Phụ huynh lo 'cai nghiện' máy tính, điện thoại cho con trước khi đến trường
Ngay sau Tết nguyên đán, từ ngày 7-14/2, học sinh ở 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ trở lại trường học trực tiếp.
Tập lại thói quen cho con
Sau khi biết từ ngày 14/2, học sinh mầm non ở TP.HCM sẽ trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài nghỉ học vì dịch Covid-19, dù vẫn còn lo lắng nhưng gia đình chị Lê Thanh Trà (Quận 10, TP.HCM) quyết định sẽ cho cả hai con 4 tuổi và 3 tuổi đi học lại.
Từ vài ngày nay, trước khi đi ngủ, chị Trà cho hai con xem các clip mà cô giáo ở trường mầm non gửi trong suốt học kỳ qua.
“Hàng tuần, các cô đều gửi qua nhóm lớp ở Zalo clip các bài học hay câu chuyện kể, đề nghị bố mẹ cho các con xem và nếu có thể thì quay lại các clip bé tương tác để gửi lại cô. Nhưng thú thực là tôi nhận vậy thôi chứ hầu như không cho các bé xem. Nhưng từ hôm biết là sẽ được đi học lại từ ngày 14/2, tôi đã đều đặn cho các con xem, chủ yếu là để các con quen mặt cô, vì năm nay hai bé đều lên lớp mới, cô giáo mới”.

Học sinh các cấp ở TP.HCM sẽ trở lại trường từ ngày 14/2
Chị Trà kể bây giờ cứ nhắc đến việc đi học là cả hai đòi “ở nhà với mẹ”. Vì vậy, bên cạnh việc cho con xem clip, do nhà ở gần trường, nên cứ một, hai ngày chị lại dắt con qua cổng trường rồi đứng nói chuyện với con ở đó để các bé không bỡ ngỡ khi đi học lại.
Còn chị Nguyễn Vũ Ngọc Lan (Quận 2, TP.HCM) cho biết chị đang tập lại thói quen đi ngủ sớm cho con.
Khi đi học, muộn nhất 9h tối là cô bé 5 tuổi lên giường ngủ và vào giấc rất nhanh, sáng muộn nhất 6 rưỡi dậy để chuẩn bị đi học. Tuy nhiên, thói quen này dần bị phá vỡ trong thời gian nghỉ ở nhà, đến nay buổi tối bé ngủ rất muộn và sáng ra lại dậy muộn.
“Tôi lấy mốc từ mùng 1 Tết, 10h là cho con vào giường và tắt đèn, dù chưa thể ngủ ngay nhưng mấy hôm nay tôi duy trì nếp này, sang tuần sau tôi sẽ cho con đi ngủ từ 9 rưỡi và sáng sẽ gọi dậy sớm. Cố gắng đến lúc quay trở lại trường con sẽ có thể thức dậy muộn nhất là lúc 7h” – chị Lan chia sẻ.
Tại Hà Nội, anh Nguyễn Long (quận Ba Đình) cũng cho biết đang ráo riết thiết lập lại một số nề nếp cho cậu con trai lớp 7, khi cậu bé sẽ được đi học lại ngay sau kỳ nghỉ Tết, và học vào buổi sáng.
“Học kỳ vừa qua cháu học chiều, nên buổi sáng chúng tôi cho cháu ngủ thoải mái, có thể 9h mới dậy để chiều học online cho tỉnh táo. Nhưng mấy hôm nay, tôi đang yêu cầu cháu 10h phải đi ngủ và 6 rưỡi cháu phải dậy để tuần sau còn đi học”.
Để ép con vào lịch sinh hoạt mới, nên dù là đang nghỉ Tết và trời rất lạnh, nhưng sáng nào anh Long cũng dậy từ sớm để 6 rưỡi qua gọi con.
“Nghĩ cũng thương con, nhưng mình không kiên quyết thì tuần tới nếu phải bắt nhịp ngay với lịch học bình thường thì con sẽ rất mệt” – anh Long nói.
Vất vả “cai” máy tính, điện thoại
Một việc nữa mà anh Long đang kiên quyết thực hiện là tách dần cậu con ra khỏi máy tính.
“Thời kỳ học online, dù xong buổi học chiều nhưng sau đó con vẫn tiếp tục ôm máy tính, nói là để làm bài tập về nhà. Đến bữa tối con nghỉ ăn cơm rồi ngồi chơi loanh quanh một lúc lại lên ôm máy nói là học tiếp” – anh Long kể.
Từ hôm nghỉ Tết, biết con không có bài tập phải làm, vợ chồng anh đã lên kế hoạch kéo dần con trở về “cuộc sống thực”.
“Vợ tôi yêu cầu con cùng dọn dẹp nhà cửa những hôm trước Tết. Dù không cầu kỳ nhưng vợ chồng tôi cũng chở con đi hết chợ hoa này đến chợ hoa kia để chọn quất, chọn hoa cắm, mục đích chủ yếu là cho con ra khỏi nhà. Những ngày Tết cũng cho con cùng đi chúc Tết họ hàng, đi chùa… Dĩ nhiên không thể bắt con “cai” máy tính đột ngột, nên mỗi ngày vẫn cho con sử dụng máy tính từ 2-3h, chia mỗi lần 1h” – anh Long chia sẻ kinh nghiệm và hy vọng rằng đến lúc đi học, được giao lưu với bạn bè, nhu cầu sử dụng máy tính của con trai sẽ giảm thiểu.
Bé Mai Anh (Quận 3, TP.HCM) là học sinh lớp 5, bày tỏ mình không hào hứng với việc học trực tiếp. Mai Anh cho biết “con đang quen học online, con thích học như thế này hơn vì thoải mái hơn”.
Tuy nhiên, chị Trần Hồng Anh – mẹ của bé – thì cho rằng con mình không thích đi học phần nhiều cũng là do mẹ nói sẽ không còn được sử dụng máy tính nhiều nữa.
Cũng như anh Long, khi biết con không có bài tập Tết, chị Hồng Anh đã hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử của Mai Anh.
“Để tránh cho bé sự khó chịu, cáu kỉnh khi không được dùng máy tính, ban đầu tôi thay thời gian dùng máy tính bằng thời gian cho con xem tivi. Tuy nhiên, con không thích tivi như khi sử dụng máy tính nên khi chán xem con tự ngừng. Tôi cũng đưa con đi lễ chùa, đi công viên, đường hoa Nguyễn Huệ… để con tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn”.
Một việc nữa mà chị Hồng Anh chuẩn bị là đồ dùng cho con khi đi học lại. Với các vật dụng cá nhân như bình uống nước, chai xịt khuẩn, khẩu trang…, chị Hồng Anh cho con đi siêu thị tự chọn mua để tạo hứng thú. Nhà trường thông báo sẽ cho học bán trú ngay nhưng vì nhà ông bà ngoại gần trường, nên thời gian đầu chị sẽ nhờ ông bà đón về buổi trưa cho con ăn và nghỉ ở nhà, chiều đi học lại.
“Con chưa đủ tuổi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 nên tôi dặn con cẩn thận nhất có thể. Với tình hình dịch Covid-19 đang có những dấu hiệu khả quan như hiện nay, tôi mong nửa tháng tới, khi các con quay trở lại trường học, mọi việc sẽ tốt đẹp” – chị Hồng Anh bày tỏ.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày
Giáo dục - 11 giờ trướcÔng Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới
Giáo dục - 17 giờ trướcGĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?
Giáo dục - 19 giờ trướcBộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy
Giáo dục - 1 ngày trướcNguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế có những chia sẻ liên quan đến tiêu chí "kết quả giáo dục được đánh giá hoàn thành xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5" mới được dự tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Vụ bảo mẫu đánh bé gái ở Tiền Giang: Tình tiết giúp người mẹ phát hiện con gái bị đánh
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Khi quan sát camera tại điểm giữ trẻ, chị K phát hiện người trông giữ trẻ đánh con gái. Ngay sau đó, chị K đón con về nhà và đưa đi thăm khám.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025, học sinh, giáo viên được nghỉ mấy ngày? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm
Giáo dục - 1 ngày trướcHiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Long Xuyên) nhận trách nhiệm khi sự việc nhóm học sinh tiểu học hút thuốc lá sau giờ tan học.

Thông tin mới nhất về việc tuyển chọn công dân vào ngành Công an nhân dân 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Bộ Công an đã ban hành Hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025. Quy chế tuyển sinh năm nay có điểm gì mới?

TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 ngày trướcCác trường THPT tại TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới
Giáo dụcGĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.