Sáng 21/9: Dịch vụ nào được mở lại? Khi nào học sinh Hà Nội quay trở lại trường? Điều kiện để người dân TP.HCM đến cơ quan nhà nước làm việc là gì?
GiadinhNet - Sau 6h ngày 21/9, Hà Nội mở lại nhiều dịch vụ, trong đó có cắt tóc gội đầu, người dân TP.HCM đến cơ quan nhà nước phải tiêm đủ 2 mũi vaccine là thông tin được nhiều người quan tâm.
Hà Nội không áp dụng giấy đi đường, không còn phân chia 3 vùng
Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Trong cuộc họp thông tin công tác phòng, chống dịch chiều 20/9, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, sau 6h ngày 21/9 - kết thúc đợt giãn cách xã hội thứ 4, thành phố sẽ điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động nhưng ưu tiên hàng đầu là công tác đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân và an toàn cho Thủ đô.
Theo ông Dũng, Hà Nội sẽ không áp dụng phân chia 3 vùng và không áp dụng giấy đi đường đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Đồng thời, thành phố sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát "di biến động" của người dân. Lãnh đạo Hà Nội khẳng định thành phố sẽ không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn theo chỉ đạo của Trung ương.
Hà Nội vẫn sẽ duy trì 23 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ Thủ đô, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài. Còn trong thành phố, kết hợp hài hoà giữa thực hiện Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch, thành phố đã phân cấp uỷ quyền cho các sở ngành, địa phương nhằm hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt giải pháp phục hồi sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ. Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm về công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, thành phố sẽ duy trì phong tỏa hẹp, quản lý chặt và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm truy vết nhanh khi phát sinh F0. Đồng thời điều chỉnh hoạt động ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, phong toả và điều chỉnh các hoạt động một cách linh hoạt.
"Đề nghị tất cả người dân và tổ chức doanh nghiệp tiếp tục nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch để giữ kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua", ông Dũng nói.
Trong chiều 20/9, Thành ủy Hà Nội và UBND Thành phố tổ chức họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Cuộc họp diễn ra trong ngày cuối cùng của đợt giãn cách thứ 4 trên địa bàn toàn TP. Hà Nội.
Hà Nội mở lại nhiều hoạt động, dịch vụ từ 21/9, có cắt tóc gội đầu
Cắt tóc, gội đầu mở lại từ hôm nay
Tối 20/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký, ban hành Chỉ thị 22/CT-UBND về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.
Theo đó, từ 6h ngày 21/9, Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc Chỉ thị 15 và một số biện pháp cao hơn tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng.
Trong đó, các hoạt động dịch vụ được mở lại
- Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong một phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
- Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội;
- Cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
- Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn (trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ phòng chống dịch) bố trí cho cán bộ, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở, 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà)…
- Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, Hà Nội còn cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Bên cạnh đó, Hà Nội yêu cầu người giao hàng phải được tiêm ít nhất một mũi vắc xin phòng Covid-19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 9h đến 22h hàng ngày (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ).
- Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, Hà Nội yêu cầu tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không tổ chức quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng và mỗi đoàn không được quá 5 người.
Khoảng giữa tháng 11, Hà Nội có thể bắt đầu cho phép học sinh, sinh viên trở lại trường học
Hà Nội dự tính khoảng giữa tháng 11 học sinh sẽ trở lại trường
Khi được cấp đủ vaccine, đầu tháng 11 Hà Nội sẽ tiêm phủ mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Khoảng giữa tháng 11, Thủ đô có thể bắt đầu cho phép học sinh, sinh viên trở lại trường học.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh khi kết luận cuộc họp báo.
Hiện tại, Hà Nội chưa thể trở về trạng thái bình thường mới hoàn toàn, vì tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 2 mới đạt 12%, trong khi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chí là hơn 70% dân số được tiêm mũi 1, và bằng hoặc hơn 20% dân số được tiêm mũi 2.
Để hướng tới mục tiêu đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới, Hà Nội sẽ tranh thủ đợt phòng, chống dịch từ 6h ngày mai (21/9), khi được cấp đủ vaccine, sẽ tiêm phủ mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành vào đầu tháng 11, để khoảng giữa tháng 11, có thể bắt đầu cho phép học sinh, sinh viên trở lại trường học.
TP HCM: Nhiều trẻ mất cả cha lẫn mẹ do COVID-19
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết TP HCM đang tổng hợp danh sách các cháu mồ côi cha, mẹ vì dịch COVID-19 để kịp thời ban hành chính sách chăm lo lâu dài trong thời gian tới.
Dự kiến có nhiều hình thức hỗ trợ, tùy thuộc từng hoàn cảnh và nguyện vọng của người thân, các cháu sẽ được bố trí, chăm sóc phù hợp. TP HCM sẽ đảm bảo việc chăm sóc và giúp các cháu có điều kiện học tập đến năm 18 tuổi. Những cháu có thể học nghề sẽ được học và hỗ trợ việc làm thông qua các hiệp hội, đoàn thể.
Chủ tịch UBND TP HCM cho hay tinh thần là TP HCM sẽ chăm lo cho các cháu, không để cháu nào gặp khó khăn. Các cháu sẽ được học hành và tiếp cận nghề nghiệp.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đã yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tổ chức rà soát, lập danh sách trẻ mồ côi vì COVID-19 .
Lãnh đạo TP HCM yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tổ chức thăm hỏi, động viên và nắm bắt nguyện vọng của người thân đang nuôi dưỡng các em để tham mưu xây dựng chính sách trước mắt và lâu dài cho từng nhóm. Cụ thể các nhóm gồm: gia đình tự nuôi dưỡng; gửi Trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em, mái ấm tình thương quận, huyện và TP Thủ Đức; gửi đến các tổ chức có tâm nguyện nuôi dưỡng; nguyện vọng khác.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức phải làm xong những đầu việc trên để gửi tham mưu trình UBND TP HCM trước ngày 25/9.
"Nhiều em mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Có những hoàn cảnh rất thương tâm vì mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với người bảo trợ thì nay lại mất vì Covid-19" - bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM bày tỏ trong ngày 20/9 khi đến thăm hỏi, động viên và tặng quà Trung thu cho lực lượng y - bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Từ Dũ và trẻ mồ côi do COVID-19 ở quận 4. Vì thế, TP HCM đang tập hợp danh sách để có phương án chăm lo cụ thể về vật chất, tinh thần cho các em.
Từ ngày 1/10, người dân TP HCM đến cơ quan nhà nước phải tiêm đủ 2 mũi vaccine
Từ ngày 1/10, người dân TP HCM đến cơ quan nhà nước phải tiêm đủ 2 mũi vaccine
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành Văn bản khẩn số 3086 về thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị nhà nước phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đề nghị các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thay đổi phương thức làm việc theo các giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 (thử nghiệm) chỉ áp dụng với quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi và Khu công nghệ cao TP. Từ giai đoạn 2 trở đi áp dụng trên toàn TP HCM, bắt đầu từ ngày 1/10.
Giai đoạn thí điểm từ 16/9 đến hết 30/9: các cơ quan, đơn vị chỉ bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 làm việc trực tiếp tại trụ sở. Đồng thời, phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và thực hiện bộ tiêu chí an toàn.
UBND TP HCM khuyến khích các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 điểm đến". Bố trí tối đa 1/3 tổng số lao động. Số lượng còn lại sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.
Các cơ quan, đơn vị chủ động đề nghị ngành y tế hỗ trợ cung cấp dụng cụ test nhanh để xét nghiệm cho lao động làm việc trực tiếp.
TP HCM tiếp tục tạm ngưng tiếp nhận, giải quyết trực tiếp thủ tục hành chính. Chỉ tiếp nhận bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và các thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách phục vụ công tác phòng chống dịch.
Các cơ quan, đơn vị có trụ sở tại quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi, Khu công nghệ cao căn cứ vào nhu cầu để bố trí lao động tiêm đủ 2 mũi vaccine làm việc trực tiếp tại trụ sở. Trừ lao động đang cư trú tại khu vực phong tỏa và vùng đỏ.
TP HCM cũng khuyến khích các địa phương này sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thực hiện tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Ngoài danh mục thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách được nhận trực tiếp, các địa phương chủ động mở rộng lĩnh vực, số lượng thủ tục hành chính được tiếp nhận.
Người đến trụ sở ở các địa phương này yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính phải được tiêm 2 mũi vaccine. Trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine thì phải có xét nghiệm âm tính và được kiểm soát bằng QR code.
Giai đoạn từ 1/10 đến 31/10: cơ quan, đơn vị nhà nước chỉ bố trí tối đa 1/2 lao động đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin (hoặc được cấp Thẻ xanh COVID) làm việc tại trụ sở. Với các địa phương đã kiểm soát được dịch, lao động có Thẻ xanh COVID-19 được làm việc trực tiếp tại trụ sở.
Giai đoạn này, TP HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính trên tinh thần phục vụ yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Các thủ tục đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả bằng hình thức trực tuyến qua dịch vụ bưu chính.
Trường hợp đặc biệt, cấp bách được tiếp nhận trực tiếp theo hướng dẫn của Văn phòng UBND TP HCM và trả kết quả bằng hình thức trực tuyến. Tùy tình hình dịch, các đơn vị chủ động đề xuất mở rộng thủ tục được tiếp nhận trực tiếp.
Người đến trụ sở yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính phải tiêm 2 mũi vaccine, nếu chưa tiêm đủ thì phải có xét nghiệm âm tính.
Giai đoạn từ 1/11 đến hết 15/1/2022: các cơ quan, đơn bị bố trí tối đa 2/3 lao động được cấp thẻ xanh COVID làm việc trực tiếp tại trụ sở. Giai đoạn này, TP khuyến khích ưu tiên cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Ngoài danh mục thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách, các đơn vị chủ động mở rộng lĩnh vực thủ tục được nhận trực tiếp.
Người đến trụ sở yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính phải có thẻ xanh COVID-19, nếu chỉ có thẻ vàng COVID-19 thì phải đi kèm kết quả xét nghiệm âm tính.
Giai đoạn sau 15/1/2022: các cơ quan, đơn vị được bố trí toàn bộ lao động làm việc trực tiếp tại trụ sở nếu có Thẻ xanh COVID-19 hoặc Thẻ vàng COVID kèm kết quả xét nghiệm âm tính.
Giai đoạn này việc tiếp nhận, giải quyết và trả thủ tục hành chính kết quả trở lại hoạt động bình thường theo quy định đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Ngoài ra, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị nhà nước.
Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định. Tuy nhiên tiếp tục khuyến khích, ưu tiên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Người dân đến trụ sở phải được cấp Thẻ xanh COVID. Trường hợp chỉ được cấp Thẻ vàng COVID phải có kết quả xét nghiệm âm tính.
K.N (th)
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 14 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.