Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhập viện vì lạm dụng men vi sinh

Thứ sáu, 16:15 05/08/2011 | Y tế

GiadinhNet - Hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ coi men vi sinh như một "thần dược" cho con mình mỗi khi thấy con biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không phải cứ dùng men vi sinh là tốt nếu không được sự tư vấn của bác sỹ. Nếu lạm dụng sẽ phá vỡ cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa trầm trọng...
 
“Ma trận” men vi sinh
 
Sáng 3/8, PV Báo GĐ&XH có mặt tại BV Nhi TƯ. Rất nhiều trẻ bị tiêu chảy nhập viện, trong đó không ít trẻ bị rối loạn tiêu hóa do cha mẹ lạm dụng men vi sinh cho trẻ.
 
Ngồi trước cửa phòng khám, chị Phạm Thị Phượng (Trực Ninh, Nam Định) cho biết: Con trai 1 tuổi của chị tháng trước bị tiêu chảy nhẹ, biếng ăn, đầy bụng nên sụt cân nhanh chóng. Sợ con còi cọc, chị vội vàng ra nhà thuốc gần nhà và được tư vấn sử dụng cốm vi sinh. Mặc dù chị đã mua tới mấy chục hộp cho con uống nhưng cháu vẫn không đỡ và nay thì bị rối loạn tiêu hóa trở lại. Nghĩ con không hợp loại đó, chị đổi loại men khác cho con, cháu càng bị tiêu chảy nặng hơn.
 

Khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: P.T

 
Cũng như chị Phượng, chị Nguyễn Thị Nhung (Thái Thụy, Thái Bình) thường xuyên bổ sung một loại chế phẩm có chứa men vi sinh, với mong muốn kích thích hệ tiêu hóa để cải thiện chứng biếng ăn của con gái 6 tuổi. Tuy nhiên, dùng tới hàng trăm gói men vi sinh mà cân nặng của con gái vẫn "dậm chân tại chỗ". Đưa con tới viện khám, vợ chồng anh chị mới té ngửa hóa ra mình đã "chữa trị" sai bởi men vi sinh.
 
BS Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám Bệnh (BV Nhi TƯ) - cho biết: Hiện trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau, nhưng do thiếu hiểu biết nên nhiều gia đình quá lạm dụng. Chỉ thấy con bị tiêu chảy là đi mua men vi sinh cho uống. Không hiếm trường hợp, bệnh nhân vào khám có triệu chứng bị tiêu chảy cấp. Hỏi bố mẹ các cháu thì đều nói cho uống men vi sinh. Tuy nhiên, hỏi cho uống loại men vi sinh nào thì lại không trả lời được hoặc ai tư vấn kê đơn thì bảo tự mua theo "truyền miệng".
 
Khảo sát của PV Báo GĐ & XH tại hầu hết các hiệu thuốc, chỉ cần hỏi mua men vi sinh thì sẽ được giới thiệu hàng chục loại khác nhau như: Biosubtyl DL; bidisubtilis (gói giấy), bidisubtilis (gói nhôm), biosubtyl II (gói), biosubtyl II (viên), subtyl, medilac Vita, biovita...
 
Chỉ với giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng, mọi người dễ dàng có được loại men theo ý. Chủ một nhà thuốc ở Khương Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhận định, men vi sinh là một mặt hàng đang được rất nhiều cha mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi ngày, cửa hàng bán được hàng chục hộp.
 
Tốn tiền mà không hiệu quả
 
Theo TS.BS Phạm Hùng Vân, Bộ môn Vi sinh, Khoa Y (Trường ĐH Y dược TP HCM), hiện có rất nhiều men vi sinh với nhiều công dụng khác nhau hay phối hợp với nhau: Loại giúp phục hồi vi khuẩn khi đường ruột đã bị rối loạn do dùng kháng sinh hay do nhiễm trùng tiêu hoá. Loại này thì không cần phải dùng lâu dài một khi tình trạng rối loạn tiêu hóa đã khỏi.
 
Mới đây, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi trên toàn quốc: Thuốc bột Biolac (men tiêu hoá), lô sản xuất: 030710, ngày sản xuất: 15/7/2010, hạn dùng: 14/7/2012, số đăng ký: QLSP-0046-08 và thuốc viên nang Biolac 500mg (men tiêu hoá), lô sản xuất: 321210, ngày sản xuất: 10/12/2010, hạn dùng: 9/12/2012, số đăng ký: QLSP-0046-08.
 
Hai sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính, độ nhiễm khuẩn và độ đồng đều khối lượng.
Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài sẽ không có kết quả lại tốn kém. Loại có một số chức năng chuyên bịệt như kích thích vi khuẩn sinh lactic sinh sản, sinh các vi tamin B, làm giảm nguy cơ dị ứng... có thể dùng lâu dài vì bản thân cơ thể bị thiếu các chức năng trên. Mặc dù vậy, không phải loại men vi sinh nào cũng có lợi và đảm bảo chất lượng.
 
Trong một nghiên cứu mới đây của TS Phạm Hùng Vân trên 9 sản phẩm men vi sinh đang lưu hành trên thị trường thì đã có đến gần 50% không đạt chuẩn về chất lượng công bố trên bao bì... Hai chất lượng chính mà các sản phẩm men vi sinh thường không đạt là: Sản phẩm men vi sinh không đạt chất lượng như công bố về thành phần cũng như số lượng. Thậm chí có sản phẩm trong đó nhầm lẫn vi khuẩn có hại như bacillus cereus để làm men vi sinh. Do vấn đề kém chất lượng này nên có thể người tiêu dùng phải tốn tiền mua sản phẩm tưởng rằng hiệu quả mà kết quả cũng chỉ như uống bột.
 
Theo BS Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh - BV Nhi Trung ương thì hiện nay có một số loại men vi sinh được bày bán nhưng chưa qua kiểm dược. Nhiều người vẫn lầm tưởng men nào cũng giống nhau và họ dùng men vi sinh theo truyền miệng, thói quen hoặc lấy toa thuốc cũ mà bác sỹ cho trước đây để tiếp tục sử dụng.
 
Tuy nhiên, men vi sinh không nên dùng lâu dài và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ. Một số men có chỉ định không được dùng với kháng sinh, nếu sử dụng lâu ngày sẽ phá vỡ cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng. Việc lạm dụng men vi sinh kéo dài cũng khiến trẻ bị phụ thuộc và khi không có men sẽ không ăn. Lâu dần, cơ thể không sản sinh, hoặc sản sinh ít enzym có tác dụng kích thích tiêu hoá.
 
Các gia đình nên thận trọng khi dùng các men vi sinh chữa tiêu chảy cho con nói riêng và tránh việc tự ý mua thuốc điều trị cho con nói chung. Nếu con bị ốm, hoặc tiêu chảy liên tục từ 2-3 ngày cần đưa con đi khám.
 
Phương Thuận
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 57 phút trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 2 ngày trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Y tế - 3 ngày trước

Khi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Y tế - 4 ngày trước

Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vaccnie chứa thành phần sởi.

Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch trên địa bàn

Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch trên địa bàn

Y tế - 4 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Y tế - 4 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định: "Việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và rất vẻ vang của ngành Y tế".

Top