Trời lạnh, sáng ngủ dậy làm ngay 5 điều này để phòng đột quỵ
GĐXH - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng.
Vì sao đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố kết quả của một nghiên cứu gần đây về đột quỵ cho thấy, nguy cơ bị đột quỵ của một người cao hơn gần 80% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa so với các thời điểm khác trong ngày.
Các nhà nghiên cứu giải thích, nguy cơ đột quỵ tập trung vào buổi sáng là bằng chứng của “sự thay đổi chu kỳ sinh học”, tức là nguy cơ đột quỵ thay đổi theo nhịp chu kỳ sinh học 24 giờ của cơ thể.

Ảnh minh họa
Khi thức dậy vào buổi sáng, nồng độ các hormone trong cơ thể thay đổi do bạn chuyển từ tư thế nằm sang tư thế vận động. Sự thay đổi hormone này gây ra hai tình trạng đó là tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng trương lực của động mạch.
Thông thường, vào lúc 3 giờ sáng, huyết áp của cơ thể có thể xuống mức thấp nhất sau đó tăng dần lên và tăng nhanh lúc thức dậy. Khi thức dậy, cơ thể sẽ tiết ra adrenaline và các hormone gây căng thẳng khác. Điều này khiến cho áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy cũng tăng lên.
Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng lớn nước và máu cũng theo đó mà trở nên cô đặc hơn. Lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm đẩy máu đi.
Khi tăng huyết áp sẽ kéo theo nhu cầu oxy cho cơ tim tăng, sự chênh lệch huyết áp khiến cơ tim không được ổn định từ đó tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch. Lúc này các mảng xơ vữa sẽ kích hoạt tiểu cầu và hình thành huyết khối gây tắc mạch não và hậu quả là dẫn đến đột quỵ do thiếu máu não cấp.
Ngoài ra, Nitric oxide (viết tắt là NO) giữ vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học của cơ thể bao gồm sự thức tỉnh, điều tiết máu và dinh dưỡng nuôi cơ thể, cảm giác đau, chức năng sinh dục…
Ngoài ra, sự hoạt động của NO còn có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể thông qua việc mở rộng mạch máu. Đây là yếu tố quyết định đến việc bị đột quỵ hoặc tiểu đường…
Quá trình tiêu thụ NO lớn nhất vào ban đêm, chính vì thế mà khi bạn thức dậy vào sáng sớm, cơ thể thường thiếu NO. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ vào sáng sớm.
5 việc cần làm đề phòng đột quỵ vào sáng sớm

Ảnh minh họa
Không dậy đột ngột
Đột quỵ vào sáng sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi thức dậy vào buổi sáng, đừng vội ra khỏi giường và thay quần áo. Bạn nên nằm trên giường thêm 5 phút nữa để các cơ quan trong cơ thể từ từ thức dậy. Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là khác nhau nên việc nhảy lên ngay hoặc ngồi dậy đột ngột sẽ "sốc" não, dẫn đến lượng máu cung cấp lên não không đủ, dễ gây xuất huyết não.
Vận động trên giường
Thay vì mặc quần áo ngay, bạn có thể nằm trên giường và duỗi tay chân vài phút. Sau một đêm nghỉ ngơi, cơ thể vẫn uể oải, máu lưu thông vẫn chậm. Vì vậy, duỗi thẳng tay chân lúc này sẽ giúp tăng tốc độ lưu thông máu trong cơ thể.
Đứng dậy nhẹ nhàng
Sau khi thực hiện hai bước trên, hãy từ từ đứng dậy và ra khỏi giường. Bạn sẽ cảm thấy đầu óc mình lúc này rất tỉnh táo và sảng khoái. Bạn không thể bắt đầu ngày mới một cách hiệu quả nếu tâm trí bạn vẫn còn "nửa tỉnh nửa mê".
Đối với người trung niên trở lên, đứng dậy từ từ có thể hạn chế té ngã. Vì vậy, bạn cần đợi cho đến khi não hoàn toàn tỉnh táo và được cung cấp đủ máu lên não trước khi thức dậy.
Uống nước sau khi thức dậy
Buổi sáng là thời điểm vàng cho sức khỏe. Sau khi thực hiện xong 3 động tác trên, tốt nhất bạn nên đi vệ sinh và uống một cốc nước lọc. Uống một ly nước sau khi ngủ dậy có thể giúp làm loãng máu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mạch máu não, táo bón…
Bên cạnh đó, nếu có thể nên đứng cạnh cửa sổ để hít thở bầu không khí trong lành mỗi buổi sáng. Đây là một thói quen tốt phải được thực hiện mỗi buổi sáng nếu muốn có sức khỏe tốt bắt đầu một ngày mới.
Tầm soát các bệnh có nguy cơ gây đột quỵ
Theo các chuyên gia, huyết áp cao được xem là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất xảy ra đột quỵ nên kiểm soát huyết áp là chìa khóa giúp phòng ngừa đột quỵ.
Ngoài ra, các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, thiếu máu não cục bộ thoáng qua, tiền sử bệnh lý tim mạch, căng thẳng thần kinh… cũng là những nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ. Để phát hiện sớm và ngăn chặn những vấn đề này, mỗi người nên thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.