Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đi bộ “lạc dòng”

Thứ hai, 08:03 12/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt giao thông đường bộ được áp dụng từ ngày 20/5, người đi bộ sai quy định sẽ bị xử phạt từ 40- 120.000 đồng tùy từng lỗi vi phạm.

Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, người đi bộ tham gia giao thông đang như bị “lạc” giữa rất nhiều giải pháp thí điểm (chặn ngã tư, phân làn, đèn cho người đi bộ...) và họ còn “lạc” giữa những dòng phương tiện giao thông ngày càng đông đặc của Thủ đô.
 

Người đi bộ “lạc” giữa dòng xe cộ (ảnh chụp trên phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm). Ảnh: Võ Hải

 
Không biết, cứ liều đi
 
Tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ là một trong những tuyến có lượng người đi bộ đông nhất so với các tuyến khác ở Hà Nội. Người đi bộ trong đó có cả khách du lịch nước ngoài, khách du lịch trong nước từ khắp các tỉnh thành đến Thủ đô. Thế nhưng đi bộ như thế nào cho đúng Luật giao thông thì lại không nhiều người biết. Trong đó, đa số là công dân Việt Nam.
 
Anh Lê Nguyễn Tĩnh, quê tại huyện Nho Quan, Ninh Bình cho hay: “Tôi chưa biết việc người đi bộ sai quy định sẽ bị xử phạt. Tôi cũng không biết đi bộ như thế nào là đúng luật và sai luật. Ra Hà Nội tham quan, tôi cùng mọi người trong đoàn đều đi bộ trên vỉa hè, cũng có một vài lúc đi bộ dưới lòng đường... Đường xá ở Hà Nội đông người và rất nhiều xe cộ. Mỗi khi sang đường chúng tôi phải chọn cách đi theo tốp đông, vừa đi vừa vẫy tay ra hiệu cho các phương tiện khác nhìn thấy”.
 

Nhiều học sinh, sinh viên phân vân khi đi bộ sang đường. (Ảnh: CH)

 
Ghi nhận của chúng tôi tại các giao điểm giao thông Hà Nội còn cho thấy, nhiều người khi đi bộ sang đường, dù đã cố gắng đi đúng phần đường dành cho mình nhưng lại không thực hiện đúng và đủ những yêu cầu cần thiết. Hầu hết không sử dụng đèn tín hiệu ưu tiên mặc dù có đứng chờ và qua đường ở vạch sơn dành cho người đi bộ. Chị Cầm Đặng Thúy, quê tại Thanh Hóa cho hay: “Đi sang đường, tôi đều đi đúng trên phần vạch sơn nhưng không biết trước khi đi phải nhấn vào đèn tín hiệu ưu tiên, Thủ đô hiện đại quá, ở quê tôi có phải làm thế đâu!”.
 
Vừa đi vừa vẫy
 
Thực tế cho thấy, không ít trường hợp người đi bộ rơi vào tình cảnh “Biết không đúng luật nhưng vẫn phải đi”. Ông Nguyễn Quang Thái, trú tại khu tập thể Nhà máy In tiền Quốc gia, quận Cầu Giấy nói: “Tuổi tôi đã cao rồi, nên mỗi lần đi bộ qua đường rất cẩn thận. Nhưng đi bộ qua đường trên đúng vạch sơn đã kẻ bây giờ cũng không thực sự an toàn. Trước khi đi tôi đều bấm đèn tín hiệu. Nhưng nhiều lần đi qua có rất nhiều phương tiện không chịu nhường đường... Nhiều lúc chỉ mới đi bộ đến giữa đường thì đèn ưu tiên đã nhảy sang màu đỏ, các phương tiện khác được quyền lưu thông. Quả thực những lúc như thế tôi rất hốt hoảng... Thành thử cứ chỗ nào vắng các phương tiện và nhận thấy sang đường được là tôi sang đường”.
 

Vừa đi vừa vẫy (phố Giảng Võ). Ảnh: CH

 
Ngoài lý do trên, người đi bộ còn gặp phải những khó khăn khác. Nhiều tuyến đường không đủ hạ tầng cho người đi bộ. Nơi có vạch kẻ sơn thì lại mờ, rất lâu không được sơn lại, có tuyến dài cả cây số mới có vạch sang đường. Ngã tư giao cắt giữa đường Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng và đường Phạm Hùng (quận Cầu Giấy) là một ví dụ. Ngã tư này luôn có lượng khách bộ hành và các phương tiện lưu thông lớn. Tuy nhiên, ngã tư chỉ có phần đường dành cho phương tiện thô sơ, cơ giới lưu thông, còn người đi bộ thì không có. Để qua đường ở đây, người đi bộ chỉ còn cách: Vừa đi vừa vẫy tay ra hiệu!
 
Tương tự, đoạn đường ngang gần khu vực Trung tâm chiếu phim Quốc gia dành cho người đi bộ trên phố Láng Hạ cũng khiến người dân phát hoảng mỗi khi có việc phải qua đường. Ngày 11/4, khi chúng tôi đi thực hiện bài viết này đã gặp cảnh một đôi thanh niên muốn sang đường, nhưng chờ đến 5 phút mà không thể sang được vì dòng xe cộ không lúc nào ngớt. “Em là thanh niên mà còn sợ thế này, với người già và trẻ con làm sao mà qua được. Thường tại các điểm cho người đi bộ qua đường, ngoài vạch sơn còn có nút bấm tín hiệu để các phương tiện nhường đường, nhưng ở đây tuyệt nhiên không có”, người thanh niên nói.
 

Ảnh chụp tại đường Láng Hạ - Hà Nội. Ảnh: Chí Cường

 
Muốn tuân thủ luật cũng không dễ (!)
 
Còn một thực tế khác, nan giải hơn, đó là kể từ khi thành phố “thí điểm” chặn ngã ba, ngã tư, bắt giao thông chuyển động theo vòng quay thì đường (vạch sơn) dành cho người đi bộ cũng trở nên vô dụng. Tại khu vực ngã tư Giảng Võ cắt đê La Thành, người đi bộ như lạc vào “mê hồn trận” giao thông, nhất là giờ cao điểm buổi sáng và chiều. Ông Nguyễn Văn Hạnh, người hằng ngày phải đi bộ đưa cháu đến trường, đón cháu về nhà qua ngã tư này than thở: “Trước đây, dù đông, nhưng đèn đỏ là các phương tiện phải dừng lại, người đi bộ vượt qua còn đỡ sợ. Bây giờ họ chặn ngã tư, vạch sơn dù có cũng chẳng để làm gì, có xe cộ nào chịu dừng lại đâu. Mà họ dừng lại, có khi còn nguy hơn vì sẽ bị xe sau tông vào đuôi ngay. Vậy là người đi bộ  thành “bơ vơ”, chẳng biết lối nào mà lần...”.
 

Loay hoay tìm cách sang đường. (Ảnh: CH)

 
Từ thực tế ông Hạnh nảy ra “sáng kiến”, không đi đúng vạch sơn nữa, chịu khó chạy lên trên một đoạn, trèo qua dải phân cách, như thế hóa ra an toàn hơn(?). Ông Hạnh ủng hộ việc luật lệ phải nghiêm, dù đi bộ hay đi xe cũng phải chấp hành nhưng việc sắp xếp giao thông cũng cần hợp lý, nếu không khác nào đánh đố dân. “Ngày 20/5 tới đây sẽ xử phạt người đi bộ đi sai luật, xin hoan nghênh thôi. Vậy nhưng cũng xin hỏi, hè thì phường cho bán hàng, ngã tư thì bị bịt, chặn, không xe nào chịu dừng nhường đường cho người đi bộ, vậy thì người đi bộ nếu có muốn đi đúng luật cũng có làm được không?”, ông Hạnh băn khoăn.
Chúng tôi xin chuyển băn khoăn này đến các cơ quan thực thi luật pháp của Hà Nội.
 
Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định: Người đi bộ sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40- 60.000 đồng nếu đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
 
Phạt tiền từ 60- 80.000 đồng đối với người đi bộ mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
 
Phạt tiền từ 80 - 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Quốc Hưng

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đăng ký nguyện vọng vào lớp 10: Để tránh trượt oan, thí sinh cần lưu ý gì?

Đăng ký nguyện vọng vào lớp 10: Để tránh trượt oan, thí sinh cần lưu ý gì?

Giáo dục - 35 phút trước

GĐXH - Theo quy định, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Tuy nhiên, học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.

Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng

Hà Nội 'chốt' xây 3 cầu qua sông Hồng

Thời sự - 37 phút trước

Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng 3 cây cầu vượt sông Hồng gồm Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi và Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng, trong giai đoạn 2025 - 2030.

Mang theo hung khí hỗn chiến trong đêm, hơn 50 thanh thiếu niên bị triệu tập

Mang theo hung khí hỗn chiến trong đêm, hơn 50 thanh thiếu niên bị triệu tập

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an TP. Thái Bình vừa tiến hành triệu tập trên 50 thanh thiếu niên rủ nhau, tụ tập gây rối, mang theo hung khí đánh nhau trên địa bàn...

Quán mì 'độc lạ' chỉ 1.000 đồng/bát, 'nếu không có tiền xin trả nụ cười'

Quán mì 'độc lạ' chỉ 1.000 đồng/bát, 'nếu không có tiền xin trả nụ cười'

Đời sống - 2 giờ trước

Tô mì đầy chất dinh dưỡng nhưng chi phí chỉ 1.000 đồng, nếu không có tiền xin trả nụ cười. Điều đặc biệt là, toàn bộ số tiền của khách sẽ được góp để hỗ trợ xây dựng cầu đường. Quán ăn “độc lạ” này ở Bình Dương đã thu hút hàng trăm khách mỗi ngày.

Hai vợ chồng bị hành hung nghi do mâu thuẫn đất đai

Hai vợ chồng bị hành hung nghi do mâu thuẫn đất đai

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Mâu thuẫn đất đai, chồng bị một người đàn ông đánh chảy máu vùng đầu, người vợ đi cùng dùng điện thoại quay lại cũng bị hành hung.

Mua xe cũ đã ‘dính’ phạt nguội, chủ mới của xe phải xử lý thế nào?

Mua xe cũ đã ‘dính’ phạt nguội, chủ mới của xe phải xử lý thế nào?

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hiện nay có rất nhiều trường hợp sau khi mua lại xe ô tô qua sử dụng thì phát hiện chiếc xe đó bị phạt nguội. Vậy, trong trường hợp này, chủ mới của phương tiện trên cần xử lý thế nào?

Cháy lớn tại chợ Trung Môn ở Tuyên Quang, hàng trăm người tham gia dập lửa

Cháy lớn tại chợ Trung Môn ở Tuyên Quang, hàng trăm người tham gia dập lửa

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sáng 25/2, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại khu vực chợ Trung Môn, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói bốc cao hàng chục mét khiến nhiều người không khỏi hoảng sợ.

Kịp thời ngăn cản một phụ nữ có ý định tự tử

Kịp thời ngăn cản một phụ nữ có ý định tự tử

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Chiều 24/2/2025, lực lượng PCCC&CNCH - Công an quận Hoàng Mai đã giải cứu an toàn một người phụ nữ có ý định tự tử từ trên tầng 18 toà nhà chung cư A2, Nguyễn Đức Cảnh.

3 con giáp có sự nghiệp cất cánh, đón mùa bội thu vào tháng 3

3 con giáp có sự nghiệp cất cánh, đón mùa bội thu vào tháng 3

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Tháng 3, tháng tràn đầy sức sống và cơ hội, 3 con giáp này sẽ mở ra thời kỳ hoàng kim của cuộc đời.

Cựu nữ sinh sư phạm mạo nhận là giảng viên ĐH Cần Thơ, lừa đảo hơn 21 tỷ đồng

Cựu nữ sinh sư phạm mạo nhận là giảng viên ĐH Cần Thơ, lừa đảo hơn 21 tỷ đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

Dương Nguyễn Cẩm Hằng tốt nghiệp ngành Sư phạm của Trường Đại học Cần Thơ nhưng không xin được việc làm. Tuy nhiên, đối tượng mạo nhận là giảng viên của trường để lừa đảo hơn 21 tỷ đồng.

Top