Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái 20 tuổi bị ung thư nội mạc tử cung, phải cắt bỏ tử cung thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Chủ nhật, 13:03 23/02/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Bác sĩ cho biết vừa xót xa, vừa nuối tiếc khi cô gái trẻ có triệu chứng ung thư rõ ràng nhưng không đi khám, bỏ lỡ có hội điều trị...

Người phụ nữ 43 tuổi phát hiện ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ quaNgười phụ nữ 43 tuổi phát hiện ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

GĐXH - Đi khám vì bị ra huyết âm đạo sau quan hệ, người phụ nữ nhận kết quả ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị. Đến khi tình trạng bệnh không đỡ mới quay lại bệnh viện.

Cô gái bị ung thư nội mạc tử cung thường xuyên có kinh nguyệt thất thường

Rất nhiều chị em có hiện tượng kinh nguyệt không đều đã chủ quan không thăm khám. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Gần đây, cô Vương (20 tuổi ở Chiết Giang, Trung Quốc) đã phát hiện mắc ung thư lạc nội mạc tử cung vì dấu hiệu này.

Cô gái 20 tuổi bị ung thư nội mạc tử cung, phải cắt bỏ tử cung thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bác sĩ điều trị cho chô Vương cho biết, cô là bệnh nhân trẻ tuổi nhất trong số các bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung mà bác sĩ này từng thăm khám và điều trị. Điều này khiến bác sĩ vừa xót xa, vừa nuối tiếc khi bệnh có rất nhiều triệu chứng rõ ràng nhưng cô Vương lại chủ quan, thiếu kiến thức mà không chịu đi khám trong thời gian dài.

Cụ thể, cô Vương bắt đầu bị rối loạn kinh nguyệt cách đây hơn 1 năm. Lúc đầu, kinh nguyệt tháng có, tháng không, khi có đều rất đau nhức và khó chịu, máu kinh màu đỏ đậm, lẫn cục máu đông.

Không chỉ không lo lắng mà cô còn cảm thấy vui mừng vì không có kinh nguyệt, cô không bị đau tức bụng và đỡ phải phiền toái. Gần đây, khi phát hiện bụng dưới to lên bất thường, thường xuyên đau nhức bụng dưới và vùng xương chậu dữ dội, chảy máu âm đạo nhiều ngày không dứt mới chịu đi thăm khám.

Kết quả siêu âm cho thấy nội mạc tử cung của cô Vương dày đến 20mm, vượt mức bình thường rất nhiều. Phát hiện tổn thương từ khối u ác tính gần như chiếm toàn bộ khoang tử cung. Cuối cùng, cô gái trẻ buộc phải cắt bỏ tử cung ở tuổi 20, dù chưa lập gia đình để sống sót.

Ung thư nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp tế bào lót trong lòng tử cung. Chúng chịu sự chi phối của nội tiết tố nữ là Estrogen và Progesterone. Dưới sự tác động của các nội tiết này, sẽ xảy ra hiện tượng tăng sinh và bong tróc những tế bào nội mạc tử cung và gây ra hành kinh mỗi tháng ở người phụ nữ.

Ung thư nội mạc tử cung xảy ra là do sự tăng sinh quá mức của các tế bào nội mạc tử cung. Lớp nội mạc tử cung trở nên dày lên, lan tỏa hoặc khu trú tạo thành những khối u bên trong lòng tử cung. Khi ung thư nội mạc tử cung không được điều trị sớm, các tế bào ác tính sẽ có xu hướng xâm lấn các cơ quan khác xung quanh hoặc di căn theo đường máu và bạch huyết, được gọi là ung thư xâm lấn hoặc ung thư di căn (giai đoạn muộn).

Cô gái 20 tuổi bị ung thư nội mạc tử cung, phải cắt bỏ tử cung thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư nội mạc tử cung 

Hầu hết phụ nữ ung thư nội mạc tử cung có triệu chứng từ rất sớm. Thường gặp nhất là xuất huyết tử cung bất thường, biểu hiện bởi ra huyết âm đạo kéo dài, ra huyết giữa chu kỳ kinh, hành kinh không đều hoặc ra huyết âm đạo sau mãn kinh. Một số triệu chứng muộn hơn bao gồm đau vùng chậu, chướng bụng, đầy bụng, thay đổi thói quen đi tiêu tiểu, sụt cân nhanh.

Ung thư nội mạc tử cung có chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia y tế, khả năng chữa khỏi cũng như tiên lượng bệnh ở bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung phụ thuộc nhiều vào thời điểm chẩn đoán bệnh. Cụ thể:

Tại chỗ (khu trú): khối u phát triển khu trú tại vị trí ban đầu và không có dấu hiệu nào cho thấy các tế bào ung thư nội mạc tử cung đã lan ra ngoài tử cung. Tỷ lệ sống trên 5 năm khi phát hiện ở giai đoạn này là 96%.

Tại vùng (khu vực): Tế bào ung thư đã có dấu hiệu xấm lấn ra xung quanh nhưng chỉ khu trú tại vùng, hạch bạch huyết lân cận. Lúc này tỷ lệ sống trên 5 năm còn khoảng 71%.

Di căn xa: Tế bào ung thư đã di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, xương. Đây là trường hợp xấu nhất, tỷ lệ sống trên 5 năm khi ung thư đã di căn xa chỉ còn 20%.

Người đàn ông 61 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ quaNgười đàn ông 61 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư đại tràng có dấu hiệu đau bụng quanh rốn kéo dài khoảng nửa năm. Cơn đau âm ỉ, đôi khi quặn thắt, kèm theo rối loạn đại tiện, đi ngoài lúc táo, lúc lỏng...

Người đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ quaNgười đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Người đàn ông bất ngờ phát hiện ưng thư trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông cho biết trước đó không có triệu chứng nào.

Người đàn ông 63 tuổi bật khóc khi biết mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ sở thích ăn món ăn khoái khẩuNgười đàn ông 63 tuổi bật khóc khi biết mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ sở thích ăn món ăn khoái khẩu

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư dạ dày có thói quen ăn rất mặn. Món ăn khoái khẩu ngày nào cũng xuất hiện trên mâm cơm của ông đó là rau củ muối.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Top