Những cuộc thủ tiêu bí mật hé lộ "mục tiêu kép" máu lạnh của chính quyền họ Ngô
GiadinhNet - Không chỉ giam cầm, hành hạ những phu, dịch mà vốn là cán bộ hoặc quần chúng ủng hộ cách mạng bị bắt ép, trong quá trình xây dựng khu núi Đất tại Mộc Hóa (Long An), Ngô Đình Diệm còn bật đèn xanh cho tay chân của mình tiến hành các cuộc thủ tiêu tù nhân tàn khốc.
Bên dưới núi Đất là máu xương của người vô tội. Ảnh: T.G |
Lịch sử ra đời của danh thắng núi Đất tại huyện Mộc Hóa (Long An) vô tình đã hé mở nhiều bí mật tội ác kinh hoàng trong quá khứ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Núi Đất là chứng tích, nơi máu trộn đất của những phu, dịch dưới chế độ độc tài gia đình trị nhà họ Ngô ở biên giới Tây Nam. Núi Đất một thời được một số nhân vật trong chính quyền Sài Gòn cũ cho là đỉnh cao của mô hình “ấp chiến lược”-một phương thức đặc biệt để “tách cộng sản ra khỏi dân” nhưng thực chất bên trong những hàng rào sắt được canh phòng cẩn mật là những tù nhân ngày đêm gùi đất đắp trũng để dựng nên ba “hòn non bộ” khổng lồ theo ý của Diệm.
Năm nay đã bước sang tuổi 76, nhưng thời gian vẫn không thể khiến cụ Nguyễn Văn Lấm (thị trấn Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) quên được những tháng ngày thảm khốc khi bị bắt làm phu dịch ở “Hòn xương máu”. Cụ kể: “Thời kỳ đầu, bọn cai ngục chia tù nhân chính trị, tù nhân ăn cắp, ăn trộm và những người đi phu nghĩa vụ thành những bộ phận riêng ở những nơi khác nhau. Thế nhưng, sau này số lượng người quá đông, chúng chẳng phân loại nữa mà giam tất cả vào một nơi. Sáng sớm tinh mơ thức dậy, chúng tôi lại bị lùa ra đào, khuân vác rồi đắp đất cho đến tận đêm tối”.
Khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn, cụ Lấm từng đứng lên vận động anh em đấu tranh, yêu cầu được ăn no. “Qua nhiều lần đấu tranh rồi gửi thư cho ngục trưởng, bọn cai ngục nghĩ cách trả thù chúng tôi. Chúng lấy cớ phạm nhân tụ tập tuyên truyền cách mạng và ra sức đánh đập đàn áp bằng vũ lực. Lần thì dùng gậy cao su, gỗ, đoản sắt to như bắp tay, những tên cai cơ bắp nhằm những người đầu trần tay không đánh đập không thương tiếc. Một số đồng chí cán bộ mà chúng đánh giá cốt cán bị phân loại cho vào phòng biệt giam, bắt nhịn đói, bị treo giữa trời nắng, nhốt vào lồng sắt.... Khi đó, trong điều kiện ăn ở mất vệ sinh, người mắc bệnh ghẻ lở, lác, lang ben, tổ đỉa… nhiều không kể xiết. Chưa kể, các phạm nhân còn bị những loài côn trùng như mòng, ruồi, muỗi, dòi, bọ… hành hạ”, cụ Lấm nhớ về ngày tháng kinh hoàng.
Cũng vì sự ngược đãi khủng khiếp đó, phần lớn những người vào “lò luyện” núi Đất, ban đầu khỏe mạnh nhưng chỉ một thời gian sau, trí nhớ đều kém đi, mắt mờ, thân hình gầy gò, chỉ còn lại lớp da bọc lấy bộ xương. Theo cụ Lấm, mỗi ngày các phạm nhân bị ép phải vác xong hơn 10m3 đất. Nếu ai không hoàn thành, bọn cai sẽ đánh đập, bắt phải nhịn ăn và bị cộng thêm công đất mới. “Chúng tôi phải giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua nanh vuốt kẻ thù. Những ai còn khỏe sẽ mang nhiều hơn để gánh phần cho người yếu, phần cơm tù phải chia cho những anh em bệnh tật, bị đói lâu ngày”, cụ Lấm bùi ngùi nhớ lại.
Khi kêu gọi xây dựng khu núi Đất, “tuyển” người đi phu dịch, tay sai của Diệm hứa sẽ đối xử tử tế. Thậm chí, gia đình có người đi “làm công” ở núi Đất sẽ được chúng trợ cấp lương thực, tiền bạc. Tuy nhiên, thực tế sau đó đã chứng minh, toàn bộ những lời mị dân nói trên của chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ nhằm thực hiện mưu đồ chính trị nham hiểm. Những nhân chứng đi qua tháng ngày đen tối ấy kể lại, do nền Đệ nhất Cộng hòa vừa khai sinh, lo sợ phong trào đấu tranh cách mạng lên cao, Diệm đã ra sắc lệnh “Tố Cộng - diệt Cộng”, lê máy chém khắp miền Nam. Chúng thẳng tay đàn áp những người được cho là theo cách mạng, với phương châm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, “không chừa một cọng cỏ cho cộng sản”…
Cụ Đồng là nhân chứng sống của những cuộc thủ tiêu bí ẩn tại Núi đất hơn nửa thế kỷ trước |
Theo những tài liệu còn ghi ở phòng thông tin huyện Mộc Hóa và cả lời kể của các nhân chứng, thì trong hai năm xây dựng công trình núi Đất, số lượng tù nhân chết vì bạo bệnh ít hơn những người “mất tích” bí ẩn. Cụ Nguyễn Thành Đồng (74 tuổi, thị trấn Kiến Tường, H. Mộc Hóa), nhân chứng sống mà chúng tôi gặp, khẳng định: “Hồi ấy, nhà khám Mộc Hóa tập trung rất nhiều tù chính trị khu vực 5 tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười. Vì thế, các cán bộ cách mạng bị hành quyết rất nhiều. Nhưng để không mang tiếng phá hoại hiệp định Géneve đã ký với miền Bắc Việt Nam, bọn cầm đầu và những tên tay sai khét tiếng luôn tìm cách xử tử tù chính trị bằng những cuộc “chuyển khám trong đêm”.
Cụ Lấm phân tích: “Chuyển khám ban đêm thường được bọn chúng thực hiện một cách rất kín đáo và bí hiểm. Người trong diện chuyển khám sẽ bị đám cai ngục bị còng tay, trùm bao bố lên đầu để không nhận ra mình sẽ đi đâu. Nhưng tất cả những tù chính trị như tôi khi đó điều hiểu rằng sẽ mất đi một người đồng đội”. Kiểu “di dời tù nhân” tàn khốc này xảy ra nhiều lần trong suốt thời gian xây dựng núi Đất, khi một người, khi vài ba, và có lúc từng tốp bị mang đi thủ tiêu bí mật. Rất nhiều cán bộ cộng sản cốt cán được gài lại miền Nam sau năm 1954 có tên trong danh sách của bọn mật vụ của chính quyền Diệm đều bị bắt đi phu dưới chiêu bài là xây núi Đất. Những người đi theo cách mạng mà bọn chúng biết được nhưng chưa có bằng chứng cụ thể cũng đều bị chúng bắt theo kiểu này. Tất cả những trường hợp như vậy thì khó có cơ hội trở về”.
Cụ Đồng cho biết, do hồi nhỏ nhà ở gần khám nên về đêm, thỉnh thoảng cụ trực tiếp chứng kiến những cuộc “chuyển tù” bí ẩn ấy. Chúng thường đưa tù nhân trên đường bộ dọc tuyến thông với biên giới Campuchia hay di chuyển bằng những ghe nhỏ trên sông. Chỉ được khoảng mấy cây số, bọn cai ngục áp tải sẽ ra tay ngay, có thể là những phát súng khô khốc hay những nhát dao chí mạng. Xác của những người này hoặc bị vùi trên tuyến biên giới hoặc bị đẩy xuống nước để trôi đi. Cứ như thế, những cán bộ cốt cán tại khu vực Mộc Hóa - Kiến Tường ngày ấy liên tục bị thanh trừng một cách trắng trợn mà những người chứng kiến, dù có biết chuyện cũng bất lực không dám lên tiếng.
Ký ức kinh hoàng về cuộc xử tử cán bộ trong đêm
“Nhà ở gần khu núi Đất, nên tôi còn nhớ ngày một toán lính chừng chục tên dẫn theo 3 thanh niên bịt mặt đi xử tử trong đêm. Khi tới mô đất trống cách khu xây núi một khoảng, chúng nhanh chóng đẩy những tù nhân đứng về phía dòng sông và bắn. Sau một loạt tiếng nổ, cả ba thân hình cùng rơi xuống dòng sông và chìm mất xác. Lực lượng cách mạng khi ấy bị tổn thất nặng nề. Chỉ có một số nằm vùng bên ngoài, chỉ huy các phong trào đấu tranh chính trị, còn lại hoặc bị thủ tiêu, hoặc đang nằm khám chờ ngày bị thủ tiêu tiếp”, cụ Nguyễn Thành Đồng nhớ lại. |
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 47 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 2 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.