Người đàn bà mù với giấc mơ đủ tiền mua quan tài lo hậu sự
GiadinhNet - Bà vẫn ngồi đó, lặng lẽ, cần mẫn với cái mẹt hàng lơ thơ vài con tôm, con cá tại một góc chợ Hàm Tử Quan (quận Long Biên, Hà Nội). Gần 7 năm qua, ngày nắng cũng như ngày mưa, người đàn bà ấy chỉ với một ước mơ bình dị, thương xót đến tận cùng: Bao giờ kiếm đủ tiền để có thể tự mình lo được đám tang cho bản thân thì sẽ về quê sinh sống nốt phần đời còn lại.
|
Bà Tuệ hàng ngày vẫn mò mẫm buôn bán nơi xó chợ Hàm Tử Quan, Long Biên, Hà Nội. Ảnh: TG |
Người đàn bà tội nghiệp ấy tên đầy đủ là Đoàn Thị Tuệ (SN 1963, trú tại thôn Tây Tiến, xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, Hưng Yên). Hình ảnh người đàn bà mù lòa, hàng ngày dậy từ 3 giờ sáng, mò mẫm hơn chục cây số với gánh hàng rong lên tận chợ đầu mối Long Biên lấy hàng, rồi lại lặng lẽ thu mình vào một góc nhỏ ở khu chợ Hàm Tử Quan cần mẫn buôn bán, chắt bóp từng đồng bạc lẻ đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với người dân nơi đây.
Tôi gặp lại bà dưới cái nắng chói chang của một buổi trưa mùa hạ. Vẫn khuôn mặt ấy, vẫn ánh mắt đục ngầu lúc nào cũng nhìn chăm chăm vào một khoảng không vô định. Bà Tuệ chỉ biết sự xuất hiện của tôi khi tôi cất tiếng chào hỏi. Bà nở một nụ cười hồn hậu, rồi sờ soạng thu gọn gánh hàng để có thể cùng tôi chuyện trò.
Kinh tế ngày càng phát triển, các khu công nghiệp mọc lên như nấm đổ bộ về các tỉnh ven đô. Ruộng gia đình nhà bà Tuệ cũng nằm trong diện giải phóng mặt bằng. Không còn ruộng, ở quê thì chẳng có việc làm, lại không muốn ăn bám bố mẹ nên bà Tuệ theo người em dâu lặn lội lên Hà Nội để mưu sinh. Cách đây khoảng 7 năm, ngày mới đặt chân lên chốn đô thành phồn hoa, tráng lệ, bà Tuệ cùng người em dâu thuê trọ trong một căn phòng tối tăm, chật trội nằm trên phố Phúc Tân (quận Long Biên). Khi đó mắt bà vẫn còn sáng, hàng ngày theo chân người em dâu ngược xuôi các chợ để buôn bán kiếm sống. Được khoảng hai năm, người em dâu về quê rồi cùng chồng con ra ngoài Quảng Ninh làm ăn, sinh sống.
Còn lại một mình, bà Tuệ vẫn cố bám trụ nơi mảnh đất Hà Thành. Theo năm tháng, trăm thứ bệnh đổ vào người. Rồi một ngày, bà Tuệ bỗng cảm thấy chóng mặt, ngất đi. Tỉnh dậy, bà thấy mắt mình cứ mờ dần, mọi thứ trước mắt đều nhạt nhòa. Bà lấy hết số tiền bấy lâu dành dụm được nhờ người thân đưa đến bệnh viện chữa trị, nhưng bệnh tình ngày càng trầm trọng. Cuối cùng, bà được kết luận là “mù vĩnh viễn”. Dù tuyệt vọng nhưng bà vẫn cố dằn lòng không được gục ngã, không thể trở thành gánh nặng cho gia đình. Với suy nghĩ đó, bà vẫn tiếp tục công việc buôn bán của mình tại chợ Hàm Tử Quan, mặc dù mắt bà không còn khả năng nhìn nhận được mọi vật xung quanh.
Mơ đủ tiền mua một chiếc quan tài
|
Ước mơ của bà là làm sao đủ tiền lo được đám ma cho bản thân mình khi mất. |
Suốt buổi trò chuyện với chúng tôi, bà Tuệ cho biết: “Tâm nguyện lớn nhất đời tôi là làm sao có thể kiếm đủ tiền để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nhờ người thân lo cho mình được một đám tang tử tế, không phải làm gánh nặng cho gia đình”. Câu nói của bà Tuệ khiến tôi không sao kìm được nước mắt. Một giấc mơ bình dị, một giấc mơ rất con người. Nhưng đối với bà Tuệ, sao mà cao, xa đến thế.
Để thực hiện giấc mơ ấy, nhiều năm qua bà Tuệ vẫn hàng ngày thức dậy từ 3 giờ sáng, lần mò rồi quẩy gánh hàng rong đi bộ gần chục cây số lên chợ đầu mối Long Biên lấy hàng rồi lại lóc cóc mò mẫm đường về chợ Hàm Tử Quan bán kiếm vài đồng bạc lẻ. Hình ảnh người đàn bà mù cần mẫn, chắt bóp từng đồng bạc lẻ nuôi ước mơ nơi xó chợ Hàm Tử Quan đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với những người dân nơi đây.
Bán hàng lời lãi chẳng được là bao, vậy mà nhiều khi bà còn bị người ta lừa hết cả tiền. Bà Tuệ tâm sự, đã rất nhiều lần gặp phải khách hàng nhẫn tâm như vậy. Có lần, một phụ nữ ghé vào mua của bà Tuệ 20.000 đồng tiền cá. Lúc thanh toán, người này đưa tờ 10.000 đồng rồi bảo với bà Tuệ là 100.000 đồng, yêu cầu trả lại. Do mắt không nhìn thấy gì, bà Tuệ liền đưa túi tiền lẻ cho khách tự lấy tiền thừa. Có lẽ, thấy người đàn bà mù dễ lừa, người phụ nữ này lại tiếp tục dùng thủ đoạn tương tự để chiếm đoạt vài đồng bạc lẻ của bà Tuệ. Trong một lần như thế, tình cờ một người bán hàng bên cạnh phát hiện, chạy ra bắt giữ nhưng người phụ nữ này đã hất tay, lên xe máy bỏ đi. “Nhiều hôm tôi mua hàng ở chợ đầu mối hết 1 triệu đồng, khi mang về chợ Hàm Tử Quan dù đã bán hết hàng nhưng nhờ bạn kiểm tra lại xem lời lãi bao nhiêu thì chỉ còn có 400.000 đồng”, bà Tuệ chua chát nói.
Tuy có không ít kẻ xấu, nhưng xung quanh người đàn bà tội nghiệp ấy vẫn còn đó biết bao tấm lòng cao cả. Bà Tuệ cho biết, những người bán hàng xung quanh họ rất tốt, giúp đỡ bà rất nhiều . Khi có khách mua, họ sẵn sàng bỏ cả hàng mình để sang bán giúp cho bà Tuệ. Thỉnh thoảng họ vẫn thường xuyên cho đồ ăn, thức uống thậm chí giúp đỡ bà cả về tiền bạc. Nếu tháng nào bán được hàng, không bị lừa lọc, tiêu pha thật tiết kiệm, chắt bóp bà Tuệ có thể để ra được vài trăm gửi về để phụng dưỡng mẹ già ở quê đã 86 tuổi.
Hiện tại bà Tuệ thuê trọ cùng rất nhiều lao động vô gia cư khác trên một gác xép ở xóm ngụ cư nghèo Phúc Tân. Căn phòng chỉ rộng chừng gần 10m2, có thời điểm tới 8 người ở. Họ chen chúc nhau trên những manh chiếu rách để qua đêm. Tài sản của mỗi người chỉ có duy nhất một chiếc làn nhựa và chiếc bao tải đựng đủ mọi thứ đồ. Thời gian đầu mới thuê trọ, do phải leo trèo cầu thang không quen, nên vài lần bà Tuệ còn bị ngã. Dần dà bà lần mò cũng quen. Về sinh hoạt hàng ngày, bà Tuệ vẫn không muốn làm phiền bất kể ai, vẫn tự mò mẫm để làm.
Bà Tuệ tâm sự, cách đây vài hôm bà mới về quê giỗ đầu người cha quá cố, người mà bà vô cùng yêu quý và kính trọng. Giờ đây nơi quê nhà, mẹ già của bà năm nay đã 86 tuổi đang sống cùng người em trai. Theo bà Tuệ, trong gia đình, ngoài bà, còn có hai người em trai cũng mắc căn bệnh như bà. Đang bình thường khỏe mạnh, bỗng sau trận ốm thấy mắt cứ mờ dần, nhìn mọi vật xung quanh không còn rõ ràng nữa. Mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không biết là bệnh gì.
Khuôn mặt trầm tư, bà Tuệ chia sẻ sẽ cố gắng buôn bán nốt năm nay, rồi sẽ về quê phụng dưỡng mẹ già, rau cháo nuôi nhau những năm còn lại. Khi nào người mẹ già khuất núi sẽ lại tính đường làm ăn để đủ tiền lo hậu sự cho mình, ít nhất là một chiếc quan tài.
Trước hoàn cảnh đáng thương của người đàn bà mù lòa, Báo GĐ&XH rất mong bạn đọc hảo tâm chung tay giúp đỡ để tâm nguyện của bà Tuệ sớm trở thành hiện thực. Mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, xin được gửi theo địa chỉ bà Đoàn Thị Tuệ (SN 1963, trú tại thôn Tây Tiến, xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) hoặc gửi về Báo Gia đình và Xã hội, địa chỉ 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. |

MS 1000: Xót xa hoàn cảnh vợ bệnh nặng, chồng ung thư ở Huế
Cảnh ngộ - 1 ngày trướcGĐXH - Vợ mắc bệnh nhiều năm, một mình ông Phương gồng gánh cả gia đình. Tưởng chừng tuổi già sẽ mang lại chút bình yên, ông lại đột ngột phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối, đẩy gia đình rơi vào bế tắc.

Gần 18 triệu đồng đến với gia đình cô bé dân tộc H’Mông bị u hạch
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao số tiền 17.710.000 đồng cho gia đình bé Vì Kiều Nguyệt Anh bị u hạch.

Mang yêu thương đến với trẻ em trường mầm non Tấu Lìn, Tuyên Quang
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH - Câu lạc bộ bóng đá nghệ sĩ V-Stars cùng các nhà tài trợ đã có chuyến thăm, giao lưu và trao quà cho các em nhỏ tại điểm trường Tấu Lìn, trường mầm non Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

MS 999: Xót thương gia cảnh chồng chống chọi bệnh nặng, người vợ trẻ xin từng đồng cứu chồng
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Phát hiện khối u, bệnh tình nhanh chóng chuyển nặng, anh Giáp liên tục điều trị ở các bệnh viện lớn với chi phí đắt đỏ. Trong khi, gia đình thuộc diện khó khăn, người vợ trẻ giờ gồng gánh hai con thơ, rất cần sự giúp đỡ của mọi người.

Hơi ấm tình người đến với bà Toản đơn thân, khốn khó mắc bệnh ung thư
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH - Có mặt tại buổi trao quà, Trưởng thôn Xuyên Hử (xã Bình Xuyên) mong rằng, Chuyên mục Vòng tay nhân ái của Báo Sức khỏe và Đời sống tiếp tục là cầu nối mang lại niềm vui, thắp lên niềm tin sự sống cho những mảnh đời bất hạnh, khốn khó, kém may mắn trong xã hội.

MS 998: Người mẹ tâm thần cầu xin sự sống cho con gái mắc ung thư
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Kinh tế gia đình quá khó khăn, chị Thuận không còn khả năng tiếp tục chạy chữa cho con. Ở nơi xóm nghèo heo hút, đứa trẻ nhỏ nằm quằn quại trong đau đớn, còn người mẹ đơn thân chỉ biết bất lực nhìn con mà rơi nước mắt.

Hơn 13 triệu đồng đến với hoàn cảnh cháu bé da toàn thân bong tróc vì bệnh quái ác
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Dù đã 2 tuổi, cháu Đặng Nhật Phong vẫn nằm một chỗ, cơ thể luôn trong tình trạng bong tróc, nứt nẻ vì căn bệnh quái ác. Hoàn cảnh cháu Phong sau khi đăng tải nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc.

MS 997: Bi đát hoàn cảnh cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật cùng cháu nhỏ tuổi ăn học
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Ở cái tuổi ngoài 80, cứ ngỡ được hưởng phúc con cháu, nào ngờ bà Hoan vẫn mang trên vai gánh nặng chăm con ốm liệt giường, cháu nhỏ tuổi ăn học. Tài sản bán, cầm cố hết những vẫn không đủ cho con điều trị.

Tấm lòng bạn đọc đến với người phụ nữ bị chồng bạo hành, nằm liệt giường
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - "Số tiền này sẽ giúp tôi có thêm chi phí để chăm sóc các cháu", ông Nguyễn Hữu Thiện, bố đẻ của chị Lý (nhân vật trong bài viết), xúc động chia sẻ khi đón nhận số tiền từ bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống.

MS 996: Xin giúp đỡ cô bé dân tộc Mông cần tiền điều trị gấp vì viêm màng não nặng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sau ca phẫu thuật cấp cứu, Dạy đã vượt qua cửa tử nhưng hiện giờ vẫn phải theo dõi sát sao vì viêm màng não nặng. Hiện tại, gia đình con đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, dưới còn một người em bị bệnh động kinh.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.