Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ vượt lên nghịch cảnh với đôi chân diệu kỳ

Thứ năm, 15:00 10/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Đôi tay bị dị tật bẩm sinh, nhìn bà Quế thoăn thoắt dùng đôi bàn chân nhặt rau, vo gạo, nấu cơm… chúng tôi thấy được sự nỗ lực phi thường của người phụ nữ này.


Với đôi chân của mình, bà Quế làm đủ mọi công việc. Ảnh: Huyền Chi

Với đôi chân của mình, bà Quế làm đủ mọi công việc. Ảnh: Huyền Chi

Tuổi thơ dữ dội

Cái tên Hồ Thị Quế đã không còn xa lạ với người dân thôn Đồng Hy (xã Ninh Hòa, huyện Ninh Giang, Hải Dương) từ nhiều năm nay. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, qua rất nhiều con ngõ ngoằn ngoèo, chúng tôi tìm được căn nhà cấp 4 nơi bà Quế đang sinh sống.

Sau tiếng gọi cổng, giọng một phụ nữ đáp lại từ bên trong ngôi nhà, rồi bà Quế nhanh chóng ra mở cổng. Bà Quế dùng chân gỡ then cài cổng, mở cổng một cách thuần thục rồi mời khách vào chơi.

Trước mắt chúng tôi là người phụ nữ nhỏ nhắn với nước da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ, mái tóc được cắt ngắn nhưng luôn nở nụ cười tươi, còn đôi tay hơi còng về phía sau do dị tật từ nhỏ.

Chúng tôi bất ngờ bởi căn nhà nhỏ của bà Quế vô cùng sạch sẽ và ngăn nắp. Căn nhà chỉ rộng hơn chục mét vuông nhưng như bà Quế mô tả thì “tổ ấm” của mình đầy đủ mọi thứ của một ngôi nhà thôn quê. Trước mặt là mảnh sân trồng một vài cây ăn quả, dưới tán cây đàn gà đang bới đất tìm thức ăn. Ngay cạnh sân là cái ao nhỏ với vài ba cây dừa. Cạnh nhà là căn bếp nhỏ và sau nhà là mảnh vườn nhỏ trồng một số loại rau.

Ít ai biết rằng, đằng sau nụ cười lúc nào cũng nở trên môi bà Quế là cả một câu chuyện dài đầy nước mắt và khổ đau. Bà vốn là em út trong gia đình có 5 anh chị em. Tuy nhiên, bà không may mắn như các anh chị của mình. Từ khi sinh ra, bà Quế đã bị bại liệt. Căn bệnh quái ác ấy khiến hai tay bà “khoèo” theo cơ thể và chẳng thể hoạt động được một cách bình thường. “Trong khi chúng bạn cùng trang lứa được đi học, đi chơi thì tôi chỉ biết ngồi nhà, đợi mẹ và các chị bế bồng, bón cho ăn, tắm rửa vệ sinh, thay quần áo... Tôi không thể tự làm bất cứ việc gì của một người bình thường”, bà Quế nhớ lại.

Do không được đi học nên bà Quế không biết chữ, không biết đếm số nên mệnh giá đồng tiền trở thành một thứ gì đó rất cao siêu với bà. Bà bảo, nhờ nhìn vào màu sắc của tờ tiền mà bà biết giá trị của nó, hơn nữa mọi người thấy bà bị tật nguyền như vậy nên cũng không ai nỡ lừa dối bà.

Tuổi thơ bà luôn sống khép kín trước những câu dè bỉu, những lời trêu trọc của bạn bè nhắm vào mình. Nhiều lúc uất hận, bà chỉ biết chui vào góc nhà khóc một mình vì sợ người thân lại đau lòng. “Hồi nhỏ, tôi luôn tủi thân, rồi khóc mỗi khi nghe những lời nói đó. Tuy nhiên, tôi không dám khóc thành tiếng, chỉ biết giấu chặt trong lòng vì sợ mọi người nghe thấy. Khi lớn hơn, tôi cũng quen dần với những lời người ta nói và chẳng còn để tâm nữa. Người ta nói mãi rồi cũng chán, quan trọng là mình không để tâm là được”, bà Quế nói.

Đôi chân đặc biệt và nghị lực phi thường


Ngôi nhà nhỏ, nơi chứa đựng biết bao buồn vui trong cuộc đời đầy sóng gió của bà Quế.

Ngôi nhà nhỏ, nơi chứa đựng biết bao buồn vui trong cuộc đời đầy sóng gió của bà Quế.

Cuộc đời bà Quế có thể cứ mãi trôi qua như thế nếu như không có một biến cố xảy ra, khiến bà quyết tâm vượt lên chính mình. Bà Quế kể: “Cuộc đời tôi có lẽ sẽ mãi như vậy nếu như câu chuyện này không xảy ra. Lúc đó khoảng 16-17 tuổi nhưng tôi chưa biết đi, mọi sinh hoạt đều được các chị giúp mới làm được. Hôm đó chị gái đưa tôi đi tắm nhưng tôi không chịu nên cố bò đi, thấy thế chị gái tôi cũng mặc kệ. Lúc sau mẹ về, thấy người ngợm tôi bẩn thỉu nên mắng chị gái. Chị ấy bị một trận mắng oan, rồi uất ức bế tôi đi tắm”.

Sau vài phút trầm ngâm, bà Quế tiếp tục kể: “Sau lần đó, tôi bắt đầu quyết tâm tự lực. Tôi nghĩ rằng, người khác làm được, tại sao mình lại không? Người khác làm việc bằng tay, tay mình không lành thì mình làm bằng chân. Bố mẹ, anh chị có thể giúp mình bây giờ, nhưng sau này bố mẹ già yếu, anh chị cũng sẽ lập gia đình riêng, mình đâu thể dựa mãi vào họ”.

Nghĩ là làm, từ đó bà tập dần đôi chân của mình, ban đầu là tập đi, sau đó tập dùng chân cầm nắm, dùng chân tự ăn... Bây giờ mọi việc đều được bà làm bằng chân một cách thuần thục. Như để chứng minh cho lời nói của mình, bà ra bờ ao, dùng hai chân kẹp cây sào cạnh đó vớt từng cây bèo dưới ao lên trước sự ngỡ ngàng của chúng tôi. Thấy chúng tôi bất ngờ, bà tiếp lời: “Như này chưa là gì đâu, tôi còn có thể quét sân, nhặt rau, nấu cơm… nữa cơ. Tất cả tôi đều làm bằng chân. Nói mới nhớ, tôi còn nồi canh đang nấu trong bếp, để tôi làm cho các chú xem”.

Nói rồi, bà mang theo cái ghế đi xuống bếp để bắc nồi canh xuống. Bếp lửa rực hồng, nồi canh thì đang sôi, sợ bà bị bỏng, chúng tôi có ý giúp. Bà gạt đi và quả quyết: “Các chú cứ ngồi đấy để tôi làm. Tôi quen rồi, không sao đâu”. Động tác nhanh và dứt khoát, bà Quế dùng hai chân từ từ để cái nồi đang sôi sùng sục xuống đất một cách nhẹ nhàng.

Nhìn bà Quế dùng chân thực hiện mọi công việc hàng ngày như vậy, chúng tôi mới để ý thấy đôi bàn chân của bà cũng không giống chân của một người bình thường. Nó hơi bè ra, các ngón chân cong và dài hơn để cầm nắm đồ vật. Có lẽ mọi biến đổi này đều là kết quả của việc bà thường xuyên dùng chân thực hiện các công việc hàng ngày.

Thấy trong nhà có một bó que nho nhỏ, chúng tôi thắc mắc đó là vật dụng gì? Bà Quế đáp lời: “Đây là cái chổi để quét nhà, quét sân vườn của tôi đấy”. Nói rồi, bà dùng chân cặp lấy bó que ra ngoài sân quét. Quét xong, bà quay lại nói: “Giờ các chú đã tin chưa”.

Bà Quế không nhớ nổi mình đã sống độc thân bao lâu rồi. Bà nhớ lại: “Lần lượt các anh chị của tôi lập gia đình, còn mỗi tôi một mình. Bố mẹ thương nên ở cùng để tiện chăm sóc tôi. Sau khi bố qua đời, hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ cũng chẳng thể ở mãi bên tôi. Càng ngày sức khỏe mẹ càng yếu, tôi lại mang tật nguyền nên sau đó anh trai đón mẹ về bên đấy chăm sóc. Rồi sau đó mẹ cũng ra đi, tôi ở một mình từ lúc đó tới giờ”.

Nhiều người thân muốn đón bà về để tiện chăm sóc lúc ốm đau nhưng bà đều từ chối. Bà nói mình rất biết ơn mọi người, cũng từng nghĩ chấp nhận sự giúp đỡ của mọi người nhưng bà không muốn trở thành gánh nặng. “Anh chị cũng có cuộc sống riêng, có gia đình riêng nên tôi không muốn trở thành gánh nặng cho họ. Tôi ở một mình tự do tự tại, muốn làm gì thì làm, ăn gì thì nấu. Như thế thoải mái hơn nhiều. Nếu sau này già yếu không còn làm việc được nữa, tôi sẽ về nhà cháu mình để nó chăm sóc. Còn giờ tôi vẫn khỏe mạnh, không ốm đau gì nên tôi không muốn làm phiền chúng nó”, bà Quế tâm sự.

Nói về “tổ ấm” của mình, bà Quế nói: “Sau khi bố mẹ qua đời, vì không muốn làm phiền người thân nên tôi xin anh trai một mảnh đất nhỏ để ở. Ngay cả căn nhà này cũng là người khác xây tặng. Họ thương tôi sống một mình, lại khuyết tật, tuổi cao nên xây cho tôi, chứ tôi làm gì có tiền mà xây nhà”.

Khi chúng tôi chào bà và xin phép ra về, vẫn là dáng người nhỏ nhắn, vẫn nụ cười tươi đó, bà tiễn chúng tôi ra tận cổng và hẹn một dịp nào đó sẽ lại đến thăm bà.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Ninh Hòa cho biết, bà Hồ Thị Quế là một trong những đối tượng chính sách của địa phương. Bà trong diện hộ nghèo và diện người khuyết tật nặng, lại có tuổi và sống một mình nên địa phương đặc biệt lưu tâm. Câu chuyện về cuộc đời bà chính là tấm gương sáng về nghị lực sống, vượt lên số phận để mọi người học tập.

Nghị lực sống phi thường của cô bé chim cánh cụt Nghị lực sống phi thường của cô bé 'chim cánh cụt'

Từ khi Linh chưa chào đời, bố mẹ em đã được dự báo rằng con của mình không có đôi bàn tay như bao đứa trẻ bình thường khác.

Nguyễn Đạt - Huyền Chi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top