Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa bệnh tật từ thói quen dinh dưỡng khoa học và bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe hợp lý

Thứ tư, 09:29 30/11/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, các bệnh không lây nhiễm được coi là “kẻ giết người thầm lặng” và ngày càng có xu hướng gia tăng, rất đáng báo động.

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống, chế độ ăn, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của quần thể dân cư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Mức sống cải thiện, thực phẩm sẵn có tràn ngập đã làm gia tăng các hậu quả liên quan đến thay đổi lối sống và thói quen ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thể lực và sử dụng thuốc lá thường xuyên dẫn đến sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm.

Theo các chuyên gia, bệnh không lây nhiễm là các bệnh khởi phát từ thời kỳ trẻ tuổi, tích lũy, tiến triển kéo dài, đòi hỏi việc điều trị có hệ thống và lâu dài, thậm chí cả cuộc đời.

Phòng ngừa bệnh tật từ thói quen dinh dưỡng khoa học và bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe hợp lý - Ảnh 1.

Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh họa

Nhóm bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, là một trong những thách thức về sức khỏe chủ yếu trong thế kỷ 21. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm 2016, bệnh không lây nhiễm gây ra 71% (41 triệu người) trong tổng số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết̀ thì có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm và chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và tắc nghẽn phổi mãn tính.

Hiện nay, hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của Việt Nam đang tập trung vào 4 nhóm bệnh chính gồm: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch (đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành…), đái tháo đường, các bệnh ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, tắc nghẽn phổi mãn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư.

Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.

Các chuyên gia đều cho rằng, đối với các bệnh không lây nhiễm thường không xác định được nguyên nhân cụ thể mà chỉ có một nhóm yếu tố nguy cơ góp phần làm bệnh phát triển gồm: Yếu tố về hành vi lối sống như hút thuốc lá; lạm dùng rượu, bia; dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực.

Các yếu tố nguy cơ về hành vi sẽ dẫn tới các biến đổi về sinh lý/chuyển hóa bao gồm: tăng huyết áp, thừa cân béo phì, tăng đường máu và rối loạn lipid máu và hậu quả là các bệnh mạch vành tim, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư…

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng mình rằng, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của mỗi con người trong suốt cả cuộc đời, thậm chí liên quan đến cả thế hệ sau của họ (dinh dưỡng với chu kỳ vòng đời).

Hành vi ăn uống thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn có thể là nguyên nhân của các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường sau này.

Các bệnh không lây nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thiếu và thừa các chất dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển những căn bệnh này. Vì vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết trong phòng bệnh không lây nhiễm.

Hiện nay, chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng chống bệnh không lây nhiễm được khuyến nghị là: Chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật.

Để nâng cao sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh không lây nhiễm, ngoài việc loại bỏ các thói quen xấu và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, các chuyên gia cho rằng, người dân có thể bổ sung thêm một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Hiện nay, trong Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng) đang phân phối một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe như: Viên bổ sung vi chất Prenatal; Bột Unical For Rice loại 10 gói/hộp và loại 20 gói/hộp; Liquid Calci –D3 (Bổ sung Canxi); Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Premom; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glucankid; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Baciplus; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Imuglucan; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lacto Turmerin; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Enzyme 125TM; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tố nữ hoàng sâm; Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt Milk Codoca Hi Canxi (Loại 400g và loại 900g); Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt MetaMom hương Vanilla (Loại 400g và loại 900g); thực phẩm bổ sung Nutricarebone Loại 400g và loại 900g; Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cetavit DHA; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Canxi Daily.

Người dân có nhu cầu bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, có thể tìm hiểu và mua sử dụng thông qua hệ thống phân phối là các cán bộ dân số - y tế tại địa phương.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top