Những người lựa chọn xu hướng "từ chối kết hôn" nghĩ gì?
GĐXH - Những người chọn theo lối sống này tự nguyện lựa chọn cuộc sống độc thân thay vì bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình, con cái.
Từ câu lạc bộ độc thân (honjok) cho đến lời thề không kết hôn (bihon)
Min Kyeong Seok không ngại đi ăn nhà hàng hay thuê phòng khách sạn sang trọng một mình. Anh chia sẻ những trải nghiệm này lên một blog tên "One happy person", theo The Guardian.
Min (37 tuổi) nói: "Tôi muốn cho mọi người thấy rằng tôi đang có một cuộc sống hạnh phúc dù độc thân.
Người Hàn Quốc thường xem những người như tôi là đáng thương, cô đơn hoặc thiếu thốn thứ gì đó về kinh tế, tình cảm, thậm chí là thể chất. Nhưng tôi không cần phải ở cùng người khác để thưởng thức một bữa ăn ngon".
Xu hướng "honjok" (làm mọi thứ một mình) - được ghép từ "hon" là một mình và "jok" chỉ một nhóm người, cho đến "bihon" (từ chối kết hôn) ngày càng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc. Những người chọn theo lối sống này thường không quan tâm đến đánh giá của người khác. Họ tự nguyện lựa chọn cuộc sống độc thân thay vì bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình, con cái. Thậm chí, nhiều phụ nữ Hàn Quốc đang sống độc thân còn thề sẽ không kết hôn.

Lựa chọn không kết hôn ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh minh hoạ
Theo đó, Hàn Quốc đang phải vật lộn với tình trạng tỷ lệ sinh giảm liên tục. Năm ngoái, tổng tỷ suất sinh (TFR) của Hàn Quốc - số con trung bình mà một phụ nữ sinh ra trong cả cuộc đời đạt mức thấp kỷ lục là 0,84. Con số này thấp hơn nhiều so với mức thay thế là 2,1 để giữ cho dân số Hàn Quốc ổn định ở mức 51 triệu.
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, chỉ 16,8% người Hàn Quốc cho rằng hôn nhân là "bắt buộc", trong khi 41,4% xem đó là lựa chọn. Một cuộc khảo sát khác của các cổng thông tin việc làm Job Korea và Albamon cho thấy cứ 4 người trong độ tuổi 20 đến 30 thì có một người dự định không lập gia đình.
Ở Hàn Quốc, sở hữu một ngôi nhà theo truyền thống được coi là điều kiện tiên quyết để kết hôn và trong 4 năm qua, giá trung bình của một căn hộ ở thủ đô Seoul đã tăng gấp đôi.
Việc nuôi dạy con cái cũng trở nên tốn kém hơn và gánh nặng giáo dục tư nhân - được nhiều người Hàn Quốc coi là thiết yếu - đã khiến nhiều người không có kế hoạch lập gia đình.
Joongseek Lee, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul, người nghiên cứu về các hộ gia đình một người, cho biết trong khi Hàn Quốc vẫn là một xã hội tập thể và gia trưởng, thì xu hướng "ở một mình hoặc trở nên độc lập khi có cơ hội" đang gia tăng.
Theo truyền thống ở Hàn Quốc, phụ nữ thường kết hôn trước 30 tuổi, bỏ việc để làm mẹ và nội trợ toàn thời gian. Đối với đàn ông, nhiệm vụ của họ là cung cấp một ngôi nhà và là trụ cột gia đình.
Min nói rằng, các cấu trúc truyền thống của đất nước ngăn cản anh được là chính mình, và thay vào đó anh muốn có một cuộc sống "linh hoạt".
"Trong xã hội Hàn Quốc, bạn cảm thấy như thể mình liên tục được giao các nhiệm vụ, từ việc học một trường tốt và đỗ đại học, kiếm việc làm, kết hôn và sinh con. Khi bạn không hoàn thành các nhiệm vụ đã định trước, bạn sẽ bị đánh giá và hỏi tại sao không làm được", Min nói.
Bên cạnh đó, tình trạng bất bình đẳng giới đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Sinh viên Lee Ye Eun, ở Seoul, người tuyên bố bản thân sẽ theo đuổi xu hướng "bihon" là ví dụ.
Chín năm liên tiếp, Hàn Quốc xếp hạng chót trong danh sách đánh giá chỉ số GCI – chỉ số đo lường môi trường cho phụ nữ cơ hội đi làm kết hợp dữ liệu về giáo dục đại học, tham gia lực lượng lao động, trả lương, chi phí chăm sóc trẻ em, quyền thai sản..., theo The Economist.
"Không phải không chọn được người tốt, mà bởi xã hội này khiến nữ giới gặp nhiều bất lợi khi tiến tới một mối quan hệ", Lee nói.
Các doanh nghiệp, dịch vụ nhanh chóng thay đổi để thích nghi với thực tế
Các doanh nghiệp, dịch vụ tại Hàn Quốc đang thay đổi để phục vụ các lượng khách chọn sống độc thân gia tăng. Thậm chí, chính quyền thành phố Seoul đã thành lập một nhóm chuyên phát triển các dịch vụ dành cho hộ gia đình một mình như: camera an ninh giá rẻ, hội thảo về sức khoẻ tâm thần, và cơ hội cho những người sống một mình cùng làm kim chi.
Các dịch vụ lưu trú cũng cố thu hút khách hàng độc thân. Xu hướng ăn một mình ngày càng lên ngôi. Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc cũng dự báo nền kinh tế vật nuôi gia tăng, khi ngày càng có nhiều người chọn nuôi thú cưng như con cái.

Các dịch vụ ăn uống dành cho người độc thân phát triển tại xứ kim chi. Ảnh: Guian Bolisay/flickr.
Còn các doanh nghiệp Hàn Quốc cung cấp cho những người lao động chưa kết hôn những lợi ích tương tự như những nhân sự đã kết hôn, Nikkei Asia đưa tin.
Tháng 1/2023, LG Uplus - nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn - đã giới thiệu chương trình hỗ trợ những nhân viên thích sống độc thân. Những người nêu nguyện vọng của họ trên bảng tin của công ty sẽ được trợ cấp bằng 1 tháng lương cơ bản và 5 ngày nghỉ có lương - những đặc quyền tương tự dành cho nhân viên khi kết hôn.
Công ty cho biết, chương trình được thiết kế để tôn trọng lối sống đa dạng. Hiện tại, chỉ những người từ 43 tuổi trở lên có kinh nghiệm làm việc ít nhất 10 năm tại công ty mới đủ điều kiện, nhưng LG Uplus có kế hoạch giảm dần các quy định. Cho đến nay, 6 nhân viên đã nộp đơn.
Hai năm trước, NH Investment and Securities trở thành công ty Hàn Quốc đầu tiên triển khai chương trình bihon. Công ty cung cấp tiền mặt tương đương 1 tháng lương cho những nhân viên từ 45 tuổi trở lên tuyên bố ý định không lập gia đình.
NH Investment and Securities thông báo động thái này được triển khai để đảm bảo đối xử bình đẳng giữa những người lao động đã kết hôn và chưa kết hôn đồng thời cung cấp những lợi ích hợp lý cho những người đã chọn sống độc thân.
Mở rộng ý tưởng về gia đình
Gwak Min-ji, một nhà biên kịch đã lựa chọn cuộc sống độc thân dù đã ở tuổi 38. Cô chia sẻ sống một mình trong căn hộ riêng luôn mang đến cho cô cảm giác tự do, được rèn luyện bộ môn thể chất theo cách mình muốn, được nhâm nhi đồ uống tươi mát và có một chú chó làm bạn mỗi ngày.
Cô thậm chí còn làm riêng một chương trình trò chuyện nói về cuộc sống độc thân nhưng không cô độc của mình và chia sẻ những áp lực khi sống không quy chuẩn trong một xã hội vẫn luôn hướng tới hôn nhân như Hàn Quốc.

Ảnh minh hoạ
Kang Ye-seul, 27 tuổi, là một sinh viên đại học, người cũng đã chọn không bao giờ kết hôn, nói rằng việc sống độc thân mang lại cho cô nhiều tự do hơn và cho phép cô theo đuổi sở thích cũng như đi chơi với những người bạn chưa kết hôn.
"Tôi cảm thấy như mình đang ở một thế giới hoàn toàn khác. Trước đây, tôi khao khát hạnh phúc, tự hỏi nó là gì, đánh giá nó theo tiêu chí nào và tò mò về tiêu chuẩn của người khác. Giờ đây, tôi có cảm giác tự do và hạnh phúc sau khi biết rằng mình có thể sống một cuộc sống bihon. Bất kể tôi làm gì, đó là sự lựa chọn của riêng tôi, vì vậy tôi không cảm thấy gánh nặng hay sợ hãi về bất kỳ trách nhiệm nào đi kèm với nó. Tôi nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ buồn như trước nữa", Kang Ye-seul nói.
Kang cho biết, thái độ của chính phủ và nhận thức của xã hội Hàn Quốc đối với các hộ gia đình độc thân vẫn còn tụt hậu so với hướng mà thế giới đang chuyển động. Cô muốn nhìn thấy một xã hội thích nghi hơn với các cấu trúc hộ gia đình phi truyền thống như sống cùng nhau mà không kết hôn.

5 loại thực phẩm khiến đàn ông yếu sinh lý, cần tránh xa

Mặc kệ mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi vẫn để chồng đưa con về thăm ông bà, nhưng bà lại cho rằng tôi mưu đồ với nhà chồng
Gia đình - 1 giờ trướcCó lẽ, tình cảm gia đình đôi khi là thứ không thể ép buộc.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 1 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 13 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 19 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 1 ngày trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.