Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người“vác tù và” của bản

Thứ tư, 08:08 21/09/2011 | Gương sáng CTV dân số

GiadinhNet - Gần hai mươi năm qua, chị Trần Thị Trường tận tụy “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Gần hai mươi năm qua, ở bản Khuôn Thần (xã Kiên Lao, Lục Ngạn, Bắc Giang) có một phụ nữ dáng người nhỏ nhắn, tận tụy “đến từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ. Đó là cộng tác viên ­dân số Trần Thị Trường - một tấm gương điển hình học tập và làm theo lời Bác.

Hiệu quả từ cách làm sáng tạo

Bản Khuôn Thần có hơn 90 hộ với gần 400 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Sán Chí. Trước đây, do cuộc sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, cần nhiều sức lao động nên hộ nào cũng có 9, 10 miệng ăn. Hiện tượng trẻ em thất học, phải lao động nặng nhọc diễn ra khá phổ biến; nhiều hộ vẫn “nặng” nếp nghĩ đẻ nhiều để có nhiều người làm nương rẫy, rồi phải có con trai để nối dõi… Năm 1994 khi Nhà nước chủ trương thiết lập mạng lưới cán bộ dân số đến cơ sở, vừa đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản, chị Trường được cấp trên tín nhiệm giao phụ trách thêm công việc cộng tác viên (CTV) dân số.

Thời gian đầu tiếp cận công việc mới, chị Trường rất băn khoăn, lo lắng vì không biết làm thế nào để dân bản hiểu được chính sách dân số của Đảng, Nhà nước. Nếu như ở khu vực vùng thấp, do đã có điện lưới nên có việc gì chỉ cần đọc văn bản qua loa truyền thanh là cả thôn đều biết.

Còn ở bản Khuôn Thần, dân cư sống thưa thớt, phải đi vài trăm mét mới có một nóc nhà, điện lưới lại chưa có nên việc tuyên truyền, vận động gặp khó khăn. Đã vậy, do bà con đi làm nương nên nhiều khi chị Trường phải nán đợi đến tận tối mới gặp được mà hiệu quả không cao do số lần tiếp xúc với đối tượng không nhiều.
 

Chị Trường (ngoài cùng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm làm công tác dân số với đồng nghiệp.

Mãi đến năm 1996, chị mạnh dạn đề nghị bản trích kinh phí hỗ trợ mua bình ắcquy, loa truyền thanh, lúc đó việc tuyên truyền mới hiệu quả hơn. Mỗi khi có việc cần phổ biến, chị Trường lại một mình kỳ cạch đeo, cũng có khi buộc loa, bình ắcquy lên xe đạp đến từng ngõ tuyên truyền. Với những hộ sinh con một bề có ý định sinh thêm, chị lựa thời điểm thích hợp gặp riêng đối tượng hoặc người có uy tín trong gia đình khéo léo phân tích, giảng giải giúp họ hiểu ra lợi ích thiết thực của chính sách dân số với cuộc sống.  

Bên cạnh tuyên truyền, chị Trường còn hướng dẫn chị em cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, kinh nghiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tăng gia sản xuất… Chị tâm niệm, để tuyên truyền hiệu quả không gì dễ hiểu, dễ vận động hơn là việc làm gương của bản thân để mọi người cùng học tập.

Lấy chồng năm 17 tuổi, 8 năm sau chị Trường đã có tới 5 mặt con. Hơn ai hết chị thấm thía và chia sẻ nỗi nhọc nhằn của người phụ nữ con cái nheo nhóc khi đứa lớn chưa biết bò thì đứa kế lại chuẩn bị đạp bụng ra đời. Sau khi bàn bạc, thống nhất với chồng, chị lên Trạm y tế xã thực hiện đình sản và là ca đình sản đầu tiên ở địa phương.

Thấy chị trở về khoẻ mạnh, có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, làm kinh tế, nhiều chị em trong độ tuổi sinh đẻ ở bản cũng mạnh dạn đến nhờ chị tư vấn, đưa đi đình sản, đặt vòng hoặc thực hiện các biện pháp KHHGĐ khác. Nhờ đa dạng trong cách làm và tinh thần tận tuỵ với công việc của chị Trường, nhận thức của bà con trong bản về công tác DS-KHHGĐ có chuyển biến rõ rệt.

Đa số gia đình sinh con một bề đều cam kết không sinh con thứ ba; hơn 85% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chủ động áp dụng các biện pháp tránh thai, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ sinh tự nhiên ở bản xuống còn 0,02%. Chất lượng dân số cũng không ngừng cải thiện, trẻ em sinh ra được chăm sóc, đến trường học tập.

Đến lớp học xóa mù chữ đầu tiên

Trong câu chuyện với chúng tôi, chị Trường thỉnh thoảng nhắc đến hình ảnh người cha quá cố. Mặc dù là người dân tộc thiểu số nhưng ông Trần Đức Poóc, bố đẻ chị Trường khá tiến bộ. Sinh thời, ông cụ đã nhiều lần về các vùng chuyên canh nông nghiệp ở Lạng Giang, Yên Dũng đưa một số giống cây trồng năng suất, chất lượng cao như: Khoai lang Hoàng Long, giống lúa bao thai… về bản giúp bà con cải thiện đời sống. Nên đối với chị Trường, việc mở lớp học xoá mù chữ cho con em dân bản được xem là một ý tưởng táo bạo.

Năm 1994, không để con em chịu thiệt thòi vì mù chữ, gia đình chị đề xuất với chính quyền địa phương mời thầy giáo dưới xuôi về dạy học. Để bà con đồng thuận làm theo, gia đình chị chủ động sắp xếp chỗ ăn ngủ cho thầy giáo đồng thời tự nguyện làm 5 phên nứa, các hộ còn lại góp từ 1-2 phên, nhà có điều kiện hơn góp gỗ làm bàn học, ghế ngồi.

Nhờ thế, lớp học đầu tiên được hình thành ngay tại bản. Sau này, lớp học dần được cải tạo, nâng cấp đến nay đã thành dãy nhà kiên cố với hàng chục lớp học khang trang, song không vì thế mà bà con trong bản quên cái thuở góp phên nứa xây dựng lớp học. Sau đợt vận động xây dựng lớp học, chị Trường vinh dự được kết nạp vào Đảng. Cũng từ việc tạo điều kiện cho con em mở mang tri thức, đến nay gia đình chị và nhiều hộ ở Khuôn Thần đã có con em học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Chị Trường còn là một điển hình “ba đảm đang”. Dù công việc xã hội bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian cùng chồng cải tạo đất trồng hàng trăm cây vải thiều, hồng, nhãn; xây chuồng nuôi mỗi lứa hàng chục con lợn. Nhờ đó kinh tế gia đình từng bước ổn định, là hộ đầu tiên ở bản xây được nhà kiên cố, có xe máy, ti vi, máy nổ và nhiều vật dụng khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Ghi nhận nỗ lực ấy, từ năm 1996 đến nay gia đình chị liên tục đạt danh hiệu gia đình văn hoá; cá nhân chị Trường được nhận kỷ niệm chương về công tác dân số và nhiều giấy khen.

Trước khi gặp CTV dân số Trần Thị Trường, trên quãng đường gập ghềnh, nhiều khúc cua, có đoạn xe phải cài số một mới vượt được dốc để đến bản Khuôn Thần, tôi cứ băn khoăn câu hỏi: trong điều kiện khó khăn này làm thế nào người phụ nữ ấy đưa chính sách dân số của Đảng, Nhà nước đến được với bà con. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu, cũng như các cấp chính quyền địa phương nơi đây nhiều năm qua đều ghi nhận: Chị Trường là người nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo trong mọi công việc riêng - chung.

Mai Toan
(Báo Bắc Giang)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 10 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top