Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người phụ nữ bảo vệ màu xanh của đại ngàn

Thứ hai, 18:43 10/03/2025 | Xã hội

GĐXH - Những người phụ nữ đồng bào Bru - Vân Kiều, Pa Kô (Quảng Trị) sinh ra, lớn lên nhờ rừng nên hiểu được sự quan trọng của việc bảo vệ rừng. Họ miệt mài với công việc mặc dù vất vả, hiểm nguy luôn rình rập xung quanh...

Xã Tà Long là vùng rẻo cao của huyện Đăkrông (Quảng Trị). Nơi đây, những bản làng của người Bru - Vân Kiều, Pa Kô nằm dưới tán rừng nguyên sinh với hệ thống động, thực vật phong phú. Bao thế hệ cư dân sinh ra giữa đại ngàn, lớn lên bằng những sản vật của rừng. Với họ, rừng như người mẹ che chở và đồng hành cùng sự phát triển của bản làng.

Chính quyền sở tại cùng các đơn vị đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống, tập tục tốt đẹp của cộng đồng với các chính sách, pháp luật của Nhà nước để người dân cùng tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng. Từ đó các tổ, nhóm bảo vệ rừng cộng đồng được thành lập thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học...

Những người phụ nữ bảo vệ màu xanh của đại ngàn- Ảnh 1.

Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Tà Lao có 10 thành viên, do chị Hồ Thị Men làm tổ trưởng.

Hiện 10 thành viên của Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Tà Lao, xã Tà Long (gồm 7 nam, 3 nữ) được phân công bảo vệ 1.150ha rừng. Những thành viên của tổ được hưởng chế độ từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng. Đặc biệt, tổ bảo vệ rừng này do chị Hồ Thị Men, một người phụ nữ đồng bào làm tổ trưởng.

Là một đảng viên năng nổ với các hoạt động của bản làng nên chị được dân bản tin yêu. Năm 2019, chị Men được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng của thôn. Thời gian dài cùng các tổ viên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, chị Men chứng tỏ được năng lực và chứng minh cho nhiều người thấy công việc này không chỉ giành riêng cho "phái mạnh".

Những người phụ nữ bảo vệ màu xanh của đại ngàn- Ảnh 2.

Theo chị Men, công việc bảo vệ rừng đòi hỏi phải có sức khỏe, sự kiên trì và kinh nghiệm đi rừng.

Theo chị Men, công việc của chị đòi hỏi phải có sức khỏe, sự kiên trì và kinh nghiệm đi rừng. Giữa những cánh rừng bạt ngàn, nếu không cẩn thận có thể đi lạc, đối mặt với nhiều mối nguy hiểm. Cùng với đó địa hình cách trở, nguy cơ bị rắn rết cắn, trượt ngã... luôn rình rập. Vậy nhưng, những người bảo vệ rừng vẫn miệt mài đặt dấu chân dưới tán rừng dù nắng hay mưa.

"Diện tích rừng được giao rất rộng, nằm ở nhiều khu vực khác nhau nên việc kiểm tra phải thường xuyên và kéo dài. Chúng tôi phải gùi theo lương thực, đồ dùng thiết yếu để ở lại trong rừng. Ngoài vất vả, nguy hiểm do địa hình, rắn rết thì còn nhiều mối nguy khác. Không ít lần gặp người phá rừng, săn bẫy thú, chúng tôi khuyên ngăn lại bị họ xua đuổi", chị Men chia sẻ.

Vất vả, hiểm nguy là thế nhưng chưa có một tổ viên nào có ý định từ bỏ việc giữ rừng. Bởi họ hiểu, rừng là nguồn sống của đồng bào nơi đây, nếu rừng bị tàn phá sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và các thế hệ sau.

Những người phụ nữ bảo vệ màu xanh của đại ngàn- Ảnh 3.

Ngoài chị Men, còn có chị Hồ Thị Thế và chị Hồ Hải Tăng cũng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng thôn Tà Lao.

"Đi mãi rồi cũng quen, chúng tôi thuộc gần như mọi lối mòn, từng khu vực trong rừng, chỉ cần có thay đổi hay dấu hiệu lạ là biết ngay. Vất vả, nguy hiểm nhưng chúng tôi luôn động viên, hỗ trợ nhau để làm tốt nhiệm vụ của mình", chị Men chia sẻ.

Ngoài chị Men, còn có chị Hồ Thị Thế và chị Hồ Hải Tăng cũng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng. Ở thôn bản, họ là những nữ cán bộ cơ sở năng nổ được dân bản yêu mến. Với rừng, họ là những người cần mẫn bảo vệ màu xanh của đại ngàn. Những khi không vào rừng, họ tổ chức tuyên truyền, thuyết phục nhiều người bỏ ý định khai thác rừng, đặt bẫy chim, thú trái phép.

Những người phụ nữ bảo vệ màu xanh của đại ngàn- Ảnh 4.

Chị Men cùng các tổ viên còn thường xuyên tuyên truyền bà con dân bản không xâm hại rừng, săn bắn động vật.

Ông Lê Văn Phan Tuấn, cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông cho biết, đơn vị đang khoán rừng cho 16 cộng đồng và nhóm hộ gia đình theo các nguồn kinh phí khác nhau để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học... Đây chính là "cánh tay đắc lực" cùng Ban quản lý bảo vệ sự bình yên cho hơn 40.000ha rừng.

Hơn 500 năm, người dân làng biển thay nhau bảo vệ rừng trâm bầuHơn 500 năm, người dân làng biển thay nhau bảo vệ rừng trâm bầu

GiadinhNet - Hơn 500 năm từ ngày cụ tổ dẫn dân về lập làng, rừng trâm bầu đã che chở cho bao thế hệ người làng Thanh Bình. Đáp lại, người làng Thanh Bình thay nhau bảo vệ hơn 150ha trâm bầu qua bao đời nay.

Viễn Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm chung ít ai biết của 3 thiên tài y học Việt Nam

Điểm chung ít ai biết của 3 thiên tài y học Việt Nam

Xã hội - 1 giờ trước

Đây là 3 nhân vật kiệt xuất của y học Việt Nam, đã giúp y học của người Việt vang danh trên trường quốc tế.

Cứ ngỡ nhận quà “0 đồng”, nữ giáo viên choáng váng khi tài khoản “bay màu” hơn 400 triệu chỉ trong vài phút

Cứ ngỡ nhận quà “0 đồng”, nữ giáo viên choáng váng khi tài khoản “bay màu” hơn 400 triệu chỉ trong vài phút

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Một cuộc gọi lạ, một đơn hàng tưởng như vô hại và chỉ sau vài thao tác theo hướng dẫn, nữ giáo viên bỗng chốc mất sạch số tiền tích cóp suốt nhiều năm. Câu chuyện cảnh tỉnh bất cứ ai đang dùng điện thoại thông minh và thanh toán online mỗi ngày.

Thời tiết tháng 5 có thuận lợi? Diễn biến thời tiết 10 ngày tới

Thời tiết tháng 5 có thuận lợi? Diễn biến thời tiết 10 ngày tới

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong tháng 5, trên Biển Đông khả năng có xoáy thuận nhiệt đới. Đặc biệt, không khí lạnh vẫn xuất hiện gây ra các đợt mưa ở miền Bắc. Nam Bộ có thể vào mùa mưa nửa cuối tháng.

Làm sổ đỏ năm 2025, người dân được hưởng các quyền lợi gì?

Làm sổ đỏ năm 2025, người dân được hưởng các quyền lợi gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Quy trình và thủ tục làm sổ đỏ năm 2025 có nhiều sự cải tiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Dưới đây là các lợi ích người dân có thể được hưởng khi làm sổ đỏ theo quy định mới của Luật Đất đai.

'Căn cứ ngầm' 60 tuổi của biệt động Sài Gòn với những chứng tích không phải trang sách nào cũng kể

'Căn cứ ngầm' 60 tuổi của biệt động Sài Gòn với những chứng tích không phải trang sách nào cũng kể

Xã hội - 2 giờ trước

Giữa trung tâm TP.HCM sầm uất, có một bảo tàng "ẩn mình" kể lại những ngày tháng hào hùng của lực lượng biệt động anh dũng.

Tử vi tháng 4 âm lịch 2025 dự báo chi tiết sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần

Tử vi tháng 4 âm lịch 2025 dự báo chi tiết sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Tháng 4 âm lịch Ất Tỵ 2025 là điều kiện tốt để những người tuổi Dần có thời gian tha hồ thỏa mãn tính hiếu kỳ, ham học hỏi của mình. Vận trình tài chính của tuổi Dần cũng thay đổi đáng có, cụ thể dưới đây.

Vị tướng tình báo và hai bà vợ qua lời kể của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Vị tướng tình báo và hai bà vợ qua lời kể của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Xã hội - 3 giờ trước

Những ai hiểu về cuộc sống của nhà tình báo Đặng Trần Đức, nhắc đến ông, họ đều nói đến một gia đình không bao giờ thấy mặt. Đó là gia đình bà Thanh-vợ đầu của ông.

Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ án đối với vụ TNGT khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ án đối với vụ TNGT khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra, cơ quan chức năng có căn cứ xác định hành vi điều khiển xe ô tô tải của Nguyễn Văn Bảo Trung (SN 1992, ngụ tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông tin mới vụ tai nạn khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong

Thông tin mới vụ tai nạn khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an đề nghị huỷ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và tiếp tục điều tra, xử lý vụ tai nạn giao thông tại Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xảy ra vào ngày 4/9/2024.

Người thân bị lừa sang Campuchia: Bình tĩnh làm ngay 5 điều này để kịp cứu!

Người thân bị lừa sang Campuchia: Bình tĩnh làm ngay 5 điều này để kịp cứu!

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chỉ sau một cuộc gọi, một lời rủ rê “việc nhẹ lương cao”, người thân của bạn có thể đã mất tích bên kia biên giới Campuchia. Không còn là chuyện của ai đó xa lạ trên báo, hàng trăm gia đình đang lo lắng vì không biết phải bắt đầu từ đâu. Vậy nếu điều này xảy ra với bạn, bạn sẽ làm gì?

Top