Những nghề kỳ quái trên sông Sài Gòn: Kiếm cơm ở nơi… hôi nhất
GiadinhNet - “Phải nơi bẩn lắm, thối lắm thì mới có trùn để bắt. Phải nơi nhiều hàng quán, lắm rác thải sinh hoạt “bồng bềnh” thì mới có ve chai để vớt”. Tròng trành trên dòng nước bẩn, chiếc ghe gỗ của cha con anh Nguyễn Ngọc Ái đưa chúng tôi tiếp cận những mảnh đời gắn chặt với những cái nghề vô cùng kỳ quái trên sông Sài Gòn.
![]() |
“Kẻ cô độc” Nguyễn Văn Huân bên “căn nhà” di động của mình. Ảnh: D.N. |
“Cũng vì theo đuổi công việc này nhiều năm mà vợ tôi bị bệnh về đường hô hấp nặng lắm. Tôi bị bệnh viêm xoang và đau phổi hơn 15 năm rồi. Chuyện dẫm phải mảnh chai, miếng sắt rỉ là chuyện thường ngày của người làm nghề này. Hai đứa con sắp vào đại học, giờ mình ráng làm nuôi tụi nó đến ngày ra trường, rồi cũng phải bỏ nghề để lo điều trị bệnh tật”.
Anh Lịch
Người lặn xúc trùn chỉ trên sông Sài Gòn |
Chiếc ghe gỗ nhẹ nhàng đội sóng, len lỏi vào các nhánh sông Sài Gòn trên địa bàn quận Bình Thạnh. Đoạn sông Vàm Thuật chính là khu vực mưu sinh của những người bắt trùn chỉ. Chỉ tay về phía trước, anh Ái nói: “Chỗ nào nước sông bốc mùi hôi thối là những người đi bắt trùn chỉ sẽ có mặt, vì trùn sinh sống ở những nơi bị ô nhiễm nặng”. Thấp thoáng từ xa, một người đàn ông đứng giữa dòng nước đục ngầu đang hụp lặn để… xúc trùn.
Tạm ngừng hụp lặn chốc lát, anh Nguyễn Huy Lịch (49 tuổi), đầu dính váng rêu, mặt lem luốc bùn, giọng tỉnh queo: “Tài sản của các ngư dân trên sông là chiếc ghe gỗ với tấm lưới chài. Còn những người bắt trùn chỉ như tôi thì quí nhất là cái máng xúc, cái thau đựng trùn và chiếc áo mưa phương tiện mặc bên trong dùng để chống lại cái lạnh tê người của dòng nước bẩn”.
Hơn 25 năm trong nghề, những nhánh ven sông Sài Gòn có lẽ đều in đậm dấu chân anh Lịch. Với kinh nghiệm lâu năm, anh Lịch chỉ cần nhìn qua khu vực, đặc biệt là cảm nhận đôi bàn chân qua lớp bùn là biết nơi nào có trùn chỉ sinh sống nhiều hay ít. Để minh chứng khu vực mình đang đứng có nhiều trùn chỉ hay không, anh hụp người xuống xúc một thố bùn và liên tục đãi. Đến khi trên thố chỉ còn một đống trùn màu đỏ tươi thì anh nở nụ cười và hốt chúng bỏ vào chiếc thau nhựa đang bồng bềnh trên mặt nước.
Anh Lịch tâm sự: “Nghề bắt trùn chỉ kiếm tiền nhiều gấp mấy lần nghề chài lưới, mỗi ngày bán cho những người nuôi cá cảnh được 200.000-300.000 đồng. Nhưng ngược lại phải đánh đổi bằng nhiều bệnh tật, nên không ít người đã bỏ nghề. Mỗi ngày người xúc trùn phải ngâm mình trong nước hơn 10 giờ đồng hồ, lúc nào cũng phải ngửi mùi ô nhiễm của nước sông, nên hầu như ai cũng mắc phải bệnh đường hô hấp”.
Nghề bắt trùn vất vả, nguy hiểm vô cùng. Dẫu biết bệnh tật sẽ một ngày sẽ hoành hành, nhưng vì cuộc mưu sinh, họ vẫn phải nhắm mắt đưa chân, vục mặt vào nơi nào… bẩn nhất.
“Những người đi vớt ve chai trên sông như tôi đều mong thủy triều mau dâng cao. Vì lúc đó dòng nước sẽ cuốn nhiều thứ nổi lên để mình tranh thủ vớt vát kiếm thêm thu nhập. Những năm gần đây các quán nhậu ven sông đua nhau mọc, nên số lượng ve chai khách vứt xuống sông rất nhiều. Ngày nào thu nhập cao là tối ngủ có cảm giác những người ở các quán ăn đó như là ân nhân của mình”. Ông Huân
Người vớt ve chai trên sông |
Chiếc ghe gỗ của anh Ái tiếp tục đưa chúng tôi len lỏi qua nhiều khúc sông uốn lượn. Về chiều, thủy triều dâng cao mang theo hơi lạnh cùng những cơn gió táp vào mặt. Những người mưu sinh trên sông lặng lẽ khua mái chèo ra về nhưng cũng có nhiều người cố nán lại bên dòng nước đen ngòm để tiếp tục kiếm sống. Thủy triều lên là nỗi buồn của người này nhưng lại là niềm vui của người kia. Vì mặt nước dâng cao sẽ cho họ miếng cơm manh áo. Cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được “kẻ cô độc trên sông” mà các ngư dân thường hay nhắc tới. Đối diện là người đàn ông mái tóc đã ngả màu tiêu muối đang cắm cúi dùng tay vớt những bịch ni lông, chai nhựa… Mười ngón tay của ông sưng húp và tái nhợt, nhăn nheo vì ngâm nước quá nhiều.
Để chống lại cái lạnh, ông đốt vội điếu thuốc và liên tục rít như “ăn mày gặp chiếu manh” vậy. “Kẻ cô độc” tên thật là Nguyễn Văn Huân (56 tuổi). Ngày trước, vợ chồng ông cũng là ngư dân quăng chài. Nhưng gần 12 năm qua, kể từ khi hai người li thân thì ông chuyển qua mưu sinh bằng nghề vớt… ve chai. Ông bảo: “Nghề đánh cá bắt buộc phải có hai người, một người chèo, một người quăng và kéo lưới thì mới làm được. Từ lúc gia đình rạn nứt đến nay tôi một thân một mình bươn chải. Hằng ngày trôi dạt trên sông lượm ve chai nay đây mai đó riết rồi cũng quen. Chiếc ghe này là phương tiện đi lại, nhưng nó cũng là ngôi nhà gắn bó với tôi đến hết quãng đời còn lại. Mình đi lượm ve chai ở đâu là neo đậu sống ngụ cư ở đó, chứ không ở một chỗ cố định như các ngư dân ở xóm chài, nên mọi người hay gọi tôi là “kẻ cô độc trên sông”.
“Ngôi nhà nổi” của ông Huân có chiều dài hơn 5 mét, chiều rộng khoảng 1,5 mét. Ghe không lắp máy nổ chỉ chèo bằng tay, bên trong gồm một thùng nước để nấu nướng, một bếp ga mi ni, hai cái xoong nhỏ treo lủng lẳng và các bao ve chai ông lượm được. Ngoài các vật dụng thiết yếu đó ra thì trên ghe chẳng còn gì có giá trị.

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo
Pháp luật - 13 phút trướcGĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não
Xã hội - 4 giờ trướcLiên quan đến tài xế Nguyễn Văn Bảo Trung - người lái xe tải tông tử vong nữ sinh, sau đó bị cha của nạn nhân bắn, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị liệt hoàn toàn nửa người, còn nhiều mảnh vỏ đạn li ti trong não.

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 17/5, đông đảo người dân, du khách thập phương và các phật tử đã có mặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thuế sẽ tạm dừng hoạt động để phục vụ quá trình chuyển đổi Trung tâm dữ liệu chính, nhằm đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả lâu dài.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất
Giáo dục - 4 giờ trướcNhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Từ tháng 6 chính là cơ hội vàng để những con giáp này gom tiền đầy túi.

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Nhận cuộc điện thoại từ đối tượng lạ xưng là thiếu úy công an, yêu cầu hoàn trả số tiền 3 tỉ 240 triệu đồng đang nợ Công ty viễn thông Viettel, cụ bà gần 80 tuổi không khỏi hoang mang. Sau hồi trấn tĩnh, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, cụ D. đã đến công an phường trình báo.

Hà Tĩnh định hướng phương án bố trí cán bộ cấp xã sau sắp xếp
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Hà Tĩnh sẽ bố trí các cán bộ đang giữ chức vụ thường trực cấp ủy cấp huyện về làm bí thư đảng ủy xã, phường mới sau sắp xếp.

Cảnh báo khẩn: Cập nhật mới trên Zalo Web có thể khiến bạn mất sạch tin nhắn
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Hàng triệu người dùng Zalo tại Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất toàn bộ lịch sử tin nhắn chỉ sau 14 ngày đăng nhập trên trình duyệt web, nếu không kịp thời nắm bắt thông tin cập nhật mới nhất từ nền tảng này.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Chiêm ngưỡng xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam
Thời sựGĐXH - Từ sáng sớm ngày 17/5/2025, đông người dân và du khách thập phương có mặt tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam để chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.