Những định kiến sai lầm về bệnh ung thư
Ung thư không thể chữa khỏi, bệnh nhân bị trời phạt chỉ là hai trong nhiều định kiến của xã hội về căn bệnh nguy hiểm này.
Lâu nay, xã hội vẫn luôn tồn tại một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư không chỉ ở người hạn chế về kiến thức khoa học mà còn cả ở giới học thức.
Ung thư không thể chữa khỏi?
Định kiến sai lầm phổ biến nhất là khi đã mắc bệnh ung thư, người bệnh coi như mang "bản án tử hình". Việc điều trị cũng chỉ có thể kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ từ đó không tuân thủ điều trị.
Thực tế, tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoàn toàn hoặc kéo dài sự sống đáng kể tùy loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại ung thư có tỷ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng,… Hiện tại, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm,…
Lý do dẫn đến định kiến này là mọi người thường có cảm nhận chủ quan, nhận thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư tử vong sau một thời gian điều trị mà ít biết rằng rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khỏe mạnh.
Tâm lý chung của mọi người thường là hạn chế nói về bệnh của mình dù được điều trị có hiệu quả. Ngược lại, khi bệnh đã rất nặng hay cận tử, người thân, bạn bè mới được biết và đến thăm hỏi.
Mắc ung thư vì "quả báo"?
Khó tin nhưng ở thời điểm hiện tại, không ít người nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật,... Thực tế, ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Ung thư xuất hiện ở mọi vùng miền, hầu như mỗi xóm làng, cơ quan, đơn vị đều có người mắc ung thư. Nhưng đa phần, ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi, khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích lũy, hình thành từ đó phát sinh bệnh.
Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn trong xã hội phát triển, nơi tuổi thọ trung bình lớn cùng lối sống công nghiệp hóa. Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với những tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên, thoát khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau.
Trong đó, các yếu tố từ môi trường, ăn uống chiếm khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hóa, tia cực tím,… Ngoài ra, một số nguyên nhân khác là di truyền, nhiễm vi sinh vật,…
Một số tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời,...
Ung thư không đồng nghĩa với án tử. Ảnh: WebMD.
Tuy nhiên, một số yếu tố không thể thay đổi được là tuổi tác, tính di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm. Thời gian tiếp xúc và tích lũy các yếu tố mang nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may, dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền. Đây là những nguyên nhân không thay đổi được.
Tuy khoa học đã xác định được những tác nhân gây ung thư, thực tế, trong hầu hết trường hợp cụ thể, các bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Lý do là không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố khiến người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống.
Chính vì vậy, nhiều người tự đưa ra lời giải thích riêng theo cách tâm linh để lý giải cho việc bản thân mắc bệnh ung thư. Họ tin rằng mình bị trời phạt do việc từng làm ở kiếp trước hoặc quá khứ. Tuy nhiên, nếu loại bỏ hoặc giảm tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng được 1/3 các loại bệnh ung thư.
Phẫu thuật khiến người bệnh ung thư gặp nguy hiểm?
Một định kiến sai lầm phổ biến khác là nếu sử dụng "dao kéo" khi mắc ung thư sẽ làm bệnh lan nhanh và tử vong sớm hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Đối với đa số loại ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.
Hậu quả của quan niệm này là bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Khi bệnh nặng và nhập viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật cũng không còn.
Một số giải thích cho hiện tượng này là nhiều người bệnh, đặc biệt ở giai đoạn muộn, có chỉ định phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải để chữa khỏi bệnh. Mục tiêu của ca phẫu thuật này tương tự như phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột,... Bởi vậy, bệnh vẫn có thể tiến triển xấu sau mổ.
Thường gặp hơn là các trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định. Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn, nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra với bất kỳ can thiệp nào khác trong y khoa, kể cả tiêm thuốc kháng sinh.
Cuối cùng, nhiều bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, kết quả thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do bản chất của bệnh ung thư. Trong một số trường hợp khác, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ bài bản, bệnh vẫn có thể tái phát sau thời gian ngắn. Khi điều trị ung thư, phẫu thuật chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo, không phải là bước kết thúc điều trị.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, khuyến cáo người dân nên tránh có các định kiến phản khoa học trong điều trị ung thư. Ảnh: BVCC.
Đánh giá khách quan, một số cơ chế bệnh sinh học ung thư còn chưa được làm sáng tỏ. Căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị. Tuy nhiên, có vẻ như điều này lại khiến thông tin về bệnh ung thư dễ bị sai lệch và làm không ít người bệnh ung thư bị lợi dụng.
Bởi vậy, người bệnh cũng như gia đình cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ về bệnh, được điều trị, tiên lượng cũng như áp dụng các phương thức, thuốc điều trị chính thống tại cơ sở chuyên khoa. Không nghe theo những lời đồn đại, thông tin truyền miệng, từ đó để mất thời gian quý báu có thể chữa được bệnh và thậm chí là "tiền mất tật mang".
Theo PGS.TS Lê Văn Quảng/Tri thức trực tuyến
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 6 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 13 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 14 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 14 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 14 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 1 ngày trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.