000 tuổi giữa lòng Hà Nội

Thứ năm, 08:02 11/02/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Theo lời kể của những người già trong làng, từ thời nước Đại Việt tự chủ cho đến các triều đại về sau, thời nào làng Hòa Mục cũng được ban sắc phong, ban ruộng vườn do có nhiều công trạng với đất nước.

Hiện đình làng Hòa Mục còn lưu giữ tới 17 bản sắc phong, khá nhiều bia đá, hoành phi bằng chữ Hán cổ độc đáo.
 

Đình làng vẫn còn đó - uy nghi và cổ kính. (Ảnh: QT)

 
Thiết chế văn hóa cổ xưa
 
Trải qua thời gian, chiến tranh, những biến động của thời cuộc, ngôi làng cổ này vẫn yên bình, nguyên vẹn như thủa sơ khai. Làng Hòa Mục hiện nay còn giữ gìn khá đầy đủ hệ thống thiết chế văn hóa cổ xưa nhất mà cơn sóng hiện đại hóa của đô thị không phủ mờ được. Dẫn chúng tôi đi tham quan lần lượt 7 di tích các loại như đình, đền, chùa, miếu... ông Lai Khắc Mô (83 tuổi), người làng Hòa Mục cho biết, đa số các di tích ở đây đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia như đình ngoài, đình trong và đền thờ Dục Anh...
 
Làng Hòa Mục còn có 4 nhà thờ họ nổi tiếng và một số ngôi nhà cổ trên dưới 200 tuổi. Chỉ những ngôi nhà thờ, ông Mô hồi tưởng: “Những ngôi nhà cổ được xây dựng rất tinh tế, nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ. Hệ thống vì, kèo kết nối toàn bằng chốt, mộng gỗ tháo lắp dễ dàng và được chạm trổ tinh xảo không thua kém các kiến trúc gỗ ở trong hoàng cung triều Nguyễn. Đã từng có nhà bảo tàng học đến đây nghiên cứu rồi nói rằng có thể biến làng cổ Hòa Mục thành một bảo tàng dân tộc ngoài trời”.
 

Chữ Hán cổ trên bức hoành phi ở đình làng.

 
Chứng tích 2.000 năm
 
Làng cổ Hòa Mục nép mình ven sông Tô Lịch thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngược lại thời gian hàng nghìn năm về trước, Hòa Mục có tên là Kẻ Đáy thuộc vùng Mọc (cũ), có tên chữ là Nhân Mục.

Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng tôi nhận thấy một hiện tượng thú vị. Đó là tên nhiều làng có từ “kẻ”. Quanh thành Thăng Long xưa có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo...

“Có một điều chung nhất trong tất cả các làng mang tên “kẻ” này, đó đều là những làng cổ. Theo ý nghĩa của ngôn từ Việt cổ, có thể hiểu từ “kẻ” ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Kẻ Noi là người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc là người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi là người (ở làng) Bưởi... Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi là làng Noi; Kẻ Mọc là làng Mọc; Kẻ Bưởi là làng Bưởi... Như vậy, ở đây “Kẻ” được đồng nhất với làng”- cụ Đinh Thị Sơn, người làng Hòa Mục, hội viên Hội Lịch sử Hà Nội, người bỏ ra hơn 40 năm dày công nghiên cứu sử làng giải thích.

Cũng theo cụ Sơn, khi các triều đại phong kiến Trung Hoa sang xâm lược, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ.

Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có từ “Kẻ”. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.

Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có từ “Kẻ” là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước. Căn cứ vào những tài liệu lịch sử này, cụ Sơn cho rằng, có thể khẳng định rằng Kẻ Mọc có tuổi đời phải đến hơn 2.000 năm.
 

Những bia đá cổ vẫn được lưu giữ ở đình làng.

 
Địa linh nhân kiệt
 
Bao đời nay dân làng Hoà Mục vẫn thờ A Đại nương, tên thật là Phạm Thị Uyển cùng hai em là Phạm Miện và Phạm Huy. Ba chị em là con bà Phùng Thị Thảo - chị ruột của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Khi Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa (hiện chưa rõ năm nào, nhưng vào khoảng thời gian từ 767 đến 779), ba chị em theo cậu ruột kéo quân về vây và giải phóng thành Đại La. Chính nơi này về sau đã chứng kiến sự hi sinh bất khuất của người cháu gái Phùng Hưng, lúc đó là vợ của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), hoàng hậu Phạm Thị Uyển trong cuộc chiến với giặc Đường (tại cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan sau này) ven sông Tô Lịch. Theo gương chị gái của mình, hai người em trai Phạm Miễn và Phạm Huy đã gia nhập đạo quân của cậu ruột Phùng Hưng đánh tan giặc Đường.

Khi đất nước thanh bình, Bố Cái Đại Vương trở về Hòa Mục - chiến trường xưa. Nhận thấy nơi đây là mảnh đất lành, ông lệnh xây dựng hành cung và đền thờ cho những người cháu anh dũng của mình, hướng dẫn dân làng cách làm ăn. Đình làng hiện nay là nơi dân làng Hòa Mục đã phong thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là thành hoàng làng để tưởng nhớ công ơn trời biển của ông.

Từ những câu chuyện tưởng như chỉ là truyền thuyết, chúng tôi đọc lại sử làng mới vỡ lẽ ra rằng, không chỉ đơn thuần Hòa Mục là mảnh đất cổ nghìn năm mà nơi này còn sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng khắp đất nước. Trong dân gian từ lâu vẫn truyền tụng câu ca: “Lắm lúa Kẻ Giàn, lắm quan Kẻ Mọc”. Kẻ Giàn chính là làng Trung Kính Hạ, một làng thuần nông, giỏi thâm canh nên có năng suất lúa rất cao. Còn nói quan Kẻ Mọc là nói tới nhiều người Kẻ Mọc đỗ đạt được làm quan.
 
Cụ Sơn với vô số tài liệu về lịch sử làng.
 
Ngoài ra, người yêu văn chương, hội họa hẳn cũng biết nhiều đến danh sỹ Đặng Trần Côn, tác giả Chinh Phụ Ngâm (thế kỷ XVII), hoạ sỹ kiêm thi sỹ cuối thế kỷ XIX Lê Thúc Hoạch với tác phẩm nổi tiếng Nông sự toàn đồ (thế kỷ XIX), đặc biệt là nhà văn Nguyễn Tuân – một cây đại thụ của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX... Những người này có nơi chôn rau, cắt rốn ở làng Nhân Mục.
 
Chứng tích lịch sử kiên cường
 
Với 20 thế kỷ tồn tại, Hòa Mục không những chứng kiến bao thăng trầm biến cố của lịch sử dựng nước và giữ nước, mà còn là chứng tích của những trận chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc.

Theo thần tích và lưu truyền dân gian, vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh của các tướng Hai Bà Trưng với quân Mã Viện. Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô ả. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1705) ghi việc trùng tu miếu.

Thần phả của đền chép, thời vua Mai Hắc Đế chống giặc Đường, có Hoàng hậu Phạm Thị Uyển lãnh một đạo thủy binh đánh nhau với tướng giặc Dương Tư Húc trên sông Tô. Sau ngày thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) rồi kinh đô Vạn An (Nghệ An ngày nay) của nhà Mai lần lượt thất thủ, đất nước lại rơi vào đêm dài Bắc thuộc. Ngôi miếu cạnh sông Tô Lịch vẫn đượm khói hương, nhưng câu chuyện về Hoàng hậu này hầu như mấy ai còn biết đến!?

Sử làng Hòa Mục còn ghi lại rằng những năm đánh giặc Minh, có lần thua trận đang đêm vượt sông Tô Lịch, Lê Lợi nghỉ chân qua đêm tại ngôi miếu hoang cạnh bờ sông Tô ấy. Lê Lợi được một phụ nữ báo mộng: “Ta là Hoàng hậu nước Nam, năm xưa đánh giặc phương Bắc, tử trận trên sông, được thờ ở miếu này. Ta sẽ âm phù cho ngài chống giặc, giành lại non sông về cho người nước Nam”.
 

Ông Lai Khắc Mô bên ngôi nhà cổ khoảng 200 năm của người em trai.

Theo sách sử, vào thế kỷ XV tại làng Nhân Mục (Hòa Mục) này chứng kiến trận thắng quân Minh (theo Việt Nam sử lược). Lê Lợi lên ngôi vua. Ông cho xây lại miếu thành đền, ban đạo sắc phong thần cho bà Phạm Thị Uyển. Cuối thế kỷ XVIII, người anh hùng áo vải Quang Trung khi tiến quân từ Đàng Trong ra cũng chọn mảnh đất này để chọc thủng hàng phòng thủ của địch, làm nên cuộc chiến oanh liệt đại phá 20 vạn quân Thanh.

Nhà sử học Bùi Thiết, chuyên gia về địa danh Việt Nam đã có nhận xét về làng Hòa Mục như sau: “Dám nói không ngoa rằng đi khắp Hà Nội khó tìm thấy làng nào như Hòa Mục vì có đầy đủ hệ thống thiết chế văn hóa cổ xưa nhất. Xin nhớ rằng Hòa Mục còn có tên nôm là Kẻ Đáy, điều ấy chứng tỏ rất có giá trị về lịch sử văn hóa, bởi lẽ làng nào có tên nôm bắt đầu từ từ “Kẻ” đều thể hiện nền văn hiến và bản sắc của làng trong lịch sử 1.000 năm Thăng Long...”.
 
1 trong 7 làng cổ của Hà Nội

Cố GS Trần Quốc Vượng từng khẳng định: “Hòa Mục là 1 trong 7 làng nổi tiếng của Hà Nội cổ. Không chỉ có công trong việc giúp Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng bao vây diệt trọn thành Tống Bình mà còn là làng nghề nổi tiếng làm giấy thời Lý. Phải giữ gìn và bảo vệ làng Hòa Mục và các làng Láng, làng Khương trong khu làng cổ Hà Nội, đấy là những di tích quan trọng hướng tới 1.000 năm Thăng Long. Ai đó nói rằng Hòa Mục không phải là làng cổ, là làng “nhảy dù” thì không biết gì về lịch sử”.
 
Nguyễn Quang Thành
Gia đình & Xã hội Xuân Canh Dần
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chàng trai khuyết tật lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Chàng trai khuyết tật lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Đời sống - 22 phút trước

Vượt qua khó khăn của căn bệnh bại não, Nguyễn Viết Quân lái xe 3 bánh đi hơn 1500km từ Nghệ An đến TP.HCM để xem diễu binh mừng đại lễ 30/4.

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?

Thời sự - 38 phút trước

GĐXH - Nhận định mới nhất cho thấy miền Bắc và Bắc Trung Bộ có thể xuất hiện mưa rải rác hai ngày đầu nghỉ lễ, sau đó, trời nắng, ít mưa, nhiệt độ dễ chịu; Bộ Nội vụ đề xuất, từ 1/9 sẽ tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/người/tháng, gấp 2 lần so với hiện nay.

Thực hư chuyện 23.000 cú sét đánh xuống miền Bắc sáng nay

Thực hư chuyện 23.000 cú sét đánh xuống miền Bắc sáng nay

Đời sống - 9 giờ trước

Cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, 23.000 là con số tia phóng điện đo được trên một vùng rộng lớn gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, một phần Biển Đông và chỉ chưa đầy một nửa trong số đó đánh xuống mặt đất.

Sinh ra thuộc các con giáp này, bất kể nam hay nữ đều có khí chất và ngoại hình hơn người

Sinh ra thuộc các con giáp này, bất kể nam hay nữ đều có khí chất và ngoại hình hơn người

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trong số 12 con giáp, có 4 con giáp mang trong mình nhiều phước lành, bất kể là nam hay nữ thì đều có ngoại hình bắt mắt.

Những điều người dân đặc biệt lưu ý khi xem diễu binh, diễu hành dịp Đại lễ 30/4

Những điều người dân đặc biệt lưu ý khi xem diễu binh, diễu hành dịp Đại lễ 30/4

Thời sự - 11 giờ trước

Công an TPHCM đã có khuyến cáo tới người dân khi tham gia các sự kiện lễ hội tại nơi đông người, đặc biệt là chuỗi sự kiện dịp Đại lễ 30/4 tới.

Tàu hỏa đâm ô tô tải, tài xế bị thương nặng

Tàu hỏa đâm ô tô tải, tài xế bị thương nặng

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Tàu khách SE7 khi qua Hà Tĩnh xảy ra va chạm với ô tô tải chở đất. Vụ việc khiến tài xế xe tải bị thương nặng mắc kẹt trong cabin.

Giả vờ mượn điện thoại của hai mẹ con đang chờ xe buýt rồi cướp

Giả vờ mượn điện thoại của hai mẹ con đang chờ xe buýt rồi cướp

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Thiếu tiền tiêu xài, Hùng và Khánh rủ nhau đi cướp giật tài sản. Khi phát hiện hai mẹ con đang ngồi chờ xe buýt, các đối tượng tiếp cận giả vờ mượn điện thoại rồi cướp bỏ chạy.

Ném ly vào mặt, đánh người bị thương do mâu thuẫn lúc ăn nhậu

Ném ly vào mặt, đánh người bị thương do mâu thuẫn lúc ăn nhậu

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, Thành và Đạt cầm ly thủy tinh uống bia ném vào mặt, đánh người khác gây thương tích.

Nam Định: Bắt hai đối tượng sử dụng, tàng trữ ma túy, có cả vũ khí quân dụng

Nam Định: Bắt hai đối tượng sử dụng, tàng trữ ma túy, có cả vũ khí quân dụng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nam Định cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy và vũ khí quân dụng.

Đặt làm sổ hồng trên mạng rồi mang đi cầm cố lấy tiền

Đặt làm sổ hồng trên mạng rồi mang đi cầm cố lấy tiền

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi đặt làm sổ hồng trên mạng, Linh đem đi cầm cố vay tiền. Quá trình hoàn tất thủ tục hồ sơ vay, chủ tiệm cầm đồ phát hiện sổ hồng nghi là giả nên trình báo công an.

Top