Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn bà hồi sinh những số phận HIV

Thứ ba, 08:31 05/10/2010 | Gương sáng CTV dân số

Một người, hai người, rồi ba bốn người. Hàng xóm thậm chí những người ở quận Gia Lâm, Long Biên có bệnh nhân HIV giai đoạn cuối lại tìm đến nhờ cậy bà.

"Lòng vị tha, tình thương là cái cần có trước hết ở con người. Trong khi những người thân ruồng rẫy họ, trong khi xã hội xa lánh họ thì mình phải mở rộng vòng tay đón lấy họ, giúp họ sống những ngày cuối cùng có ích. Phải có lòng vị tha với các cháu đã có thời lầm lỡ, vị tha cho các cháu là con người...", đó là cái cách mà bà Bùi Thị Đông giải thích về việc làm của mình suốt gần hai mươi năm qua.

Phải thú thực, tôi không hiểu và cũng không lý giải được vì sao một người đàn bà chưa học hết tiểu học, một người đàn bà đã từng ba lần uống thuốc trừ sâu tự tử lại có thể tự nguyện chăm sóc và khâm liệm cho hàng trăm trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn Hà Nội suốt từ năm 90 đến nay... Nhưng sau khi gặp bà, tôi đã hiểu đó là cái nghĩa cử của tình thương, của tình người. Cái nghĩa cử vô cùng nhân bản mà nhiều khi vì những định kiến hẹp hòi chúng ta đã vô tình hay hữu ý lãng quên.

Dưới đáy số phận, tận cùng nỗi đau

Nhìn khuôn mặt hiền hậu, chất phác ít ai có thể nghĩ cuộc đời bà lại trải qua nhiều sóng gió đến thế. Dấu vết của những đớn đau, của những ngày tháng lao đao giữa dòng thác lũ cuộc đời vẫn còn in hằn trên đôi mắt trũng sâu, trên mái đầu nhiều sợi bạc.
 
Giữa những tiếng eo sèo của phiên chợ cuối ngày ở chợ Nhật Tân, bà chậm rãi kể về những ngày tháng đã qua, những ngày tháng mà có lúc bà đã muốn sang thế giới bên kia cho hết kiếp người đau khổ.
 
Những năm 80 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế đất nước rơi vào khó khăn trầm trọng. Bà Bùi Thị Đông làm công nhân. Việc ít, lương thấp, hai vợ chồng bà dựng được căn nhà nhỏ ven sông Hồng. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc, ráo mồ hôi là hết tiền nhưng dù sao vợ chồng cũng sớm tối có nhau. Cả hai bán sức lao động để nuôi hai đứa con còn nhỏ. Mong sao chúng lớn lên không phải khổ như cha mẹ chúng bây giờ.
 
Ngày ngày, bà Đông vẫn nhóm lửa đun nước để tắm rửa cho
những bệnh nhân nhiễm HIV.

Thế nhưng ông trời đâu có chiều lòng người, cuộc sống gia đình khó khăn, người con trai cả đi làm thêm để đỡ gánh nặng cho gia đình. Cuộc sống tự do đã khiến chàng trai hiền lành trở thành đệ tử của ma túy từ lúc nào không hay. Đến khi gia đình bà phát hiện thì anh đã thành một con nghiện nặng. Bà Đông cuống cuồng ngược xuôi bỏ cả công việc để tìm cách cai nghiện cho con. Ba lần đưa con đi thì ba lần anh tái nghiện, cuối cùng trong một lần xét nghiệm, người ta phát hiện anh dương tính với HIV.

Mãi quay cuồng tìm cách cai nghiện cho người con trai cả, đến lúc quay lại thì người con trai thứ hai cũng trở thành con nghiện từ bao giờ. Lúc ấy, chồng bà lại ra đi bỏ lại mình bà quay cuồng chống đỡ. Hết vào trại thăm con trai cả cải tạo lại quay về tìm cách cai nghiện cho đứa thứ hai. Nhưng họa vô đơn chí người con thứ hai cũng phản ứng dương tính với HIV. Thế là niềm hy vọng, mong mỏi của bà "tắt lịm".

Đau đớn trước giông bão giáng xuống gia đình, bà còn phải gánh chịu ánh mắt và sự kỳ thị của người đời. Bà bảo: "ngày ấy nhà nghèo có lỡ bữa gạo đi đong chịu cũng không ai bán cho. Họ bảo: nhà ấy hai thằng nghiện biết đến bao giờ trả được. Mời họ chén nước, họ bảo không uống vì sợ lây. Ngồi nói chuyện, họ quay mặt lại"...

Những lần như thế, bà chỉ muốn kêu trời hỏi làm sao số kiếp bà lại khổ như vậy. Trong lúc nghĩ quẩn, bà đã nghĩ chết là hết. Ba lần tìm đến cái chết bằng thuốc trừ sâu nhưng ba lần người nhà phát hiện kịp thời đưa bà đến bệnh viện nên không chết.

Không chết được thì bà phải sống. Bà quyết định đối mặt với cuộc sống cho dù nó có đớn đau, phũ phàng đến đâu, cho dù để đối mặt với nó chẳng dễ dàng chút nào. Một tay bà nuôi sống gia đình vừa gom góp tiền cho người con trai thứ ba đi học vừa đi thăm hai đứa con trong trại cải tạo. Trong những lúc cùng quẫn nhất, bà vẫn cắn răn để sống cho dù có phải bán đi cả dòng máu trong người mình để lấy tiền nuôi các con.

....và sự hồi sinh cho những kiếp người

Người con trai cả trở về từ trại cải tạo, anh khẩn thiết cầu xin được cưới vợ để có một gia đình nho nhỏ. Người yêu cũng mang trong mình vi rút HIV. Hai con người lầm lỗi, hai con người phải chịu những đớn đau của số phận tìm về nhau. Tình yêu của họ còn được sưởi ấm hơn khi nó có bàn tay của bà Đông. Hết con dâu rồi con trai chuyển sang gia AIDS giai đoạn cuối, một tay bà chăm sóc. Bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối, nội tạng bị phá hủy mỗi ngày đi ngoài tới vài chục lần. Ròng rã vài tháng trời như vậy rồi người bệnh ra đi.
 

Chỉ có 1 quán nước nhỏ cuối chợ Nhật Tân nhưng bà Đông vẫn dành dụm để giúp đỡ những người nhiễm HIV.

 
Người hàng xóm có con trai nghiện chuyển sang HIV/AIDS giai đoạn cuối nằm liệt giường, người nhà vừa sợ vừa lúng túng không biết xử lý thế nào. Thế rồi, họ nhờ cậy bà. Bà chẳng nề hà nhận lời ngay. Ngày ngày bà nấu nước lá xông bằng bếp than tổ ong ở góc chợ Nhật Tân. Nước sôi bà cho vào hai chiếc thùng sơn đậy nắp lại đặt lên cái xe đạp cà tàng dắt đến nhà bệnh nhân. Bà cẩn thận lau rửa người, bón cho anh ăn. Khi chết lại cẩn thận khâm liệm tử tế rồi mới giao lại cho gia đình.

Chỉ có 1 quán nước nhỏ cuối chợ Nhật Tân nhưng bà Đông vẫn dành dụm để giúp đỡ những người nhiễm HIV, Ảnh Hoàng Giang

Một người, hai người, rồi ba bốn người. Hàng xóm thậm chí những người ở quận Gia Lâm, Long Biên có bệnh nhân HIV giai đoạn cuối lại tìm đến nhờ cậy bà. Năm 2006, Tổ chức phòng chống AIDS mời bà tham gia với vai trò tình nguyện viên. Từ đó, bước chân bà có mặt ở khắp nơi trên những nẻo đường thủ đô, sang Gia Lâm, Đông Anh ngược về Đông Ngạc, xuống Thụy Khuê...Bà đến từng nhà, thuyết phục từng gia đình, động viên chăm sóc từng người bệnh.

Bà đến với những bệnh nhân nhiễm HIV không chỉ với tư cách của một tình nguyện viên mà với tấm lòng của một người mẹ với những đứa con đã có thời lầm lỡ.

"Mình không được phân biệt các cháu, phải làm sao để các cháu không thấy mặc cảm, phải chia sẻ với các cháu. Nếu các cháu có gia đình thì mình như người vợ, chưa có gia đình thì mình như người mẹ, các cháu nhỏ hơn nữa thì mình là người bà của các cháu. Phải cho các cháu thấy, xã hội đã không bỏ rơi các cháu"

Bà mang đến cho người bệnh từng cái bơm kim tiêm, từng cái bao cao su. Ai cần vốn để phát triển kinh tế, bà lại vận động mọi người giúp đỡ. Có người hỏi: sao bà là người dưng nước lã mà lại thương những người nhiễm HIV như vậy? bà bảo: Họ cũng như những người con của bà, bà thương con mười phần thì thương họ chín phần...

Chính tình thương đó là động lực để bà miệt mài với công việc suốt bao năm qua. Bà không nhận quà biếu của bất cứ ai. Số tiền một trăm nghìn trợ cấp hàng tháng bao giờ cũng lạm chi. Từ tháng tư năm nay, hợp đồng với Tổ chức phòng chống AIDS toàn cầu hết hạn, không còn khoản trợ cấp nào nữa, nhưng bà vẫn đến với những người bệnh, vẫn tận tình chăm sóc họ. Hiện giờ, bà đang chăm sóc cho gần 70 trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn Hà Nội, vẫn ngày ngày đến giờ cho họ uống thuốc mà không hề đòi hỏi bất kỳ sự trả công nào.

Tình thương của bà, công việc của bà đã góp phần vào việc giới hạn bệnh nhân nhiễm HIV nhưng quan trọng hơn chính tấm lòng của bà đã cảm hóa biết bao tâm hồn chai sạn trước sự xa lánh của người đời. Nhiều người bệnh không còn mặc cảm, tự ty nữa mà vui vẻ hòa nhập với cộng đồng, tham gia phát triển kinh tế. Họ đã sống những ngày tháng cuối đời có ích và ra đi trong sự thanh thản, bình yên.
Theo Tuần VN
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top