“Ôi, mới 17, 18 tuổi nó đã biết gì đâu!”
“Ôi, ở cái tuổi này nó đã biết gì đâu em!” là khoảng 60-70% câu trả lời của các bậc phụ huynh có con em đang ở học kỳ 1 năm học lớp 12 (hoặc thậm chí lớn hơn) khi được hỏi rằng: “Đi du học, con anh/chị muốn học ngành gì/ sau này muốn làm gì?”
Khung cảnh một triển lãm du học. Ảnh minh hoạ
Những thiếu niên bị cha mẹ đối xử như trẻ lên 6
Tôi đã thực sự bất ngờ sau khi tự thống kê lại. Tuy nhiên, khi tôi trực tiếp hỏi học sinh cùng câu hỏi đó, thì cũng có tới khoảng 70% cũng chưa xác định được định hướng học. Khoảng 20% xác định được lĩnh vực các em thích, nhưng có vẻ nghiêng theo ngành nghề do bố mẹ định hướng, lựa chọn sẵn hoặc theo sự tư vấn bên ngoài xem “học ngành nào để dễ định cư”.
Chỉ có 10% trong số học sinh tôi gặp là biết rõ/ xác định rõ không chỉ lĩnh vực, định hướng nghề nghiệp, thậm chí cả kế hoạch đường dài trong tương lai nữa.
Vậy có thực sự học sinh ở cái lứa tuổi 17, 18, hoặc thậm chí 19, 20 “đã biết gì đâu” theo như quan điểm của một số bậc phụ huynh không?
Theo cá nhân tôi, thì không phải hoàn toàn như thế. Nhiều khi gặp học sinh, tôi thấy thực sự thương, vì tại thời điểm rất quan trọng của cuộc đời, các em không được trao quyền quyết định cho tương lai của chính mình.
Tôi đã từng bị ám ảnh bởi một trường hợp: Một nam sinh cao to, khoảng 1.75m, cùng mẹ tới gặp tôi để xin tư vấn. Khi em ngồi xuống, tôi bắt đầu với một vài câu hỏi sơ qua về kết quả học tập và trình độ tiếng Anh.
Khi vừa dứt câu hỏi, em chưa kịp trả lời thì người mẹ đã quay sang lườm. Em trả lời xong thì người mẹ nhắc “Nói to lên”. Nói chung, từng lời nói và cử chỉ của em đều bị mẹ nhắc tại chỗ.
Trong cả buổi nói chuyện, mặt em cúi gằm, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi.
Khi tôi hỏi “Em thích học ngành gì?” thì người mẹ nói thay luôn: “Nó chưa biết gì đâu, em tư vấn cho chị nên học ngành gì sau này dễ định cư lại. Chị quyết định cho nó”.
Tôi đã nghe câu nói này nhiều rồi, nhưng lần này cảm giác của tôi khác. Tôi thực sự thấy thương em, vì trước mắt tôi là hình ảnh một cậu bé trong thể xác to lớn, nhưng đang rụt rè cúi gằm mặt, và bị mẹ đối xử như một đứa trẻ 6 tuổi, và tôi thấy sau đó là một loạt những ức chế về mặt tinh thần và những hậu quả về sau…
Tôi đồng ý rằng, những sở thích, hoặc những định hướng ban đầu của học sinh ở lứa tuổi đó có thể không chính xác, và sau này, các em có thể phải thay đổi ngành học, hoặc nghề nghiệp. Đó chính là điều mà các bậc cha mẹ, những người có kinh nghiệm đi trước lo ngại. Nhưng, xin hãy cùng con ngồi lại, để trao đổi, thảo luận một cách có khoa học, bình đẳng và từ sớm, và để đưa ra quyết định của mình.
Ở đây có 2 vấn đề tôi muốn bàn sâu là thế nào là sự “khoa học, bình đẳng” và khi nào là “sớm”.
Cần xác định được rõ “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”
Bàn luận một cách khoa học mà tôi đề cập ở đây, là có sự nghiên cứu hoặc được tư vấn một cách khoa học và chuyên nghiệp về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Cần xác định được rõ giữa các vấn đề “sở thích”, “khả năng’’ và “nhu cầu thị trường”.
Vài tháng trước, tôi từng gặp một em học sinh học rất giỏi, điểm tổng kết lớp 11 là 9,0, điểm IELTS 7.5, học một trường danh tiếng. Em biết rõ rằng mình thích học ngành Kinh tế, nhưng lựa chọn đi du học lại là ngành Khoa học Máy tính. Tôi hỏi tại sao, em đã nghĩ kỹ chưa. Em nói rằng vì bố mẹ định hướng cho như thế, em nghĩ như vậy sẽ an toàn hơn, sợ đi theo ngành mình thích sau này “đầu ra” sẽ khó.
Trong ánh mắt em lúc đó tôi thấy ánh lên sự lo sợ phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình, và đặc biệt, tôi cảm thấy một sự chán nản khi em phải nói về chuyện công việc sau này.
Thay vì việc chia sẻ hoặc chịu trách nghiệm thay cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên thử để con tập dần việc tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Người thành công sẽ là người chăm chỉ, kiên định, kiên trì, và bền bỉ. Còn nếu như con trẻ đi theo sự lựa chọn của cha mẹ, nếu một lúc nào đó, trên chặng đường đi của mình, khi gặp khó khăn, con trẻ cũng sẽ tìm ra được lý do để “đổ trách nghiệm” cho một người/ một yếu tố khách quan khác.
Có nhiều bậc phụ huynh nói rằng: “Thôi, đây là một bước ngoặt lớn của cuộc đời con, mình đã nhỡ quyết định thay con suốt rồi, giờ “thêm nốt lần nữa” cho... yên tâm”.
Quyết định của mỗi phụ huynh không có đúng và sai, chỉ có điều, mỗi quyết định sẽ dẫn con em chúng ta đi theo các hướng khác nhau. Nếu may mắn, con trẻ đi đúng, thành công thì tốt. Nhưng nhỡ rủi thì cũng thật đáng tiếc.
Thay vì việc chia sẻ hoặc chịu trách nghiệm thay cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên thử để con tập dần việc tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Ảnh minh hoạ |
Sớm là từ khi nào? |
Vấn đề tiếp theo, nếu như vẫn còn có thời gian, phụ huynh nên nói chuyện về định hướng sự nghiệp với con từ “sớm” là từ khi nào? Từ lớp mấy?
Tôi đã từng được tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn về định hướng nghề nghiệp cho học sinh, khóa học dựa trên những phương pháp và nghiên cứu của Mỹ, Nhật, kết hợp với những trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống và công việc. Tôi xin phép tổng hợp lại các bước nên tiến hành như sau:
Định hướng sự nghiệp: Định hướng sở thích, đam mê, những công việc làm mình cảm thấy hạnh phúc. Việc định hướng này, có thể bắt đầu từ lúc trẻ 4,5 tuổi hoặc khi vào lớp 1. Đơn giản là vu vơ hỏi con, sau này con thích làm nghề gì? Con mê trò chơi Lego thế, sau này con có thích chế tạo ô tô không? ….. Sau này con có ước mơ làm gì? Thành người như thế nào?...
Mỗi ước mơ ở từng giai đoạn của con người, nó có thể viển vông, phi thực tế với những người xung quanh. Nhưng đối với bản thân, ước mơ giúp cho họ có một thái độ sống lành mạnh và tốt, giúp họ đi đúng đường đúng hướng. Đến khi nhận thấy ước mơ đó đúng là “viển vông” hoặc không thể thành sự thật, họ lại tìm tới một ước mơ khác. Và càng nhiều lần thay đổi như thế, họ sẽ đến gần với ước mơ sát thực nhất, giúp họ có thể thành công và hạnh phúc.
Trải nghiệm với những nhóm nghề nghiệp đã chọn: Những định hướng ban đầu, có thể đúng hoặc sai. Chỉ có khi bạn bắt tay làm công việc đó thực sự, bạn mới có câu trả lời rõ là bạn có thích hợp hay không.
Vậy cha mẹ có thể giúp con cái như thế nào trong việc này? Tôi đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia giáo dục Nhật Bản và được tư vấn rằng: “Nếu con còn nhỏ, hãy dành thời gian bên cạnh con và cùng con trải nghiệm. Không cần phải là mang con tới các lớp học đắt tiền về nghề nghiệp, hoặc phải đưa con tới công sở, mà chính là từ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, đi chơi trong công viên, dã ngoại..”.
Quyết định lựa chọn: Có thể công việc của bạn đang là xu thế của thị trường lao động, nơi bạn muốn sinh sống sau này; nhưng cũng có thể là không. Quyết định chọn ngành nghề khi đi du học càng khó hơn.
Lời khuyên của tôi là: Hãy xác định rõ “mục tiêu đi du học” của bạn là gì và sau đó lên kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Là định cư ở nước ngoài và làm nghề gì cũng được? Hay mục tiêu là được học tập ở nước ngoài và trở thành một người giỏi trong lĩnh vực của bạn, và bạn sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể, nơi làm việc của bạn là Việt Nam hay đất nước nào không quan trọng?
Vâng, “lên kế hoạch, nghiêm túc và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra” là điều cuối cùng và quan trọng nhất tôi muốn gửi gắm tới các bậc phụ huynh và học sinh.
Nên, nếu có thể, xin các bậc phụ huynh, hãy trao cho con được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm bằng cách: Nghiêm túc trao đổi với con về định hướng tương lai, để con tự xác định rõ mục tiêu đi du học, tự lên kế hoạch và nghiêm túc kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Theo Nguyễn Anh Thư(Cựu sinh viên Trường ĐH La Trobe, Úc)/Vietnamnet
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 11 phút trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 20 phút trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp
Đời sống - 44 phút trướcGĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 2 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 2 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 4 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 4 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.