Sai lầm cần tránh khi chăm sóc " vùng tam giác vàng" để ngừa ung thư cổ tử cung
Chăm sóc phụ khoa là việc hàng ngày. Tuy nhiên, không ít chị em đã vô tình lặp đi lặp lại những sai lầm làm ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.
Việc vệ sinh phần phụ, thường được ví von là " vùng tam giác vàng" đúng cách cũng là một trong những cách giúp chị em phòng tránh nguy cơ ung thư cổ tử cung .
Dưới đây là một số sai lầm trong chăm sóc phần phụ chị em nên tránh:
Sai lầm cần tránh để phòng viêm nhiễm và ung thư cổ tử cung
Tự mua thuốc đặt âm đạo
Nhiều chị em khi thấy ngứa, rát, ra khí hư vùng kín, cho rằng bị viêm phụ khoa và tự mua thuốc không theo chỉ định của bác sĩ dẫn tới phải chịu những tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn và thậm chí cả phản ứng thuốc…. khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài.

Không nên tự mua thuốc đặt âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Cho rằng không điều trị nấm âm đạo khi mang thai
Một số chị em có thai nghĩ rằng nhiễm nấm trong giai đoạn này không được điều trị là không đúng. Không những nên mà rất cần phải điều trị phụ khoa ở thời điểm này. Kể cả trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, vẫn cần thiết phải điều trị nấm.
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu có thể dẫn đến 2 nguy cơ. Một là em bé nếu sinh thường qua đường âm đạo có thể bị nấm mắt, hai là trong quá trình viêm âm đạo nó có thể ngược dòng đi lên dẫn đến vỡ ối, sinh non hoặc sảy thai.
Khi phát hiện nhiễm nấm âm đạo mà đang mang thai, hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tốt. Các bà bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con để tránh lây nhiễm cho bé.

Cơ quan sinh sản của phụ nữ
Thụt rửa âm đạo quá sâu
Trong vệ sinh hàng ngày, không nên phụt rửa âm đạo quá sâu hoặc rửa những thuốc sát khuẩn mạnh sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích trong môi trường âm đạo. Hơn nữa, nước vệ sinh sát khuẩn mạnh khi bị thụt rửa sâu có thể gây những tác dụng không tốt.
Vệ sinh âm đạo cần xả nước từ trên xuống dưới, tránh rửa từ đằng sau lên vì đằng sau là đường hậu môn. Nếu rửa từ phía hậu môn về trước, những chất bẩn như phân có thể bắn ngược vào âm đạo, gây viêm nhiễm.

Trong vệ sinh hàng ngày, không nên phụt rửa âm đạo quá sâu hoặc rửa những thuốc sát khuẩn mạnh
Quan hệ tình dục sớm khi ở tuổi vị thành niên
Quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên (dưới 18 tuổi) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và cả khả năng sinh sản sau này.
Dưới 18 tuổi, các cơ quan sinh sản, hệ thống thần kinh ở trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, khi quan hệ sẽ dẫn tới hiện tượng ra kinh thất thường, không đều hằng tháng ở nữ giới.
Hơn nữa, khả năng xảy ra việc có thai ngoài ý muốn khó kiểm soát, phải nạo phá thai và nguy cơ biến chứng sau nạo phá thai sẽ dẫn tới vô sinh.
Vệ sinh thế nào để ngừa ung thư cổ tử cung và tình trạng viêm?
Phụ nữ cần vệ sinh vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh bằng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Lưu ý bộ phận sinh dục rất nhạy cảm và có thể tự cân bằng vi khuẩn, nếu rửa liên tục bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2 giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nguy cơ ung thư cổ tử cung...
Vệ sinh sạch sẽ cả vợ và chồng trước và sau khi quan hệ tình dục.

Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày
Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới pH, cân bằng sinh lý âm đạo. Độ pH tự nhiên của âm đạo sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bạn chỉ cần rửa bên ngoài nhẹ nhàng bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh là đủ để làm sạch.
Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
Khi đã có dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa, chị em cần đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo SKĐS

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.