Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phạt trẻ nhẹ nhàng mà hiệu quả

Thứ tư, 13:25 05/05/2010 | Gia đình

Time - out (việc cách ly trẻ hay phạt bé úp mặt vào tường trong khoảng thời gian ngắn) là hình thức phạt không cần la mắng hay dùng đến roi vọt và rất hiệu quả.

Chị Kiều Anh - một bà mẹ gốc Việt sống tại Mỹ có hai con gái nhỏ 5 tuổi và 3 tuổi. Mỗi khi hai bé không vâng lời mẹ, khóc lóc, mè nheo hay bướng bỉnh, thay vì dùng roi vọt đánh con, chị thường phạt con bằng cách cho mỗi bé ngồi yên ở một góc riêng biệt trong vài phút để bé tự bình tĩnh trở lại, chấm dứt hành vi xấu. Chị chia sẻ: hình thức phạt time-out (tương tự ở Việt Nam là cách ly hay bắt bé úp mặt vào tường trong một thời gian ngắn) khiến chị cảm thấy nhẹ nhàng cho cả 3 mẹ con vì không hề phải la mắng, quát nạt hay sử dụng roi vọt, ngược lại hình thức phạt này lại hữu ích đối với các con chị khi giúp các bé trở nên biết tự chủ hơn, có tính kỷ luật và chấm dứt các hành vi xấu.

Được biết, hiện nay có nhiều bậc phụ huynh sử dụng time-out như một hình phạt nhẹ nhàng mà hiệu quả cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, nhưng khi thực hiện time-out đối với trẻ, có một số điều các bậc phụ huynh cần lưu ý như sau:

Tại sao time-out cần thiết cho trẻ?

Trẻ nhỏ thường dễ bị cuốn vào những gì đang xảy ra xung quanh khiến chúng khó kiểm soát bản thân và giữ bình tĩnh. Đôi khi chúng la hét, mè nheo, ăn vạ, đấm đá, cắn cào, tỏ ra bướng bỉnh dai dẳng với mục đích cuối cùng là cha mẹ phải thỏa mãn yêu cầu của chúng. Lúc này, time-out sẽ là một cách để giúp chúng bình tĩnh trở lại, chấm dứt hành vi xấu để chuyển sang cách ứng xử thích hợp hơn.

Sử dụng time-out thường xuyên, đúng lúc và kiên nhẫn sẽ giúp làm suy giảm các hành vi xấu ở trẻ, mặc khác giúp trẻ trở nên tự chủ, có kỷ luật hơn. 
 
Time–out thích hợp cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tuổi.

Nên sử dụng time-out cho lứa tuổi nào?

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, time–out thích hợp cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Dĩ nhiên có thể sớm hay muộn hơn một chút tùy theo từng trẻ. Thời gian áp dụng time-out tùy thuộc vào tuổi của trẻ, mỗi phút cho mỗi năm tuổi của bé. Trẻ 2 tuổi, cha mẹ có thể phạt trẻ 2 phút, tương tự 3, 4, 5 phút cho trẻ 3, 4, 5 tuổi. 

Góc phạt time-out

Góc phạt time-out có thể là bất kỳ nơi nào an toàn trong nhà, yên tĩnh, cô lập và nên là những chỗ cố định để khiến trẻ biết chính xác chúng sẽ bị phạt như thế nào, ở đâu mỗi khi phạm lỗi.

Nơi phạt time-out cần dễ dàng cho cha mẹ theo dõi và giám sát trẻ và khi bị phạt trẻ phải yên lặng, tách biệt khỏi những sở thích, hoạt động của chúng như xem ti-vi, chơi đùa, đọc sách…

Chị Như Mai (Q.7, TP.HCM) cho biết nhà chị có cái ghế được đặt tên là “ghế hư”, thường đặt trong góc cầu thang, mỗi khi bé Tuấn 3 tuổi không vâng lời, chỉ cần mẹ nói “ghế hư” là cháu biết phải đến ngồi im trong góc cầu thang đến khi mẹ cho phép đứng dậy mới thôi.

Một số lưu ý khác về time-out

Trước khi phạt trẻ, cha mẹ cần thỏa thuận với trẻ trước khi nào chúng sẽ bị phạt, chẳng hạn có hành vi đánh, cắn người khác, mè nheo, ăn vạ, nghịch phá… Cha mẹ cần lựa chọn và giới hạn một số hành vi cụ thể, không nên quá sa đà và áp dụng time-out cho quá nhiều hành vi của trẻ dẫn đến việc suốt ngày trẻ bị phạt time-out khiến hình thức phạt trở nên nhàm chán, mất tác dụng.

Một đồng hồ bấm giờ sẽ cần thiết để nhắc nhở cha mẹ. Trong khi bị phạt, nếu trẻ rời khỏi chỗ phạt, điều cha mẹ cần làm là không nói gì hết, chỉ im lặng, đưa trẻ về chỗ phạt và tính giờ lại từ đầu. Nếu trẻ tè dầm, quẳng đồ đạc, giả vờ nôn ọe… tất cả chỉ để khiến phụ huynh phản ứng và nếu không có gì nguy hiểm, cha mẹ tốt nhất là nên làm ngơ những hành vi này.

Điều quan trọng là  phụ huynh cần bình tĩnh khi áp dụng hình thức phạt này đối với trẻ. Phụ huynh càng bình tĩnh thì hiệu quả của time-out càng cao và đặc biệt chỉ nên tính giờ phạt khi trẻ đã thực sự bình tĩnh, thôi la hét, khóc lóc.
 
 
Tóm lược các bước áp dụng time-out cho phụ huynh
 
1. Cảnh báo trẻ trước khi áp dụng time-out lần đầu.

2. Khi trẻ vi phạm, không nói thêm điều gì chỉ nói rằng bé bị phạt tường hay bị cách ly.

3. Hẹn giờ phù hợp.

4. Giám sát trẻ thực hiện hình phạt.

5. Không chơi đùa, nói chuyện với trẻ trong thời gian trẻ bị phạt.

6. Làm ngơ khi trẻ nói chuyện hay muốn lôi kéo sự chú ý của cha mẹ.

7. Khi chuông hẹn giờ reo, nhắc và yêu cầu trẻ lập lại lý do trẻ bị phạt.

8. Yêu cầu trẻ xin lỗi (nếu cần) hay hứa không tái phạm.

9. Khen ngợi, động viên, khích lệ khi trẻ chấp hành tốt hình phạt.

10. Áp dụng hình thức phạt nhất quán, kiên nhẫn và nghiêm túc.

Theo Thanh Niên

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ở tuổi 45, tôi thấm thía: Trên đường đua hạnh phúc và tiền bạc, người thông minh nhất là người không vội vàng, không so sánh - chỉ tập trung vào nhịp chạy của mình

Ở tuổi 45, tôi thấm thía: Trên đường đua hạnh phúc và tiền bạc, người thông minh nhất là người không vội vàng, không so sánh - chỉ tập trung vào nhịp chạy của mình

Gia đình - 2 giờ trước

Đừng mãi vướng bận với những phiền não của mình, hãy ở bên những người bạn tin tưởng, làm những việc bạn nên làm – những điều đơn giản ấy đều có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp.

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

Người cha cho hay ông vẫn sống ở quê, ngập trong nợ nần vì không thể trả nợ tiền học phí đã vay. Con gái cắt đứt liên lạc.

Cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng, phía sau là câu chuyện bất ngờ

Cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng, phía sau là câu chuyện bất ngờ

Chuyện vợ chồng - 9 giờ trước

Hình ảnh cô dâu ở Lạng Sơn trèo tường về nhà chồng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Hai nàng dâu cùng sinh đôi, bố mẹ chồng quay cuồng vẫn hạnh phúc vô bờ

Hai nàng dâu cùng sinh đôi, bố mẹ chồng quay cuồng vẫn hạnh phúc vô bờ

Gia đình - 14 giờ trước

Trước đây, Tống Sen và em dâu thường nghe bố mẹ chồng giục "cứ đẻ đi rồi bố mẹ trông con cho". Không ngờ, sau này cả hai nàng dâu đều sinh đôi.

60 tuổi vẫn muốn ly hôn: 'Tôi đã làm bảo mẫu cả đời, giờ không muốn sống tiếp một cuộc hôn nhân vô ích'

60 tuổi vẫn muốn ly hôn: 'Tôi đã làm bảo mẫu cả đời, giờ không muốn sống tiếp một cuộc hôn nhân vô ích'

Chuyện vợ chồng - 20 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 năm sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu, bà Lâm quyết định ly hôn. "Tôi đã phục vụ cả đời như một người giúp việc trong chính gia đình mình."

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Có 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cung hoàng đạo tuyệt tình: Sư Tử số 2 không ai là số 1

Cung hoàng đạo tuyệt tình: Sư Tử số 2 không ai là số 1

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với các cung hoàng đạo này, chia tay là dứt khoát này, họ sẽ khá quyết đoán khi kết thúc một mối quan hệ tình cảm, cũng vì thế mà thường bị đánh giá là người tuyệt tình.

Cô gái 27 tuổi nhập viện sau khi mẹ hỏi: 'Bao giờ mới lấy chồng?'

Cô gái 27 tuổi nhập viện sau khi mẹ hỏi: 'Bao giờ mới lấy chồng?'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Bị thúc ép kết hôn với người mình không yêu, cô gái trẻ phải nhập viện trong tình trạng co giật, tê liệt tay chân và khó thở.

5 thói quen âm thầm khiến người EQ thấp bị xa lánh mà không hay biết

5 thói quen âm thầm khiến người EQ thấp bị xa lánh mà không hay biết

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người không nhận ra rằng chính những phản ứng cảm xúc vô thức của mình đang làm hỏng các mối quan hệ. EQ thấp không chỉ thể hiện qua cảm xúc bốc đồng, mà còn nằm ở cách bạn ứng xử hàng ngày.

61 tuổi tôi ly hôn: 30 năm sống cùng mái nhà, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có một người đồng hành thực sự

61 tuổi tôi ly hôn: 30 năm sống cùng mái nhà, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình có một người đồng hành thực sự

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Người ta nói hôn nhân là cùng nhau già đi. Nhưng chúng tôi sống như hai đường thẳng song song, không còn lý do để níu kéo.

Top