Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “thiên thần áo trắng”chữa bệnh sau song sắt

Thứ hai, 13:22 05/05/2014 | Y tế

GiadinhNet - Đằng sau những chấn song sắt đen đúa, những chiếc bàn đá lạnh, những bức tường xám xịt ấy là sự trả giá, hình phạt, sự sám hối. Trong thế giới đặc biệt ấy, vẫn có các thầy thuốc không đơn thuần làm công việc khám chữa bệnh mà còn là những người cứu chữa vết thương lòng của những số phận đang mất quyền công dân, giúp đỡ họ cải tạo tốt trở về với gia đình, xã hội.

Những “thiên thần áo trắng”chữa bệnh sau song sắt 1

Các y, bác sỹ khám bệnh cho phạm nhân ở phân trại K1- Trại giam số 6. Ảnh: Hồ Hà

 
Hiểm nguy thường trực

Nằm ở vùng núi cao heo hút của huyện Thanh Chương, Nghệ An, Trại giam số 6 gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nơi đây có hơn 3.000 phạm nhân với đủ loại tội phạm đang cải tạo, trong đó tội phạm liên quan đến ma túy chiếm đến 60- 70%, hầu hết đều nghiện hút. Đặc biệt, trong số họ có rất nhiều người đang mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS, nhiều trường hợp khác thì mắc bệnh lao phổi hay các bệnh truyền nhiễm khác.

Ngoài bệnh xá trung tâm, tại Trại giam số 6 còn có các trạm xá ở các phân trại cùng 2 cơ sở điều trị ở Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Nghệ An và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tổng số cán bộ của bệnh xá là 15 người, trong đó có 1 bác sỹ. Với số lượng cán bộ như vậy, việc phải khám chữa bệnh cho hàng trăm phạm nhân luôn đặt cán bộ y tế trước những áp lực. Một người phải kiêm nhiệm nhiều chuyên môn khác nhau, từ nội khoa, ngoại khoa đến phụ khoa cũng như các bệnh truyền nhiễm. Việc tiếp xúc thường xuyên với những bệnh nhân này luôn đặt các cán bộ y tế trước hiểm nguy thường trực.Vì vậy, khi tiếp xúc với phạm nhân, các y, bác sỹ vừa phải có nghiệp vụ y tế tốt, có thần kinh thép vừa phải có cả nghiệp vụ công an.

Đại úy Nguyễn An Lộc, Phó trưởng Bệnh xá Trại giam số 6 cho biết, trong quá trình khám bệnh cho phạm nhân, các y, bác sỹ của trại giam thường xuyên chứng kiến cảnh nhiều phạm nhân bị gia đình bỏ mặc, không thèm thăm nuôi khi biết họ bị nhiễm HIV/AIDS. Phạm nhân không còn muốn điều trị bệnh, nhiều người còn có tâm lí tiêu cực, không có ý thức giữ gìn, tránh lây nhiễm cho các phạm nhân khác. Điều này không chỉ khiến các cán bộ y tế, quản giáo của trại vất vả mà còn đặt họ vào những tình huống khó xử.

Phạm nhân P.V.N, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bị nghiện nặng. Sau khi vào Trại giam số 6, N bị ốm, đi xét nghiệm cho kết quả dương tính với HIV/AIDS. Nghe tin N bị ốm, người nhà vào thăm nuôi, thấy con mình lở loét, ốm yếu liền bỏ mặc con luôn cho trại giam. Từ đó, N chán nản, không chịu dùng thuốc, thậm chí có ý định tự tử. Được sự động viên của các cán bộ quản giáo, phải mấy tháng sau, N mới suy nghĩ lại và cố gắng dùng thuốc theo đơn. Hiện nay, N đang được điều trị ARV. Một cán bộ bệnh xá cho biết, những phạm nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối, nhiễm lao thậm chí còn sử dụng bệnh tật của mình như một “vũ khí”, có người tự chọc vào răng cho chảy máu, tự tạo ra vết lở loét để đối phó với quản giáo và “lấy le” với bạn tù.

Để hạn chế nguy hiểm, tránh phơi nhiễm HIV và các loại bệnh truyền nhiễm, theo các y, bác sỹ, cách tốt nhất là xét nghiệm cho phạm nhân để phát hiện sớm và có biện pháp tự phòng ngừa. Hàng năm, Bệnh xá Trại giam số 6 phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An tổ chức xét nghiệm cho khoảng 500- 600 phạm nhân, với kết quả 20% trong số đó là dương tính. Đa số các bệnh nhân này thường có mức án dài hạn. Điều này cũng có nghĩa áp lực và hiểm nguy dành cho các y, bác sỹ trong trại giam là rất lớn. Đại úy Nguyễn An Lộc cho biết, dù hết sức cẩn thận nhưng trong thời gian qua, đã có 8 cán bộ của trại giam bị phơi nhiễm khi tiếp xúc, khám bệnh hoặc làm các xét nghiệm cho bệnh nhân nhiễm HIV. Những cán bộ này đã được uống thuốc điều trị kịp thời và rất may mắn là không có ai dương tính với HIV/AIDS. Đã có 5 cán bộ bị nhiễm lao từ phạm nhân.
 
Những ca chữa bệnh không có trong giáo trình
 
Những “thiên thần áo trắng”chữa bệnh sau song sắt 2

Với các y, bác sỹ Trại giam số 6, hạnh phúc đơn giản là khám và cứu được phạm nhân, góp phần giúp họ làm lại cuộc đời, tìm về mầm thiện.


Ngày còn nhỏ, vì nhà gần trại giam nên anh Nguyễn Doãn Tình đã quen với hình ảnh những tù nhân mặc áo sọc được các chiến sĩ công an dẫn đi cải tạo. “Mỗi khi chứng kiến từng đoàn người lầm lũi trở về “nhà” một cách trật tự, tôi hết sức tò mò và mơ ước sau này lớn lên trở thành cán bộ của trại giam để được làm công tác cải tạo phạm nhân, giúp đỡ họ trở thành người tốt...”, anh Tình chia sẻ. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa, chàng trai trẻ đã không ngần ngại nộp đơn và được phân về Bệnh xá Trại giam số 6.

Khi mới vào đây, các y, bác sỹ trẻ phải học cách vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong một vùng đất biệt lập, nơi người ngoài không thể tự do bước vào, nơi có những bệnh nhân hết sức đặc biệt, khác xa với những giờ học lý thuyết.

Nhiệm vụ của những y, bác sỹ như Nguyễn Doãn Tình là hàng ngày theo dõi, khám bệnh cho các phạm nhân. Đã gần 10 năm gắn bó ở trại giam với công việc của một người thầy thuốc, anh Tình vẫn còn nhớ mãi cảm giác ớn lạnh khi lần đầu tiên cầm ống khám đặt lên những hình xăm rồng phượng của phạm nhân, khi bắt gặp những khuôn mặt dữ tợn, những cái nhìn hằn học, bất cần…

Anh đã trưởng thành lên bằng những trải nghiệm của thực tế khắc nghiệt như vậy. Trong số hơn 3.000 phạm nhân đang cải tạo tại trại giam, có nhiều người khỏe mạnh nhưng luôn tìm cớ để “lăn đùng” ra ốm, giả vờ bị bệnh để trốn cải tạo. Những lúc như vậy, người thầy thuốc vừa phải đưa ra các kết quả khám bệnh chính xác, đồng thời có biện pháp “bắt bệnh” những đối tượng giả vờ.

Nguyễn Thị M phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, hai năm sau khi vào tù, chồng M làm đơn li dị, người thân cũng bỏ mặc, khiến M suy sụp, phát bệnh tim, phổi và trầm cảm, không chịu uống thuốc, nhiều lần đòi chết vì cảm thấy án tù quá dài phía trước. Sau khi biết gia cảnh của M, các y, bác sỹ của bệnh xá đã dùng liệu pháp tâm lý, động viên M cố gắng chữa bệnh để cải tạo tốt, để được giảm án  chờ đợi ngày về. Những lời tâm sự chân thành của các quản giáo và y, bác sỹ khiến M dần dần thay đổi. “Những bệnh nhân đặc biệt trong trại giam này có tâm sinh lý cũng hết sức đặc biệt, đòi hỏi người thầy thuốc vừa phải chữa bệnh bằng tình người vừa phải có lòng bao dung để khơi gợi những mầm thiện trong họ, cảm hóa những người lầm lỗi, giúp họ lành bệnh và lành cả nhân cách. Những cán bộ y tế ở đây vừa là thầy thuốc, vừa là cán bộ trại giam...”, Đại úy Nguyễn An Lộc tâm sự.

Rất nhiều hôm, khi cả nhà ăn cơm tối, dù không phải ca trực của mình, nhưng nhận được tin có bệnh nhân đau trong buồng giam, lập tức bác sỹ, y sỹ đều phải bỏ bát, chạy vào phân trại để kiểm tra. Khi gặp phải ca bệnh khó hoặc những tình huống nguy cấp như mổ ruột thừa, các anh phải bố trí xe để chuyển gấp lên tuyến trên. Nhiều hôm xử lí xong ca bệnh cũng là lúc trời vừa sáng.
 
Dù vất vả, khó khăn và thiệt thòi, nhưng các cán bộ y tế ở Trại giam số 6 hết sức tận tâm, yêu nghề và luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của những người “mẹ hiền” trong trại giam. Trong năm vừa qua, với 15 cán bộ nhưng đơn vị đã tổ chức cấp phát thuốc cho 12.000 – 13.00 lượt phạm nhân, điều trị tại bệnh xá cho khoảng 200 lượt phạm nhân bị bệnh, chuyển lên tuyến trên khoảng 180 lượt, phối hợp với Chương trình Chống Lao Quốc gia tổ chức chụp X - quang cho 2.500 phạm nhân; Qua đó phát hiện hàng trăm phạm nhân bị nhiễm lao và các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Bệnh xá cũng đang tổ chức điều trị ARV cho 80 phạm nhân nhiễm HIV đồng thời thường xuyên tổ chức các đợt tổng vệ sinh, phòng dịch theo định kỳ và đột xuất trong từng buồng giam, từng phân trại để hạn chế một cách tối đa sự lây lan của các loại bệnh như lao phổi, truyền nhiễm…
 
“Đã là y, bác sỹ thì nhiệm vụ quan trọng nhất là cứu người, không cần phải phân biệt người đó là ai. Những phạm nhân đang cải tạo ở đây là những người đã phạm tội, đang chịu sự trừng phạt của pháp luật. Khi đã nhận ra sai lầm của mình, họ đáng thương hơn đáng trách. Khi đến với chúng tôi, họ là những bệnh nhân và nhiệm vụ của người thầy thuốc là làm tròn bổn phận, trách nhiệm với tinh thần “lương y như từ mẫu”...”- lời tâm sự của bác sỹ Nguyễn Doãn Tình khiến chúng tôi càng thêm khâm phục những cán bộ y tế trại giam. Với họ, hạnh phúc đơn giản là khám được bệnh, cứu được phạm nhân và góp phần giúp họ làm lại cuộc đời, tìm về mầm thiện.
 
Hồ Hà

 

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 2 ngày trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Y tế - 3 ngày trước

Khi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Y tế - 4 ngày trước

Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi đợt 3 trên địa bàn Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vaccnie chứa thành phần sởi.

Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch trên địa bàn

Bộ Y tế: Các tỉnh, thành phố giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về phòng, chống dịch trên địa bàn

Y tế - 4 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Y tế - 4 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định: "Việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và rất vẻ vang của ngành Y tế".

Top