Sinh viên bạc mặt làm thêm
GiadinhNet - Chỉ cần một chiếc xe máy, một chiếc điện thoại cảm ứng là có thể trở thành nhân viên “cứng”, khoác trên mình đồng phục của tập đoàn nổi tiếng để kiếm tiền hàng ngày… Tuy nhiên, thực chất vẫn là công việc của xe ôm, chở hàng thời “công nghệ cao” đang khá phát triển trong tầng lớp sinh viên, cùng với hệ lụy của nó.

Xe ôm công nghệ, bán hàng online
Câu chuyện sinh viên làm thêm, có lẽ cả vài chục năm nay vẫn diễn ra khá phổ biến, bởi phần lớn sinh viên học tập tại các trường ĐH, CĐ ở những thành phố lớn đều xuất thân từ gia đình nông thôn, kinh tế eo hẹp. Bởi vậy, để có tiền cho con ăn học, nhiều gia đình phải vay mượn, cầm cố tài sản để gửi lên cho con. Một trong những giải pháp được các thế hệ sinh viên áp dụng đó là làm thêm, vừa có thu nhập đỡ đần gia đình, vừa có sự trải nghiệm về cuộc sống, nghề nghiệp sau này.
Công việc làm thêm của tầng lớp sinh viên hiện nay cũng đã khác trước, đa dạng hơn khi áp dụng công nghệ thông tin. Bán hàng online cũng được sinh viên, nhất là sinh viên nữ lựa chọn. Thu Hằng, sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Bán hàng online là một công việc khá phù hợp và phổ biến với sinh viên. Chỉ cần chịu khó săn tìm nguồn hàng mới như giầy dép, quần áo, đồ gia dụng loại rẻ, rồi chụp ảnh, đầu tư viết status hấp dẫn là có thể kiếm được tiền. Dù suốt ngày dán mắt vào điện thoại, nhưng cứ có khách là vui vì có tiền”.
Trong vòng 2 năm qua, ngày càng nhiều sinh viên “đầu quân” cho các doanh nghiệp vận tải Grap hoặc Uber. Chỉ cần một chiếc xe máy, điện thoại cảm ứng kết nối 3G là khoác trên mình chiếc “áo xanh” đồng phục của hãng, ra đường kiếm tiền mọi lúc, mọi chỗ. Lựa chọn chạy Grab bike (vận chuyển bằng xe máy), Khánh Duy, sinh viên năm thứ 2 ở Hà Nội cho biết, công việc không khác gì xe ôm, nhưng chủ động hơn nhờ công nghệ ứng dụng trên điện thoại, giá cước rẻ, kết nối nhanh với khách nên nhiều người gọi. Mỗi ngày chịu khó cũng có thu nhập 200.000 - 300.000 đồng.
“Mới đầu em cũng ngại với những lời dị nghị sinh viên làm “xe ôm”, nhưng giờ nhiều bạn sinh viên tham gia, có cả những anh chị tốt nghiệp đại học chưa có việc cũng chạy Grab bike nên em cũng thấy bình thường. Hơn nữa, công việc này cũng chỉ là làm thêm, chủ động được công việc mọi chỗ mọi nơi, cứ ở gần khách là mình nhận để chạy. Tuy nhiên, kiếm tiền cũng không dễ, nếu không chăm chỉ thì không có khách, nên hầu như vẫn phải “phục” ở bến xe, vỉa hè, khu đông dân cư sinh sống…”, Khánh Duy chia sẻ thêm.
Nguy hiểm rình rập
Trên thực tế, nguồn thu từ “xe ôm” cũng giúp nhiều sinh viên trang trải tiền ăn, học, song để có mức thu nhập trên dưới 5 triệu đồng mỗi tháng, không ít người đã phải thức khuya, dậy sớm, thậm chí vì ham việc mà bỏ học để tranh thủ kiếm thêm. “Công việc không chỉ ngồi một chỗ mà có khách, có tiền bởi vậy nắng mưa có khách mình vẫn phải chạy. Kiếm được một chuyến xe cũng không phải đơn giản, cũng phải nhanh chóng nhận và có mặt sớm để đón khách, nếu không khách sẽ đi xe khác”, Đ.Tuấn, sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội chia sẻ.
Tuấn tâm sự: “Em cũng từng làm ship hàng nên chuyển sang chạy Grab là thích nghi luôn, công việc ít phải chở hàng nặng như trước nhưng để có khách cũng rất vất vả, mỗi khi rảnh là qua mấy chỗ đông người thì nhu cầu mới lớn, nhiều người gọi. Ngày nắng hay ngày mưa cũng đều vất vả, nhiều lúc đến nơi là khách họ đi taxi rồi. Chưa kể, vì muốn tăng thu nhập mà ham nhận thêm khách, tranh thủ chạy nhiều, nhiều lúc nghĩ suốt ngày chạy ngoài đường cũng sợ, chẳng may tai nạn, hay va vào người khác thì lấy đâu tiền đền”.
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng liên tục đăng tải những màn “khẩu chiến”, “động thủ” giữa xe ôm “truyền thống” và xe ôm “công nghệ”. Chỉ vì nghĩ rằng bên kia tranh giành khách mà nhiều sinh viên chạy xe ôm “công nghệ” bị xe ôm “truyền thống” dọa dẫm, đánh đập. Tiêu biểu là vụ việc hồi tháng 6 vừa qua, cộng đồng mạng cũng được phen “dậy sóng” khi hình ảnh một sinh viên chạy Grap bị chém đứt lìa mấy ngón tay ở Bến xe Miền Đông (TPHCM); hay trước cổng Bến xe Giáp Bát (Hà Nội) cũng diễn ra vụ ẩu đả giữa hai bên xe ôm, nguyên do cũng chỉ vì chuyện đón khách cạnh tranh nhau…
Theo chia sẻ của nhiều sinh viên, chuyện họ đi chạy “xe ôm công nghệ” đơn thuần chỉ là vấn đề làm thêm, kiếm thêm thu nhập, không muốn lâu dài... Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phản đối, chuyên gia giáo dục lo ngại việc sinh viên mải mê bán hàng online, làm xe ôm sẽ dẫn đến bỏ bê việc học, đánh mất cơ hội nghề nghiệp chính của mình. Nếu khó khăn, buộc phải giúp đỡ gia đình thì các sinh viên hãy nên làm thêm những công việc mang lại lợi ích cho việc học tập.
“Hiện nay, một bộ phận sinh viên còn xuất hiện tư tưởng vào đại học để chơi, một số em theo trào lưu kinh doanh, kiếm tiền mà bỏ bê, trốn học, không màng học tập dẫn đến chất lượng khi ra trường khó đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Hiện quản lý sinh viên còn lỏng lẻo, chưa có chế tài phù hợp. Do đó, các trường cần tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục lý tưởng phấn đấu rèn luyện, học tập đối với sinh viên. Làm sao để các em say mê, hứng thú hơn trong học tập để sau này đóng góp cho xã hội theo nghề nghiệp đã chọn”.
TS Nguyễn Tùng Lâm
(Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội)
Quang Anh

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 24 phút trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 1 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày
Giáo dục - 3 giờ trướcÔng Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.