Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Ngôi nhà thứ 2" của chị Piềng

Giadinh.net - Chị Tòng Thị Piềng, người dân tộc Thái làm Trưởng trạm y tế xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã gần 20 năm nay.

Chị bảo: “Là cán bộ y tế, mình phải có trách nhiệm với chuyện sức khoẻ của bà con. Ý nghĩ thường xuyên xuất hiện trong đầu tôi là làm thế nào để bệnh nhân mau khỏi bệnh. Đêm nằm ngủ, vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi cũng nghĩ: Bệnh nhân đó sinh khó hay dễ? Rau có bong hết không? Em bé nhẹ cân thế thì phải chăm sóc thế nào? Đi công tác hay đi tập huấn, thế nào tôi cũng phải ghé qua trạm y tế xem mọi việc có ổn không”. Chị đã coi trạm y tế như ngôi nhà thứ hai.

Xã Thanh Chăn là xã vùng cao nghèo khó trong huyện Điện Biên, là xã thuộc Chương trình 135, lại giáp biên giới, địa hình rộng, phức tạp, nên công tác y tế gặp rất nhiều khó khăn. Chị Piềng bảo: Khó khăn nhất là tuyên truyền để người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Muốn làm tốt chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thì phải xuất phát từ nhận thức đúng của bà con về những kiến thức y tế sơ đẳng. Ở Thanh Chăn, để làm tuyên truyền, cách tốt nhất là đến tận nhà người dân nói chuyện trực tiếp. Vì thế, có việc gì, cán bộ y tế cứ lần lượt đến các thôn. Mùa khô còn đỡ, chứ mùa mưa chỉ có cách cuốc bộ.
 

Chị Tòng Thị Piềng.

Là người Thái, am hiểu ngôn ngữ, phong tục tập quán của bà con nên chị Piềng làm tuyên truyền rất hiệu quả. Trước kia trong nhà có người ốm là bà con chỉ cúng thôi, không ai đưa người ốm đến trạm xá chữa bệnh cả. Trẻ con đến kỳ tiêm phòng, bà con không cho đi tiêm vì thấy con tiêm về nhà bị sốt, quấy khóc mất 3 ngày khiến cha mẹ không làm gì được. Nhưng giờ mọi chuyện đã khác. Nhờ tuyên truyền, thông cái bụng, bà con không còn nhà nào cúng ma khi có người ốm nữa. Cha mẹ, ông bà đều vận động con cái đưa trẻ con đi tiêm phòng đúng ngày, đúng tháng để phòng bệnh. Phụ nữ đến ngày  sinh thì đến trạm y tế để được chăm sóc. Sinh đẻ ít để lũ trẻ được chăm sóc chu đáo.

Đường tới bản Púng Nghịu trơn như bôi mỡ, nhỏ tí, men theo khe suối, đi lại rất vất vả nên trước kia dân bản hay bị bệnh sốt rét “bắt đi”. Bây giờ thì hết rồi, đó là nhờ việc tuyên truyền để dân bản biết nằm màn, biết vệ sinh môi trường, không tích trữ nước gần nhà, cũng nhờ cán bộ y tế cấp thuốc sốt rét kịp thời. Thuốc sốt rét uống đắng lắm, chị Piềng phải nói kỹ càng rằng thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh.

Thanh Chăn là xã giáp biên, ngoài địa hình rừng núi hiểm trở, phức tạp, thì xã còn chịu nhiều tệ nạn xã hội như buôn lậu, ma tuý, HIV. Có bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS, bị tiêu chảy, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, chị Piếng vẫn đến tận nhà cấp thuốc và hướng dẫn người nhà cách chăm sóc bệnh nhân để vừa giúp bệnh nhân, vừa phòng lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

Gần 20 năm làm Trưởng trạm y tế Thanh Chăn, chị Piềng có rất nhiều kỷ niệm với bà con Thanh Chăn. Hôm nào chị đi tập huấn vài hôm là y rằng có người nhắc: “Sao cô đi đâu lâu thế? Chúng tôi mong cô mãi”.
 
Hạnh Hương
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top