Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông 36 tuổi ở Thái Bình 2 lần cận kề cửa tử may mắn được cứu sống

Thứ năm, 19:49 27/02/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Vào viện với lý do nôn ra máu, đại tiện phân đen, sốc mất máu nặng, quá trình điều trị diễn biến phức tạp, xuất hiện hoại tử ruột do nghẹt, nam bệnh nhân hai lần cận kề cửa tử may mắn được cứu sống.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư với 3 khối u thừa nhận không làm việc này trong 30 nămNgười đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư với 3 khối u thừa nhận không làm việc này trong 30 năm

GĐXH - 30 năm không khám sức khỏe, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện 3 khối u từ dấu hiệu mệt nhiều, sút cân, ho và khó thở...

Bệnh nhân nam (36 tuổi, Thái Bình), tiền sử thủng dạ dày, chấn thương gan, cắt ½ tuỵ do tai nạn cách đây 15 năm. Lần này, bệnh nhân vào viện trong tình trạng nôn ra máu, đại tiện phân đen. Tại tuyến dưới, bệnh nhân nội soi không thuận lợi, chưa kiểm soát được điểm chảy máu.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốc mất máu, mạch nhanh nhỏ khó bắt, da xanh, niêm mạc nhợt, được các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu A9 khẩn trương truyền máu tối cấp và tiến hành nội soi can thiệp cầm máu.

Quan sát qua nội soi, trong lòng thực quản dạ dày bệnh nhân ngập máu đỏ tươi, đồng thời phát hiện nhiều điểm mạch chảy máu phun thành tia. Nhiều clip kẹp cầm máu cấp cứu đã được tiến hành. Điều đáng nói, "trong lúc can thiệp cầm máu, bệnh nhân có tình trạng sốc mất máu nặng, huyết áp nhiều lần tụt sâu 60/40, nguy cơ tử vong ngay trên bàn mổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào", bác sĩ Phạm Xuân Thắng - Trung tâm Cấp cứu A9, người trực tiếp điều trị bệnh nhân chia sẻ.

Người đàn ông 36 tuổi ở Thái Bình 2 lần cận kề cửa tử may mắn được cứu sống - Ảnh 2.

Bác ĩ kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhân trước khi xuất viện. Ảnh: BVCC

Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, tình trạng sốc của bệnh nhân không cải thiện, các bác sĩ nghi ngờ điểm chảy máu vẫn hoạt động và không ngoại trừ có hoại tử ruột gây chảy máu ồ ạt. Hơn thế, sonde dạ dày của bệnh nhân cho ra toàn dịch đen nên chắc chắn tốc độ chảy máu rất nhanh, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

Trước tình hình cấp thiết của bệnh nhân, các bác sĩ nhanh chóng thực hiện hội chẩn liên chuyên khoa ngay tại giường với sự tham gia của Trung tâm Cấp cứu A9, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hoá, Trung tâm Gây mê Hồi sức, Trung tâm Tiêu hoá Gan mật. Sau đó, bệnh nhân được chuyển thẳng đi phẫu thuật cấp cứu với sự chuẩn bị nhanh chóng, khẩn trương của Trung tâm Gây mê Hồi sức và kíp trực.

Theo BSCKII. Trần Mạnh Cường, Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa: Khi mổ kiểm tra các vị trí can thiệp lần đầu, tình trạng cầm máu tốt, song bệnh nhân chưa cải thiện là do ruột non có đoạn bị hoại tử. Đây cũng chính là nguyên nhân gây chảy máu ồ ạt. 

Trên nền thể trạng chung không tốt, sốc nặng và huyết áp liên tục thấp, các bác sĩ quyết định cắt 1,5m ruột hoại tử. "Khi đoạn ruột hoại tử này được loại bỏ, tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ thoái lưu và tính mạng của người bệnh sẽ ở lại", hội đồng hội chẩn nhận định.

Ca phẫu thuật thành công, nam bệnh nhân được chuyển lại Trung tâm Cấp cứu A9 để điều trị hồi sức sau mổ do tổn thương đa tạng phức tạp. Lúc này, các bác sĩ và nhân viên y tế lại phải đối mặt với tình trạng biến chứng hậu phẫu của người bệnh.

Tình trạng tổn thương phổi hai bên tiến triển nặng nên phải thở máy xâm nhập, suy thận cấp vô niệu và nhiễm trùng nặng, phải dùng quả lọc hấp phụ để loại bỏ các chất trung gian gây viêm. Bên cạnh đó, bụng người bệnh trướng căng, liệt ruột nên không hấp thụ qua đường nuôi dưỡng sonde dạ dày cũng là một thách thức lớn trong chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân sau mổ. Nếu không giải quyết được vấn đề này, các tạng trong ổ bụng sẽ tiếp tục thiếu máu và miệng nối ruột sẽ tiếp tục hoại tử.

Các bác sĩ, điều dưỡng liên tục phải theo dõi, hội chẩn dinh dưỡng thường kỳ tại giường và có những thống nhất chặt chẽ trong phác đồ điều trị, chăm sóc cho người bệnh. TS.BS Nguyễn Hữu Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 khẳng định, đây là một ca bệnh rất khó về nuôi dưỡng sau mổ và là một bài toán "đấu trí" đối với đội ngũ y bác sĩ điều trị bệnh nhân.

Sau 3 ngày mổ, điều trị tích cực hậu phẫu, bệnh nhân được tập ăn nhỏ giọt liên tục qua sonde và ghi nhận dấu hiệu của sự hấp thụ dịch nuôi dưỡng. Liều vận mạch giảm dần, phổi cải thiện. Đến ngày thứ 5 bệnh nhân được cai thở máy và rút ống nội khí quản.

"Rút ống nội khí quản, nam bệnh nhân vẫn còn tình trạng loạn thần cộng với tình trạng các cơ suy yếu, vết mổ chưa lành nên khi vận động quá mạnh hay hít thở sâu cũng khiến bệnh nhân đau nhiều. Ranh giới mong manh, nguy cơ phải đặt ống nội khí quản trở lại rất cao cùng với tình trạng bệnh có thể tiến triển xấu bất cứ lúc nào" BS Thắng chia sẻ về tình trạng bệnh nhân nam lúc đó.

Dưới sự điều trị và chăm sóc tích cực của nhóm bác sĩ và điều dưỡng tại Trung tâm Cấp cứu A9, kiểm soát kỹ lưỡng toàn bộ quá trình dinh dưỡng, chăm sóc hô hấp, nhiễm khuẩn với mục tiêu rút ngắn tối đa thời gian nằm trong đơn vị hồi sức, tình trạng bệnh nhân sau đó đã cải thiện nhanh chóng. Ngày thứ 13 của điều trị, nam bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, thở khí phòng và có thể xuất viện về tuyến dưới để thuận tiện gia đình chăm sóc.

Người phụ nữ 47 tuổi đột ngột đau đầu, suýt tử vong do xuất huyết não sau khi tắmNgười phụ nữ 47 tuổi đột ngột đau đầu, suýt tử vong do xuất huyết não sau khi tắm

GĐXH - Sau khi tắm, người phụ nữ 47 tuổi đột ngột đau đầu dữ dội kèm nôn ói vì xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch máu não.

Người phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thíchNgười phụ nữ 50 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận vì món ngon nhiều người Việt yêu thích

GĐXH - Người phụ nữ bị bệnh tiểu đường, suy thận chia sẻ, do công việc chịu nhiều áp lực nên cô thường phải dựa vào việc ăn đồ ngọt để giải tỏa căng thẳng.

Cô gái 20 tuổi bị ung thư nội mạc tử cung, phải cắt bỏ tử cung thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh nàyCô gái 20 tuổi bị ung thư nội mạc tử cung, phải cắt bỏ tử cung thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

GĐXH - Bác sĩ cho biết vừa xót xa, vừa nuối tiếc khi cô gái trẻ có triệu chứng ung thư rõ ràng nhưng không đi khám, bỏ lỡ có hội điều trị...

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Top