Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người cộng tác viên dân số nói hay làm giỏi

Thứ ba, 07:50 13/09/2011 | Gương sáng CTV dân số

GiadinhNet - 12 năm làm cộng tác viên dân số, chị Loan đã góp phần làm thay đổi nhận thức của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Tôi trở lại thôn Băng Pá (xã Đạ K Nàng, Đam Rông, Lâm Đồng) trong những ngày triển khai Chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn đợt II năm 2011.

Mới hơn 7 giờ sáng nhưng người dân đã đứng chật ních sân nhà ông Trưởng thôn, đó là kết quả vận động của chị em cộng tác viên (CTV) dân số từ những ngày trước, trong đó người được xem là con chim đầu đàn về tuyên truyền, vận động giỏi là chị Phí Thị Loan ở thôn Trung Tâm (xã Đạ K Nàng).
 
Nói như chị Loan
 
Chị Trịnh Thị Hà - Chuyên trách DS-KHHGĐ - xã chia sẻ: “Nhờ giọng Bắc êm dịu và trìu mến nên trong quá trình vận động, tuyên truyền, đi đến đâu chị Loan đều được sự đồng tình hưởng ứng, nghe theo của bà con trong thôn, đặc biệt là đối với bà con dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chị luôn chủ động, nhiệt tình và tâm huyết với công việc”.
 

Chị Phí Thị Loan

 
Năm 1996, rời quê hương miền trung du Thanh Ba (Phú Thọ) chị cùng gia đình vào Nam lập nghiệp. Xã Đạ K Nàng là quê hương thứ hai của gia đình chị. Những ngày đầu trên quê hương mới lập nghiệp, mọi thứ đều mới, cuộc sống gia đình thay đổi, chị vừa lo làm kinh tế để ổn định gia đình, vừa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa phương. Năm 1999, xã Đạ K Nàng được thành lập, chị là người mạnh dạn trong việc ứng cử “chức” CTV dân số và được mọi người tín nhiệm giao nhiệm vụ.
 
Khi được hỏi động lực nào khiến chị đến với công tác dân số, chị Loan tâm sự: “Từ Bắc vào Nam tôi ngẫm ra một điều: do đông con nên dẫn đến đói nghèo, cuộc sống vất vả, khó khăn. Con cái không được đến trường, cơm không đủ no, áo không có mặc. Những đứa trẻ con nheo nhóc, còi cọc bên những mái nhà tranh vách đất, nhiều cặp vợ chồng suốt ngày đánh nhau, thậm chí ly hôn... Tất cả những hình ảnh đó đã thôi thúc tôi đến với công tác dân số”.
 
Chị nghĩ muốn thoát khỏi đói, nghèo thì phải hạn chế việc sinh đông con và để làm được điều đó cần phải có sự chung tay của nhiều người trong việc tuyên truyền, vận động bà con đẻ ít, đẻ thưa. Là xã có tới 80% người dân tộc thiểu số sinh sống, nhận thức người dân còn thấp, đặc biệt những người ngoài 40 tuổi trở lên.

Mặt khác, xã nằm cách xa Trung tâm huyện nên việc tiếp cận thông tin cũng như sự giao thoa giữa người Kinh và người đồng bào còn hạn chế. Hơn thế nữa, hiện nay vẫn còn tồn tại những quan niệm lạc hậu như: “đông con để làm nương rẫy”, “sinh con trai để nối dõi tông đường”, “người đồng bào theo mẫu hệ phải có con gái”... ở một số gia đình. Những điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ.
 
Sáng kiến mới
 
Cán bộ dân số tuyên truyền vận động và phát tờ rơi về SKSS tại xã
Đạ K Nàng
 
Ngoài tham gia công tác xã hội, chị Loan còn là một nông dân chăn nuôi, sản xuất giỏi. Hiện gia đình chị có gần 3 ha cà phê kết hợp mô hình chăn nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình chị còn thu về 100 triệu đồng. Số tiền đó đủ để nuôi 2 con ăn học Đại học.
Bên cạnh đó, chị còn vận động những chị em có kinh tế gia đình khá giả giúp đỡ những hộ có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thế nhưng, chị Loan chưa bao giờ nản chí với công việc, từ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đã được tập huấn, chị đã chủ động tham mưu cho Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, tích cực phối hợp với các đoàn thể trong việc gắn công tác DS-KHHGĐ vào chương trình hành động của thôn trong năm và đưa ra một số quy chế hoạt động trong việc bình bầu tiêu chí hộ nghèo, xét vay vốn... với hình thức hộ nào sinh con thứ 3 trở lên không được xét hộ nghèo và không cho vay vốn.
 
Điều đáng quý ở chị Loan là sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước trong công tác tuyên truyền, vận động. Ngoài ra, chị còn phối hợp với phụ nữ thôn đưa ra sáng kiến “đổi công” với hình thức trong thôn chị em nào có công việc gì cần là tất cả phụ nữ trong thôn tập trung giúp đỡ ngày công.

Không những đổi công chị em còn giúp đỡ nhau cây giống, cho vay tiển không lấy lãi để phát triển sản xuất... Nhờ vậy mà chị đã thành công trong việc tập hợp được các chị em trong thôn cùng tham gia sinh hoạt, tạo nên sự gần gũi hòa đồng giữa phụ nữ người Kinh và phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.
 
12 năm kiên trì gắn bó không biết mệt mỏi với công tác DS-KHHGĐ, chị đã vận động được 24 ca đình sản, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai ngày càng tăng lên, từ chỗ chỉ 50% tăng lên 65%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm đều giảm. So với trước đây nhiều hộ trong thôn sinh đến con thứ 6-7 nhưng bây giờ số hộ đó chỉ đếm trên đầu ngón tay.
 
Anh Đàm Đức Năng - Phó Chủ tịch UBND xã Đạ K Nàng - nói: “Địa bàn chị Loan quản lý có 290 hội, với 700 khẩu, trong đó bà con dân tộc thiểu số chiếm 80%. Những năm trước đây, thôn Trung Tâm là một trong những địa bàn có tỷ lệ sinh rất cao, không những con thứ 3 mà có cả con thứ 7-8, mỗi lúc CTV vào vận động không những không nghe mà còn bị đuổi ra khỏi nhà. Bây giờ khác rồi, nhận thức người dân đã được nâng lên, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến công lao to lớn của chị Loan. Chị rất khéo léo vận động nhờ vậy mà được mọi người đồng tình ủng hộ”.
  
12 năm làm cộng tác viên dân số, điều mà chị Loan vui nhất là mình đã góp phần làm thay đổi nhận thức của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Từ chỗ không áp dụng BPTT, các cặp vợ chồng đã áp dụng và thực hiện KHHGĐ, làm cho đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao. Chị Loan không những là tấm gương sáng trong công tác DS - KHHGĐ mà còn là người phụ nữ giàu lòng nhân ái, là tấm gương điển hình cần được nhân rộng cho mọi người học tập và làm theo.  

Công Nam

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top