Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Nhạc viện đồng quê”

Chủ nhật, 07:28 15/11/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Những ngón tay gân guốc, đen đủi của cậu bé Phạm Hồng Đức chỉ quen với việc đồng áng, hôm nay bỗng trở nên mềm mại, lướt nhẹ trên các phím đàn.

Đứng xung quanh Đức là các bạn cùng chăn trâu, cắt cỏ, đứa nào cũng hào hứng với những âm điệu sôi nổi, rộn rã của bản “Hành khúc Thổ Nhĩ Kì” phát ra từ chiếc đàn piano cũ kĩ. Buổi học của “nhạc viện đồng quê” đang bắt đầu.
 
Đã 14 năm nay, từ ngày “nhạc viện đồng quê” được thành lập, buổi học nào lũ trẻ trong làng, ngoài xã cũng đứng chật ních căn nhà nhỏ của ông Phạm Quyết Thắng. “Nhạc viện” nhỏ này đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân làng Thành Mỹ (Ninh Mỹ, Hoa Lư, Ninh Bình), khi có nhiều em nhận được những giải thưởng lớn, thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ...

Nhạc viện sau luỹ tre làng
 

Hai thầy giáo già của “Nhạc viện đồng quê”.


Trung tâm học tập cộng đồng xã Ninh Mỹ đặt tại nhà ông Phạm Quyết Thắng (65 tuổi) nằm sát chân núi, men theo con đường làng nhỏ, hẹp. Mới đến đầu ngõ, nhưng âm thanh của những tiếng đàn, hát đã vang vọng.

Ông Thắng chạy đi, chạy lại giữa 5 lớp học khác nhau. Đang giảng dạy cho trò này, nhưng nghe trò khác đánh sai nhạc, ông liền sang chỉnh sửa. Thấy chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên, ông cười: “Hôm nay thầy Bôi về Thanh Hoá, có mình tôi quản lí 5 lớp học nhạc, nên vất vả hơn bình thường. Có thầy Bôi ở đây, anh em chia nhau mỗi người dạy vài lớp, có như thế mới theo sát được từng bài học và sự tiến bộ của mỗi em”.

“Nhạc viện đồng quê” đã có từ hơn 10 năm trước, khi ông Thắng về nghỉ hưu tại quê nhà. Vốn có chút năng khiếu âm nhạc, lại được học nhạc bài bản những ngày còn trong trường Văn hoá nghệ thuật Hà Nội (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông dạy cho con cháu trong nhà biết đàn, hát. “Ban đầu, tôi chỉ dạy cho những người trong gia đình, vốn cũng chỉ để không khí trong nhà lúc nào cũng vui nhộn. Bà con trong xóm biết tiếng, gửi con em sang học cùng. Một cháu, hai cháu rồi đến hàng chục đứa trẻ trong xã theo học. Thấy chúng vừa tò mò, vừa háo hức theo học, tôi vui lắm”. Và “Trường bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc” ra đời vào cuối năm 1995.

Gọi là trường bồi dưỡng năng khiếu, nhưng những ngày đầu, trường chỉ có mỗi cây đàn organ S90 cũ kĩ. Cây đàn này ông Thắng đã giữ gìn từ những ngày còn theo học nhạc. Góp nhặt mãi những đồng lương hưu ít ỏi, ông thuyết phục vợ bù thêm vào số tiền còn thiếu để mua một cây violon. “Khi mới lập nên lớp học này, tôi chỉ nghĩ đơn giản, thời gian chúng học ở đây đỡ đi dãi nắng, tắm ao, hay chơi bời lêu lổng. Nhưng tôi thật sự bất ngờ, khi các cháu nhỏ học rất say mê. Nhiều người đến đây cũng không khỏi ngạc nhiên, khi nhìn thấy chúng chơi nhạc rất thành thạo”, ông Thắng tâm sự.

“Học viên” chủ yếu của “nhạc viện” là các em nhỏ trong và ngoài xã. Ngoài ra, cũng có nhiều thanh niên, các cụ già cũng theo học. “Học viên” nhiều tuổi nhất là ông Trần Doanh (Ý Yên, Nam Định) năm nay đã 83 tuổi. “Ngày nào, ông cụ cũng đạp xe kì cạch 20km sang đây học, thấy cụ đi lại vất vả, chúng tôi mời cụ sang ở đây luôn, tiện cho việc học. Hàng ngày, cụ học cùng với các cháu nhỏ, từ chương trình cơ bản đến nâng cao. Sau gần một năm, cụ đã học đánh thành thạo piano, organ và hiện đang theo học lớp vi tính”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều em nhỏ ở các tỉnh, thành cũng xin về đây trọ học. Đông nhất là các dịp hè. Ông Thắng nhớ lại, những mùa hè, có học sinh tận Gia Lai viết thư liên hệ xin ra học nhạc. Có em, người gốc Việt, nhưng sinh sống tại Lào cũng theo học nhạc trong 3 tháng hè về Việt Nam chơi.

Từ lớp học âm nhạc sau lũy tre làng, đến nay, đã có hơn 100 em thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội, Đại học Văn hoá Nghệ thuật quân đội, Đại học Sư phạm nghệ thuật... và các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh. Năm nào, nhạc viện đồng quê cũng có em đi dự thi toàn quốc. Năm vừa qua, em Lã Thị Đào Oanh đi thi organ toàn quốc đạt giải nhất khu vực phía Bắc và còn rất nhiều giải Nhì, giải Ba cũng được trao.

Lớp học vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Còn các buổi tối và các ngày trong tuần, các bạn thanh niên, Hội Phụ nữ, các cụ cao tuổi thường sang học hát và nhờ ông Thắng dàn dựng các chương trình văn nghệ.

Vất vả là thế, nhưng chưa khi nào ông cầm của học trò một đồng công lãi. Ông dạy miễn phí cho tất cả mọi người, chỉ cần yêu thích và chuyên tâm theo học. Em Nguyễn Thị Hoài (Đại học Hoa Lư) thủ thỉ: “mỗi tháng thầy chỉ thu của tụi em 10 nghìn đồng tiền điện, nhất định không chịu cầm hơn. Nhiều bạn ở xa, thầy còn cho ở tại nhà để tiện cho việc học. Tụi em học khoa nhạc, không có tiền mua nhạc cụ, mà đi thuê thì đắt, nên cuối tuần lại rủ nhau xuống nhạc viện tập đàn. Ở đây có các thầy chỉ bảo, em biết chơi thêm nhiều bản nhạc khó”.

“Ban giám hiệu” U80
 

Ông Thắng đang giảng dạy một bản nhạc lý cho học trò.

Buổi biểu diễn của các em nhỏ trong hội thi văn nghệ tỉnh.


Năm 2001, ông Nguyễn Văn Bôi-người bạn vong niên của ông Thắng (từ ngày làm cán bộ lâm nghiệp ở Thanh Hoá) ra chơi. Thấy mô hình lớp học của bạn rất hay, lại vốn sẵn đam mê âm nhạc, ông Bôi quyết định rời Thanh Hoá ra Ninh Bình sinh sống. Vợ chồng ông Bôi gom tiền, mua một căn nhà nhỏ cạnh nhà ông Thắng để vui sống tuổi già với người bạn tâm giao. Lớp học âm nhạc từ đây cũng có thêm một thầy giáo mới.

Học trò tìm đến lớp âm nhạc ngày một đông, hai cây đàn quá ít ỏi so với buổi học đông đến năm, sáu chục em ngồi chật một lớp. Hai ông bàn nhau đi khắp mọi nơi, tìm mua đàn cũ về sửa lại. Ông Bôi được mọi người mệnh danh là “bàn tay vàng” của “nhạc viện”. Ông có thể tự làm được violon, khôi phục lại những chiếc piano cũ kĩ, đã hỏng hóc để đem vào sử dụng. Ông Bôi tâm sự: “Để mua được những cây đàn mới, chúng tôi không đủ kinh phí. Đành mua lại những đàn đã bỏ đi, chỉ với vài ba trăm nghìn, cặm cụi tu sửa lại vẫn dùng tốt. Trong số những cây đàn mà lớp học có, hầu hết đều là đàn cũ chúng tôi sửa lại cho các em dùng”. Đến nay, “nhạc viện” đã có tới 10 cây đàn piano, 10 cây đàn organ, ghita, violon, sáo...  Số lượng nhạc cụ ở đây cũng tương đương với một trường dạy nhạc cấp tỉnh. Lớp học bắt đầu nên vóc, nên hình với những cây đàn cũ. Thanh âm khi ngân lên cũng không còn trong, đến đoạn cao trào nhiều khi vụt tắt vì hỏng hóc, nhưng cả thầy và trò đều học rất say sưa.

Để dạy cho những đứa trẻ quê chưa bao giờ biết đến nốt nhạc, chơi được cả một bản nhạc không phải điều dễ dàng. Mất rất nhiều đêm, hai ông ngồi nghiên cứu, soạn ra một giáo trình riêng, giảng dạy cho các em. Dạy từ nhạc lí cơ bản như đánh nốt đen, móc đơn, móc kép... rồi đảo phách, nhịp phách. Dần dần cho các em đánh những bài dễ, nâng cao lên những bản nhạc khó hơn. Học sinh của hai ông, nhờ chú trọng vào nhạc lí cơ bản nên không mất nhiều thời gian luyện đánh thành thạo các bản nhạc khác nhau. “Tôi rất tự hào vì đến nay, mỗi cháu cũng biết chơi ít nhất 100 bài, với nhiều tiết tấu khác nhau”, ông Bôi vui vẻ nói.

Nhạc cụ đã có, học sinh đến ngày một đông. Không thể học được trong một căn phòng nhỏ. Hai ông quyết định chia đàn ra, đặt tại mỗi phòng một vài chiếc, chia học sinh thành những nhóm nhỏ tiện cho việc học tập và giảng dạy. 5 gian phòng nhỏ của cả gia đình ông Thắng và ông Bôi biến thành lớp học. Mỗi thầy phụ trách từ hai đến ba lớp.

Sắp tới, hai ông quyết định mở thêm một “trung tâm học tập cộng đồng” tại Thanh Hoá, trụ sở sẽ đặt tại nhà ông Bôi và cũng dạy nhạc miễn phí cho học trò nghèo, vùng sâu, vùng xa. “Tôi nghĩ, mô hình này là mô hình liên tỉnh, càng có nhiều trung tâm được thành lập, càng phổ biến thêm nhiều kiến thức, hiểu biết cho bà con. Trước đây, những lớp học này chỉ có ở các thành phố lớn, thì nay, ở nông thôn trẻ con cũng được học”, ông Thắng nói, mắt lấp lánh niềm vui.

Chiều muộn, làng quê bắt đầu vụ gặt, những đứa trẻ chân tay lấm lem bùn đất vội vàng gánh lúa về nhà. Chỉ kịp rửa chân tay, mặt mũi cho sạch sẽ, chúng lại í ới gọi nhau đến “nhạc viện” nghe hai ông già chơi nhạc. “Hành khúc Thổ Nhĩ Kì”, “Sônát ánh trăng”, “Sông Đanuýp xanh”... vang lên trong trẻo, du dương trong không gian tĩnh mịch.
 
Đinh Liên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 7 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 8 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 8 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 8 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top